7 loại nước uống ngay khi vừa ngủ dậy còn hại hơn uống thuốc độc, dừng ngay kẻo muộn
Một ly nước uống sau khi thức dậy buổi sáng sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại nước cũng phù hợp để uống khi thức dậy. Nếu chọn sai đồ uống, cơ thể sẽ mệt mỏi, mất nước và sinh ra nhiều bệnh tật.
Vì sao nên uống nước sau khi thức dậy?
Cơ thể chúng ta hơn 70% là nước nên nước chi phối mọi hoạt động khác trong ngày. Uống đủ nước sẽ đảm bảo cơ thể được tỉnh táo, sảng khoái, khỏe mạnh để bắt đầu ngày mới.
Cơ thể nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực dễ mắc phải các bệnh như viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, béo phì, bệnh trĩ, ung thư vú, bệnh lao phổi, sỏi thận, viêm xoang và ung thư tử cung.
Chủ nhiệm khoa dinh dưỡng, Đại học Y Khoa Thủ đô thuộc Bệnh viện hữu nghị Bắc Kinh (Trung Quốc), bác sĩ Hổng Trung Tân chia sẻ những loại nước dưới đây không nên uống vào buổi sáng.
1. Nước đun sôi để nguội lâu ngày
Bản chất của nước đun sôi để nguội vốn rất lành tính và an toàn. Thế nhưng, nếu bạn giữ những bình nước đun sôi để nguội lâu ngày trong nhà (từ 2 ngày trở lên) thì các chất hữu cơ có chứa nitơ sẽ tiếp tục được chuyển hóa thành nitrit. Đặc biệt, nước được lưu trữ quá lâu sẽ khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn, làm tăng tốc độ phân giải nitơ hữu cơ.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc làm này còn có thể làm chậm lại quá trình vận chuyển oxy và gây ảnh hưởng tới máu. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đun đi đun lại nước đã sôi hoặc đun sôi quá lâu vì nó cũng không hề tốt cho sức khỏe.
Những bình trà đã pha nếu để lâu sẽ làm hình thành nhiều vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng có trong nước trà như polyphenol, vitamin… có thể gây ra những phản ứng oxy hóa khiến các thành phần chống oxy hóa trong nước trà bị kém đi, từ đó làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng và khiến trà xanh trở thành một thứ nước gây hại. Do đó, sau khi thức dậy, bạn không nên uống nước trà đã pha từ hôm trước mà hãy đi pha ngay một bình trà mới để bảo vệ sức khỏe.
3. Các loại nước ép trái cây
Nước ép trái cây giúp bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cần sử dụng đúng thời điểm và liều lượng. Nếu uống vào sáng sớm mới ngủ dậy thì nó không thực sự tốt cho cơ thể.
Uống nước ép vào buổi sáng sẽ làm tăng cảm giác nặng nề cho đường ruột, không có lợi cho sức khỏe. Sáng sớm ăn đồ lạnh sẽ kích thích dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu.
4. Nước đá lạnh
Nhiều người thường có thói quen uống nước đá vào buổi sáng, nhất là trong mùa hè. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng phản khoa học. Bởi khi ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước đá dễ gây co mạch niêm mạc dạ dày, làm ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa. Hậu quả là bạn có thể gặp những cơn đau bụng nhẹ, thậm chí nặng hơn là đau dạ dày, tiêu chảy. Vì vậy, hãy chọn một ly nước ấm thay vì nước đá lạnh để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nước uống có ga thực chất không hề tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn, và nó cũng không mang đến lợi ích gì nếu bạn uống ngay sau khi thức dậy. Việc làm này có thể làm gia tăng tốc độ bài tiết canxi trong quá trình trao đổi chất, từ đó làm tăng nhu cầu của cơ thể đối với nước. Chính vì thế, đừng vô tư mở một lon nước có ga để uống vào buổi sáng nếu bạn không muốn cả ngày hôm đó dạ dày làm việc kém và khó tiêu hóa được thức ăn trong ngày.
6. Các loại nước đóng chai
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta: sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy bạn không nên uống các loại nước uống do sản xuất công nghiệp như nước hương vị hoa quả, nước ngọt, cà phê pha sẵn, sữa bò… Nguyên nhân là do các loại nước uống này thường chứa soda hoặc chất tạo ga cũng như axit citric, nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tăng tốc độ bài tiết canxi vào đúng thời điểm mức canxi trong máu thấp.
Nếu bạn uống hàng ngày trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi nghiêm trọng gây loãng xương và các rối loạn khác. Mặt khác những loại nước này không những không bổ sung nước mà còn làm cho cơ thể của bạn bị mất nước gây rối loạn nước và điện giải.
Các loại nước trái cây tổng hợp, sữa, cà phê cũng không nên dùng làm món đồ uống đầu tiên trong ngày, vì các chất này không có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho cơ thể vào đúng thời điểm. Nhất là trong lúc cơ thể thiếu nước sẽ khó hấp thụ tốt các chất, gây hại dạ dày, có hại cho sức khỏe.
7. Nước muối nhạt
Không ít người cho rằng uống nước muối nhạt vào buổi sáng khi vừa là tốt cho sức khỏe nhưng đó là một sai lầm. Nghiên cứu cho thấy, khi ta ngủ cả đêm chưa uống một giọt nước nào, mà việc hít thở, ra mồ hôi, bài tiết nước tiểu vẫn được tiến hành, những hoạt động sinh lý này cần tiêu hao rất nhiều nước.
Việc uống nước muối nhạt sau khi thức dậy sẽ dễ khiến bạn cảm thấy khô miệng, làm tăng khả năng mất nước và không tốt với những bệnh nhân bị huyết áp cao…
Nắng nóng nên uống nước như thế nào?
Mùa nóng không nên để cơ thể khát nước mà cần bổ sung thường xuyên, uống từ từ từng ngụm, không nên uống nước đá lạnh, ăn kem để giải tỏa cơn khát.
Ảnh minh họa
Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết của cơ thể. Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể, ở trẻ em tỷ lệ này còn cao hơn nữa. Người trưởng thành bình thường nặng 50 kg, có tới 29-32 kg nước. Con người có thể nhịn ăn một vài ngày, thậm chí một vài tuần nhưng không thể thiếu nước. Một người chỉ cần mất 5-10% nước đã coi như mất nước trầm trọng, mất đến 15-20% nước là hết hy vọng cứu chữa.
Khi trời nắng nóng, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm thân nhiệt. Các mạch máu ngoại vi giãn nở để đào thải nhiệt lượng, tăng tiết mồ hôi và bay hơi mồ hôi để hạ nhiệt. Trong mồ hôi, thành phần chính là nước chiếm 98%, 2% là muối (natri) và sản phẩm chuyển hóa. Vì thế, cơ thể bị mất nước và các chất điện giải qua mồ hôi, lượng mồ hôi bài tiết rất lớn và thậm chí có thể tới 3 lít một giờ, nguy cơ gây ra những rối loạn sinh lý và bệnh lý do mất nước cùng điện giải. Khi bị mất nước và các chất điện giải, cơ thể mắc các rối loạn chuyển hóa, miệng khô (khát nước), nước bọt quánh, hạ huyết áp, mạch nhanh, tiểu ít, nếu nặng dẫn đến rối loạn thần kinh...
Thời tiết quá nóng khiến con người luôn có cảm giác khô khát, việc uống nước nhằm thỏa cơn khát. Tuy nhiên uống nước đúng cách mới giải được cơn khát và tốt cho sức khỏe. Lượng nước nên dùng 8 ly một ngày (1,5-2 lít).
Trong điều kiện bình thường, chuyển hóa nước được cơ thể điều hòa chặt chẽ. Số lượng nước đưa vào hàng ngày luôn cân bằng với số lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể. Cân bằng này khiến trọng lượng cơ thể của người trưởng thành luôn ổn định trong một thời gian dài. Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa. Khi thời tiết nắng nóng cần thường xuyên bổ sung nước, tránh để thiếu nước. Uống nước cũng cần từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Các loại nước uống tốt là nước hoa quả, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối...
Uống quá nhiều nước một lúc không tốt cho sức khỏe. Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài qua mồ hôi. Thành phần chính của mồ hôi là nước và một số chất điện giải như natri, kali hòa tan trong nước. Bổ sung nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn khát hơn. Uống nhiều một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt hơn vì mất quá nhiều chất điện giải.
Uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, sẽ giảm cơn khát tốt hơn.
Khi khát, không nên uống nước đá, nước lạnh, ăn kem nhằm giải tỏa cơn khát. Lý do là sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt sẽ không tốt cho sức khỏe, dễ bị viêm họng, người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt.
[ẢNH] Những lưu ý khi chọn thức uống trong ngày hè nóng nực Việc cơ thể không được cung cấp nước trong những ngày nhiệt độ tăng cao sẽ khiến chúng ta thường hay cáu gắt, bực bội, thiếu tập trung, thậm chí là choáng và ngất. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, uống gì để giải tỏa được trạng thái đó luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Bên cạnh...