7 lỗi trang phục ngớ ngẩn khiến Hollywood bị chê cười: Mỹ nhân Marvel đẹp quá phi lý, có người còn sexy đến mức xuyên tạc lịch sử
Dù được đầu tư vô số tiền nhưng những tác phẩm này cũng không tránh khỏi việc mắc phải những lỗi trang phục ngớ ngẩn.
Dù được đầu tư vô số tiền nhưng những tác phẩm này cũng không tránh khỏi việc mắc phải những lỗi trang phục ngớ ngẩn.
Một trong những yếu tố làm nên sức hút của một bộ phim chính là phục trang. Trang phục vừa có thể khắc họa tính cách nhân vật, vừa thể hiện được thời kỳ nhân vật đang sống, nhất là với các bộ phim lấy bối cảnh lịch sử. Nhưng trong một số trường hợp, các nhà thiết kế quá đề cao tính thẩm mỹ và quên mất tính chính xác, dẫn đến những lỗi trang phục không đáng có.
1. Váy một tay xuất hiện từ quá sớm
Bộ phim War and Peace được lấy bối cảnh vào khoảng thế kỷ 19. Nhưng kiểu váy một tay mà nhân vật Anna Pavlovna Scherer mặc trong cảnh trên không thể xuất hiện trong thời điểm này. Chiếc váy này chỉ có thể xuất hiện vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, tức phải hơn trăm năm sau thời điểm lấy bối cảnh.
2. Kiểu dáng váy hiện đại so với bối cảnh
Những sự kiện trong bộ phim Becoming Jane được lấy bối cảnh vào khoảng cuối thế kỷ 18 ở Anh. Khi đó, nữ giới thường xuyên mặc những bộ váy bó ở phần trên và phồng ở phía dưới. Do vậy, kiểu váy này của nhân vật chính có thể là quá hiện đại và không được phổ biến cho đến tận 10 hay 20 năm sau.
3. Mặc váy hở vai vào thế kỷ 16 và không mặc lót bên trong
Vào thế kỷ 16, nữ giới thường xuyên mặc áo sơ mi lót rồi mới mặc váy trùm ra ngoài. Nhưng phần trang phục này đã bị loại bỏ hoàn toàn trong series phim The Tudors để phục vụ cho mục đích thẩm mỹ. Ví dụ như nhân vật Gabrielle Anwar trong cảnh trên chỉ mặc độc một chiếc váy hở vai và không mặc lót gì bên trong, điều gần như bất khả thi với nữ giới thời đó.
4. Họa tiết quá đơn giản
Vào thế kỷ 16, phụ nữ quý tộc ở Anh thường trang trí phần thân trên trên váy của mình bằng những họa tiết rất lớn và phức tạp, thay vì chỉ dùng một loại họa tiết đơn giản. Kiểu trang trí sau chỉ phổ biến nhiều năm sau đó và do vậy, chiếc váy mà nhân vật Anne Boleyn do Natalie Dormer mặc trong The Tudors ở ảnh trên hoàn toàn không khớp với lịch sử chút nào.
5. Màu sắc quá sặc sỡ
Bộ phim lịch sử Farewell, My Queen là lát cắt lịch sử về cuộc sống của cung đình Pháp vào thập niên 18, khi những phụ nữ giới quý tộc luôn vận những bộ váy sặc sỡ. Thực tế, trong lịch sử, người ta cũng nhuộm màu cho trang phục, nhưng không phải sặc sỡ như trên phim, mà màu sắc trang phục sẽ nhẹ và trầm hơn.
6. Đẹp quá mức cần thiết
Hình tượng nữ đặc vụ Peggy Carter trong Captain America: The First Avengers bị cho là quá xinh đẹp và không phù hợp với môi trường quân nhân, nhất là ở mái tóc của cô. Thông thường, các nữ quân nhân sẽ búi tóc cao hơn cổ áo. Còn mái tóc bồng bềnh của Peggy chỉ tồn tại ở các nàng người mẫu vào thời đó mà thôi.
7. Màu xanh không có thực
Trong bộ phim The Ten Commandments ra mắt vào năm 1956, nhân vật Hoàng hậu Nefertari khoác lên mình bộ váy xanh vô cùng trang nhã. Nhưng xét vào thời đại Ai Cập cổ đại ở trong phim, việc nhuộm được một màu xanh hết sức công nghiệp như này là hoàn toàn bất khả thi, nhất là vào thời đại màu nhuộm chưa phát triển được như bây giờ.
7 thảm họa cổ trang Hollywood nhìn phát bực: Emma Watson hoá "búp bê sến rện", ảo nhất là bộ áo giáp "í ẹ" ở phim cuối!
Hollywood từng có nhiều phen sai sử đáng trách trong phim cổ trang, nhìn mà thất vọng.
Những tưởng Hollywood là xưởng làm phim cầu kỳ nhất thiên hạ thì ai dè cũng lắm phen "cười ra nước mắt". Nhất là khi bàn đến yếu tố trang phục trong loạt phim cổ trang, thoạt nhìn lộng lẫy ngút trời, thế mà soi kỹ lại lòi ra nhiều lỗi sai không đáng có. Từ họa tiết cẩu thả, cách trang điểm lạc quẻ đến hình ảnh trái lệch lịch sử, sau đây là 7 trường hợp "giận tím người" từ phim cổ trang Hollywood - xem mà khó chịu giùm á!
1. Emma Watson bị ekip Little Women "dỗi" hay sao mà sến rện từ trang phục đến diễn xuất?
Trong tiểu thuyết Little Women, bộ đầm dạ hội của nhân vật Meg được mô tả là đơn giản, nhạt nhòa mà khi lên phim lại lồng lộn nhất thiên hạ. Trang phục này thậm chí còn rườm rà và sở hữu gam màu hồng sến súa, làm mỹ nhân Emma Watson chẳng khác gì hình tượng "búp bê hường phấn".
2. Kiều nữ Bridgerton nổi loạn đến độ quên uốn tóc? Nhìn thì đẹp đấy mà sai đúng lỗi lớn
"Bom sex" Bridgerton vốn sai lệch khá nhiều so với bối cảnh lịch sử, một trong số đó là mái tóc độc nhất vô nhị của nữ chính Daphne. Vào thời Regency (bối cảnh phim), các quý cô thường búi tóc rối và làm xoăn phần tóc mái. Vì vậy, cách làm tóc mái "chó gặm" của Daphne là chi tiết sai quá sai, nhìn như thiếu nữ thời hiện đại chứ chẳng có gì hoài cổ.
3. "Nữ hoàng" Saoirse Ronan làm người xem choáng váng vì đam mê... xỏ lỗ, chơi lớn đến thế này liệu có phá hỏng nguyên tác?
Ngọc nữ Saoirse Ronan từng diễn xuất cực đạt trong Mary Queen Of Scots, nhưng lại bị chỉ trích vì một thiếu sót đáng trách. Cụ thể thì nữ diễn viên từng đeo tận 5 chiếc khuyên tai cùng một lúc - một phong cách thời trang không có thật ở Châu Âu thế kỷ 16. Bản thân nữ hoàng Mary Stuart, nguyên tác gốc của nhân vật, cũng chưa bao giờ ăn diện như này trong quá khứ.
4. Phim cổ trang lạm dụng yếu tố sexy đến độ xuyên tạc lịch sử, ai bảo thời trung cổ thì được "hở bạo" chứ?
Vào thế kỷ 16, phụ nữ luôn phải mặc một chiếc áo lót bên dưới váy chứ không có chuyện hở vai trần như trong phim truyền hình The Tudors. Thời bấy giờ, đường viền cổ áo thường là hình vuông, kèm theo rất nhiều lớp váy bên dưới. Do đó, hình ảnh cô nàng quý tộc gợi cảm sau đây chỉ là giả tưởng mà thôi...
5. Thêm một lỗ hổng cực lớn về trang phục thời La Mã, mặc như nhân vật này thì xác định "ăn hành" nhé!
Phim Pompeii (2014) bất ngờ vi phạm quy định ăn mặc thời La Mã cổ đại khi để nhân vật dùng màu tím vô tội vạ. Ở thế kỷ 1 sau Công Nguyên, chỉ có hoàng đế mới được mặc vải tím, nên bất kỳ ai dám sử dụng màu này đều phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc. Còn trong hình ảnh dưới đây, nhân vật Thượng nghị sĩ Corvus như thể "phản tặc" khi trang bị áo giáp tím lịm, cho thấy một lỗi sai siêu gắt.
6. Elle Fanning đẹp tuyệt trần mà bị trang phục "dìm" tơi tả, đã vậy còn phá ngang bối cảnh xưa cũ
Không phải tự nhiên mà phim tiểu sử Mary Shelley bị khán giả và giới phê bình nhận xét tiêu cực. Chỉ cần nhìn vào tạo hình Elle Fanning thôi - lạc quẻ và lộn xộn như thế này thì còn đâu phong cách Gothic, thiên về gam màu đen - đỏ ở đầu thế kỷ 19? Xét về tổng thể thì trang phục này "quê một cục", lãng phí cả nhan sắc mỹ miều của nữ chính.
7. Vô lý nhất là giáp sắt dành riêng cho hội "mẹ bỉm", ủa rồi có thật hay không chuyện có bầu mà vẫn xông pha chiến trận?
The Spanish Princess kể về cuộc đời của Catherine of Aragon, người vợ đầu tiên của vua Henry VIII. Trong một tập phim nọ, nhân vật này buộc phải mặc áo giáp xông pha chiến trận dù bầu bí vượt mặt. Tuy vậy, trong lịch sử không có bằng chứng đáng tin cậy về áo giáp dành riêng cho phụ nữ có thai. Tính tới việc vác bụng bầu đi đánh trận là đã sai quá sai rồi, thời giờ nào thiết kế thêm giáp sắt!
Trailer The Spanish Princess
5 lần trang phục trong phim Hollywood "bóc mẽ" nhân vật đỉnh cao: Cái kết của La La Land bị hé lộ qua 1 chi tiết, trùm cuối xứng tầm Oscar Với từng này ý nghĩa quan trọng đằng sau trang phục, Hollywood xứng đáng là kinh đô điện ảnh xịn sò nhất thế giới. Quá trình sản xuất phim Hollywood luôn nổi tiếng với mức độ cầu toàn, tỉ mỉ. Trong đó, yếu tố trang phục chính là điều được các nhà làm phim quan tâm nhất. Bởi qua phục trang ấn tượng,...