7 loại trang phục chị em cần loại khỏi tủ đồ càng sớm càng tốt, để dành chỗ cho những thứ xứng đáng hơn
Nếu bạn đang rơi vào tình trạng đầy cả tủ quần áo nhưng lại chẳng có gì để mặc thì chắc hẳn đã đến lúc bạn dọn dẹp lại tủ đồ của mình rồi đấy.
Bởi có thói quen mua đồ vô tội vạ nên qua thời gian, tủ quần áo đầy lên và các bạn vẫn than thở không có gì để mặc mỗi khi lựa đồ. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn phải dứt khoát loại bỏ những bộ trang phục không còn phù hợp với mình nữa và thay thế bằng những bộ đồ xứng đáng hơn.
1. Đồ lót màu trắng
Rất nhiều người thích đồ lót màu trắng, tuy nhiên, chúng thực sự không tiện dụng cho lắm. Đồ lót màu trắng dễ bẩn nhanh, đồng thời cũng sớm ố màu. Ngoài ra, đồ lót màu trắng dễ bị lộ dưới quần áo. Vậy nên, tốt nhất bạn nên thay đồ lót màu trắng bằng màu be, trùng với tông màu da của mình nhé.
2. Những bộ đồ bị rách, bị lỗi
Những bộ đồ bị sờn vải, ố màu, tuột chỉ, nếu bạn đã không thể sửa được nữa thì tốt nhất nên bỏ đi. Bởi mặc chúng chỉ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và để lại ấn tượng không tốt trong mắt người khác mà thôi.
3. Những bộ quần áo gợi bạn nhớ đến kỷ niệm xấu
Video đang HOT
Những bộ quần áo gợi bạn nhớ đến những tình huống xấu hổ, mang lại cảm xúc tiêu cực cho bạn thì tốt nhất là không nên giữ chúng lại nữa. Bởi những bộ quần áo này chỉ khiến bạn trở nên buồn bã mệt mỏi hơn mà thôi, hãy bỏ nó ra khỏi tủ quần áo ngay để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.
4. Quần áo cũ, đã bị phai màu
Mặc quần áo phai màu không chỉ khiến bạn kém sang, thiếu chuyên nghiệp mà còn khiến bạn già hẳn đi đấy. Đừng tiếc nuối những bộ quần áo đã cũ, ngả màu hay bị lem bẩn nhé.
5. Những bộ quần áo bạn không muốn mặc nữa
Khi bạn mua quần áo, hãy tự hỏi bản thân xem bạn sẽ mặc nó ở những nơi nào. Nếu bạn tự nghĩ ra được ít nhất vài trường hợp, hẵng mua chúng. Nếu bạn chưa sẵn sàng để mua một món đồ, hãy suy nghĩ thêm. Rất có thể, sau một thời gian bạn sẽ không còn hứng thú nữa và tiết kiệm được một khoản tiền kha khá đấy. Ngoài ra, nếu bạn thực sự không muốn mặc bộ đồ nào nữa thì hãy mạnh dạn bỏ nó đi, bởi cứ cố giữ chúng trong tủ chỉ khiến tủ đồ của bạn bừa bộn thêm mà thôi.
6. Đồ thừa kế của người khác
Với những bộ đồ cũ của người khác cho, nếu bạn không thích thì hãy cất hoặc bỏ đi. Bởi nếu không phù hợp mà bạn vẫn cố giữ lại để mặc, thì chắc hẳn sự lỗi thời và quê mùa sẽ khiến bạn tự dưng bị già thêm chục tuổi và trở thành bà già trong mắt người khác đấy.
7. Đồ trang sức cũ
Đồ trang sức có độ lỗi thời rất nhanh, vậy nên hãy chú ý thay mới thường xuyên để tránh rơi vào tình trạng ăn mặc quê mùa kém sang nhé.
Theo afamily.vn
Sai lè nhưng vẫn bắt vợ gọi bố mẹ đẻ sang xin lỗi và dạy dỗ lại con gái, cô vợ "cứng" nhất năm "xử đẹp" khiến chồng "nghẹn họng"
Tức khí cô cũng xông lên, giáng tặng chồng hai cái tát hết sức bình sinh, gằn từng tiếng: "Đừng tưởng anh mới đánh được người khác? Sao, cảm giác bị tát thế nào?"...
Dạo này Mạnh sa đà vào nhậu nhẹt khiến Oanh chán nản vô cùng. Từ khuyên nhủ nhẹ nhàng tới lên án gay gắt, Mạnh đều không nghe, vẫn vắng nhà đều vào bữa cơm tối, và tới khuya mới về trong hơi men nồng nặc. Chưa nói, theo những bữa nhậu ấy, lương của anh cũng không cánh mà bay, kinh tế trong nhà cả mấy tháng nay đều một tay Oanh lo liệu.
Tối đó, con gái nhỏ lên cơn sốt, cô gọi điện cho Mạnh về đưa con vào viện, thì chỉ nghe được những tiếng "dô dô" đầy hào hứng ở quán nhậu và giọng nói gắt gỏng của Mạnh: "Có thế cũng không tự đi được, tôi về thì giải quyết được gì hơn?". Oanh bực lắm, một mình đưa con đi khám và lấy thuốc, về tới nhà cũng gần 11 giờ đêm nhưng Mạnh vẫn chẳng thấy bóng dáng đâu. Cô cho con uống thuốc rồi dỗ con ngủ, sau đó ngồi chờ Mạnh ở phòng khách.
Hơn 11 giờ Mạnh mới về, đấy là hôm nay còn có tiến bộ. Thấy Mạnh khá tỉnh táo, Oanh quyết tâm phải nói chuyện cho ra lẽ với Mạnh một lần, không thể để tình trạng này kéo dài được.
"Anh đứng soi gương nhìn lại bản thân đi, xem có ra dáng con người nữa không. Rượu chè bê tha, bệ rạc, hại đến chính anh không nói, còn hại tới vợ con. Người ta bần cùng mới phải uống rượu, mà uống cũng có chừng mực, đâu phải uống vô tội vạ như anh. Tôi cảm thấy quá thất vọng về anh, con cái chúng nhìn anh cũng chẳng thể tôn trọng nổi đâu, anh hiểu không? Tỉnh lại đi và sống cho đàng hoàng vào!", Oanh trách móc Mạnh bằng những từ ngữ khá nặng nề. Bởi cô không nhịn nổi nữa rồi, nói lời nhẹ nhàng với Mạnh thì chỉ như nước đổ lá khoai thôi.
Nhưng những lời lẽ đó đã khiến Mạnh thấy bị động chạm mạnh, lập tức nổi khùng, lao vào tát vợ một cái đau điếng, rồi gầm lên: "Cô nói cái gì? Cô nói ai không ra dáng con người, ai bị coi khinh? Tôi chẳng làm gì sai hết nhé, vài cuộc nhậu với bạn bè có gì mà đã ghê gớm? Trái lại, cô nhìn lại mình đi, làm vợ mà dám nói những lời ấy với chồng thế à?".
Oanh ôm bên má bỏng rát, cảm thấy uất ức vô cùng. Chẳng lẽ chồng mải chơi, bỏ bê gia đình, mà cô còn phải ngọt nhạt nịnh nọt anh ta nữa hay sao?. Rồi còn làm như mình đúng, đánh cô nữa. Ai cho anh ta cái quyền đánh vợ không biết?. Tức khí, cô cũng xông lên, giáng tặng chồng hai cái tát hết sức bình sinh, gằn từng tiếng: "Đừng tưởng anh mới đánh được người khác?. Sao, cảm giác bị tát thế nào?". Nói xong cô về phòng ngủ, khóa trái, trong lúc ấy còn nghe thấy vài tiếng loảng xoảng ngoài phòng khách nhưng cô mặc kệ.
Ảnh minh họa
Sáng hôm sau tỉnh dậy, kiểm tra con đã hạ sốt, Oanh thở phào đi nấu cháo cho con. Cô thấy Mạnh đã ngồi ở sofa phòng khách, như thể đang đợi cô lâu rồi. "Cô ngồi xuống đây, chúng ta nói chuyện đàng hoàng", giọng Mạnh vô cùng bình tĩnh, cũng hết sạch sẽ hơi men.
"Chuyện tối qua, tôi đã nghĩ rất kĩ, và quyết định: ngay tối hôm nay cô phải gọi cho bố mẹ cô tới nói chuyện với tôi, trước hết là thay mặt cô xin lỗi tôi, làm vợ mà dám lăng mạ chồng, bị chồng đánh còn đánh lại không kém. Thứ hai là ông bà phải dạy lại cô đàng hoàng, để sau này không còn tái phạm nữa. Nếu cô không chấp nhận, thì hôm nay cô dọn đồ ra khỏi nhà đi, tôi chẳng có người vợ hỗn láo, không được dạy bảo đến nơi đến chốn như cô", Mạnh thủng thẳng nói.
Oanh nghe xong mà phẫn nộ bùng cháy, cô nhếch miệng: "Thứ nhất, tôi nghĩ đã trưởng thành lập gia đình rồi, có chuyện gì thì tự giải quyết với nhau, không được lôi bố mẹ vào. Thứ hai, kể cả có gọi bố mẹ đến giải quyết, thì chính anh mới là người phải gọi bố mẹ đến để dạy lại mình đấy. Chồng là phải cùng vợ san sẻ việc gia đình, vun đắp cho cuộc sống chung. Nhưng anh thực hiện thế nào? Nhậu nhẹt triền miên, bỏ bê vợ con, kinh tế cũng phó mặc cho tôi. Anh làm chồng như thế mà được à, xứng đáng là trụ cột gia đình không, tròn phận sự, trách nhiệm của anh chưa?
Ảnh minh họa
Thứ 3, vợ chồng là bình đẳng, anh vin vào đâu mà tự cho mình có nhiều đặc quyền hơn tôi? Anh sai tôi không được trách móc, anh đánh tôi thì tôi phải ngồi im chịu trận chắc? Thứ 4, kể cả bố mẹ tôi có tới, ông bà cũng chẳng cần dạy lại tôi, chứ đừng nói tới chuyện xin lỗi anh, anh có tư cách gì? Tôi chẳng làm gì sai, nên ông bà chắc chắn sẽ đứng về phía tôi, thậm chí có khi còn khuyên tôi nên giải thoát nếu cuộc sống chung quá bế tắc ấy chứ.
Chốt lại chuyện này, tôi không cần anh phải gọi bố mẹ tới như anh yêu cầu tôi vừa nãy, nhưng anh phải nghiêm túc kiểm điểm lại suy nghĩ và hành vi sai trái của bản thân, sau đó sửa đổi nếu muốn cuộc hôn nhân này không tan rã".
Nhìn vẻ nghẹn họng không biết phải đáp thế nào của Mạnh, trước khi đứng dậy đi chuẩn bị bữa sáng và đồ đi làm đi học cho 2 mẹ con, Oanh bồi thêm một câu: "Cuối cùng, căn phòng này là tôi đứng tên thuê, cho nên chính anh mới là người phải dọn đi đấy nhé".
Theo Afamily
Bạn gái tôi tiêu tiền vô tội vạ Em làm lương tháng trên dưới chục triệu đồng nhưng tháng nào tôi đưa thêm gấp đôi từng đó, em cũng tiêu hết. Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh ven biển trong một gia đình cơ bản. Do được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng, cho ăn học đến nơi đến chốn, tốt nghiệp đại học với tấm bằng giỏi,...