7 lỗi của các bà nội trợ trong lựa chọn và chế biến thực phẩm
Các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm an toàn của Mỹ đã đưa ra 7 lỗi trong lựa chọn và chế biến thực phẩm sau đây mà hầu hết bà nội trợ nào cũng có thể mắc phải.
Mặc dù đã lựa chọn những thực phẩm tươi nhất, nhưng khi chế biến chúng ta vẫn để mất đi chất dinh dưỡng cần thiết của thực phẩm. Điều này vô tình ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người.
Dưới đây là 7 lỗi trong lựa chọn và chế biến thực phẩm mà hầu hết bà nội trợ nào cũng có thể mắc phải.
1. Mua quá nhiều rau trong một lần
Tiến sỹ Gerrt Brewstern, cố vấn sức khỏe của Bệnh viện Payne Whitney Westchester cho biết, vitamin và khoáng chất trong rau quả đã bị mất ngay từ lúc hái. Hay nói cách khác, bạn cất giữ rau quả càng lâu, thì dinh dưỡng của chúng càng ít đi.
Theo nghiên cứu, sau 1 tuần cất trong tủ lạnh, một nửa axit folic và 40% chất luteic trong rau bina sẽ tự nhiên mất đi. Ông Brewstern khuyến cáo, đừng mua quá nhiều rau trong một lần, tốt nhất nên mua 3 lần/tuần.
2. Đựng thực phẩm trong túi trong suốt
Nếu bạn đang uống sữa túi hoặc đựng thực phẩm trong túi trong suốt, vậy bạn hãy chuyển sang sữa hộp và đựng thực phẩm trong hộp kín. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ghent (Bỉ) cho hay, chất riboflavin trong sữa và rau dễ bị mất đi dưới ánh sáng mặt trời. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thực phẩm Mỹ, cố gắng tránh để sữa và ngũ cốc trong túi đựng trong suốt, để có thể bảo lưuchất dinh dưỡng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
3. Xào tỏi ngay khi vừa bóc
Trưởng nhóm nghiên cứu dinh dưỡng học thuộc Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ – ông John Milner cho biết: “Ít nhất hãy chờ 10 phút sau khi đập hay thái tỏi rồi mới xào tỏi. Đập tỏi sẽ dẫn tới phản ứng hóa học của loại enzym, giải phóng ra một hợp chất có thể chống ung thư. Do đó 10 phút sau mới xào tỏi chính là để hợp chất này có đủ thời gian để được giải phóng toàn bộ”.
4. Hạn chế sử dụng nhiều loại gia vị
Dùng nhiều gia vị và hương liệu thực vật trong quá trình nấu vừa giúp món ăn thêm đậm đà mà còn bảo vệ bạn tránh bị tổn hại bởi chất độc trong thực phẩm. Một cuộc thử nghiệm kháng khuẩn (bao gồm khuẩn escherichia, khuẩn staphylococcus aureus và khuẩn salmonella…) được tiến hành với 20 loại gia vị phổ biến của các chuyên gia Hồng Kông phát hiện, đinh hương, quế đều có khả năng kháng khuẩn rất mạnh.
Một nghiên cứu khác của “Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm” Mỹ cũng cho thấy, hương thảo, húng tây, hạt nhục khấu và lá cây nguyệt quế cũng giàu chấtchống oxy hóa. Vì vậy, đừng quá né tránh việc dùng các loại giai vị, thêm một chút gia vị vào mỗi lần nấu vừa an toàn vừa khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
5. Gọt vỏ hoa quả quá sâu
Theo “Tạp chí nghiên cứu dinh dưỡng” Mỹ, đa số hoạt động của chất chống oxy hóa trong vỏ trái cây cao gấp – 27 lần so với trong phần thịt quả. Các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, vỏ khoai tây và cà rốt chỉ cần gọt một lớp mỏng, còn với những loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn thì chỉ cần gọt sâu hơn một chút là được.
6. Một số quả cần rửa và không cần rửa
Khi ăn mận hoặc dâu tay, chúng ta đều rửa chúng. Nhưng khi ăn chuối, cam hoặc xoài, rất ít người rửa chúng. Việc rửa những thực phẩm phải gọt vỏ nghe có vẻ lạ tai, nhưng những hại khuẩn lưu lại trên bề mặt có thể nhiễm vào tay, khi gọt hay bóc vỏ chúng có thể ngấm vào bên trong quả.
Vì vậy, bạn cần rửa sạch thực phẩm trước khi gọt hoặc bóc vỏ. Bạn cũng nên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước ấm ít nhất trong 20 giây, để phòng ngừa hiệu quả sự lây lan của vi khuẩn, sau đó mới bắt đầu gọt, bóc vỏ thực phẩm.
7. Kết hợp thực phẩm không đúng cách
Kết hợp thực phẩm sai sẽ làm giảm một nửa dinh dưỡng. Nhiều người khi thấy mêt mới nghĩ tới bổ sung sắt. Bổ sung sắt nên chú ý sự kết hợp khoa học giữa các thực phẩm khác nhau. Khi ăn cùng lúc những món giàu vitamin C như các loại đậu, rau xanh, ớt, khoai khoai tây, dâu tây… sẽ tăng hiệu quả hấp thụ sắt. Trái lại, uống trà hay cà phê lại có thể ức chế hấp thụ tối đa 60% sắt cho cơ thể.
Theo VNE
Chồng khờ
Bác giúp việc tóc đã điểm bạc, da nhăn nheo nhưng cử chỉ, dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn. Ở tuổi gần đất xa trời, bác không dễ kiếm được việc làm. Mẹ tôi thấy bác xấp xỉ tuổi mình mà vẫn phải bươn chải nên nhận bác vào làm.
Bữa cơm, cả nhà tôi quây quần ăn uống vui vẻ. Ba mẹ tôi nói hết lời nhưng bác giúp việc vẫn không chịu ngồi vào ăn mà lặng lẽ tìm một góc khuất trong nhà, ngồi khóc rấm rứt. Tưởng bác gặp chuyện gì đau buồn, mẹ tôi gặng hỏi. Bác thú thật, nhìn thấy gia đình tôi sum họp bên nhau, bác nhớ đến người chông quá cố nên tủi thân.
Bác kể, ngày trước bác là chủ một tiệm thêu nổi tiếng. Chồng bác hiền lành đến khờ khạo, tính toán làm ăn không rành, phải ở nhà nội trợ, cơm nước cho hai mẹ con bác, vợ sai gì làm đó, không dám nói lại nửa lời. Quần quật với công việc nhà nhưng bác trai luôn bị vợ con cằn nhằn, trách mắng.
Bác kể, những ngày khách đặt hàng gấp, mỗi lần đến giờ cơm, bác trai lên gọi hai mẹ con xuống ăn cơm là bác nạt ngay: "Khách đang hối hàng, ăn gì mà ăn. Ông đói thì ăn trước đi. Suốt ngày chỉ giỏi ăn thôi". Bác trai vội vã đi ra ngoài, không dám mời đến lần thứ hai. Vậy nên bữa cơm nào nấu xong, bác trai cũng lủi thủi ăn một mình. Sống với nhau mấy chục năm nhưng chẳng mấy khi vợ chồng, con cái ngồi cùng mâm. Chồng bác tuy ngoại giao kém nhưng lại có tài bếp núc, món ăn từ Tây đến Tàu ông đều chế biến thành thục. Một tuần, mẹ con bác không bao giờ ăn trùng món. Mỗi lần nói thích ăn món nào là hôm sau ông nấu ngay món đó.
Gần 30 năm, mọi việc nội trợ lớn nhỏ trong nhà đều một tay chồng bác lo liệu, mẹ con bác không phải đụng tay vào bất cứ việc gì. Riết rồi thành quen, bác và con gái không biết nấu nướng, giặt giũ. Việc gì cũng chờ đến tay chồng lo. Mỗi ngày, hai mẹ con chỉ ngồi vào bàn thêu.
Cách đây khoảng 5 năm, ngay no bác nghe bác trai than nhức đầu, nhờ bác bắt gió giúp. Bác cứ nghĩ ông lớn tuổi sinh tật nhõng nhẽo nên càu nhàu: "Tôi việc làm không hết. Ông không phụ được thì thôi. Gió với máy gì". Sau câu nói ấy chỉ một giờ, bác trai đã ra đi mãi mãi, để lại cho bác nỗi ân hận không nguôi.
Đó là dấu hiệu tai biến mạch máu não nhưng bác không biết, cứ nghĩ chồng nhức đầu, sổ mũi như mọi khi. Bác trai mất mà không trăng trối được lời nào. Bữa cơm cuối cùng của cuộc đời ấy, ông vẫn phải ăn một mình...
Kể đến đâu, nước mắt bác giúp việc tuôn đến đó. Từ ngày chồng mất, mẹ con bác đau buồn, không thiết tha gì với việc thêu thùa nữa. Bác đi giúp việc nhà cho khuây khỏa nỗi nhớ chồng. Con gái bác đi làm công nhân. Hàng ngày, nếu không ăn cơm ở chỗ làm, mẹ con bác toàn cơm hang cháo chợ.
Bác nói, chỉ ước thời gian quay lại để gia đình bác còn đủ vợ chồng, con cái cùng ngồi ăn chung với nhau một bữa đâm âm.
Theo VNE
Chế biến thực phẩm từ rau phế thải Thay vì mang đi cùng rác thải, các vựa chuyển phần rau dập nát, hư hỏng, sâu... sang tận dụng làm thực phẩmcho người. Các vựa rau ở chợ đầu mối Thủ Đức tách bỏ những lá bắp cải hư, sâu bỏ đi - Ảnh: Công Nguyên Sau đó được nhóm công nhân của Trung thu gom và phân loại Nguyên liệu bắp...