7 loại gia vị và thảo mộc chống ung thư
Gừng, tỏi, nghệ, bạc hà, ớt… ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị cần thiết, chúng còn có nhiều tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư.
Gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh từ cảm đến táo bón. Gừng có thể được sử dụng tươi, ở dạng bột (gừng gia vị), hoặc dạng kẹo (mứt gừng, kẹo gừng). Mặc dù hương vị giữa gừng tươi và gừng xay khác nhau nhưng chúng có thể thay thế cho nhau trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn có thể thay thế 1/8 muỗng cà phê gừng xay với 1 muỗng canh gừng tươi nạo, và ngược lại.
Tiêu thụ gừng và các sản phẩm của gừng, ngoài việc có tác dụng như bất cứ loại thuốc chống buồn nôn nào, nó còn có thể giúp cho dạ dày của bạn không bị nôn nao trong khi điều trị bệnh ung thư.
Cây mê điêt (Hương thảo)
Mê điệt hay còn gọi hương thảo là một loại thảo mộc lành tính ở vùng Địa Trung Hải, có lá hình kim và là nguồn giàu chất chống oxy hóa. Vì nguồn gốc của nó nên hương thảo thường được sử dụng trong việc nấu ăn, và là thành phần chính trong gia vị của người Italy. Bạn có thể sử dụng nó để thêm hương vị cho các món súp, nước sốt cà chua, bánh mì, và các loại thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt bò, và thịt cừu.
Hương thảo có thể giúp giải độc, thay đổi hương vị, trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn và các vấn đề tiêu hóa khác. Để cải thiện những vấn đề về sức khỏe trên bạn nên uống 3 tách trà hương thảo mỗi ngày.
Nghệ
Nghệ là loại thảo dược trong họ nhà gừng, thường dùng làm cho món cà ri có màu vàng và hương vị hấp dẫn đặc biệt. Chất curcumin dường như là hợp chất hoạt động trong nghệ. Nó đã được chứng minh là có tính chống oxy hóa và chống viêm, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển ung thư.
Chất bổ sung chiết xuất từ củ nghệ đang được nghiên cứu xem liệu chúng có vai trò như thế nào trong việc ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, bao gồm cả đại tràng, tuyến tiền liệt, vú, và ung thư da.
Ớt
Ớt chứa capsaicin, một hợp chất giúp giảm đau. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên cọ xát ớt vào vùng da bị đau. Ớt cần được xử lý rất cẩn thận, vì chúng có thể gây bỏng nếu tiếp xúc với da.
Video đang HOT
Nếu bạn bị đau và muốn khai thác sức mạnh của ớt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ kê đơn loại kem capsaicin. Ớt cho thấy kết quả khá tốt đối với việc điều trị đau do thần kinh sau khi phẫu thuật ung thư.
Một lợi ích của ớt là có thể giúp giảm chứng khó tiêu.
Toi
Tỏi thuộc nhóm Allium với những loại củ như hẹ, tỏi tây, hành tây, hẹ tây, và hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và cũng là một nguồn giàu các chất arginine, oligosaccharides, flavonoids, và selen. Tất cả những loại chất này đều có lợi cho sức khỏe. Hợp chất hoạt động của tỏi, được gọi là allicin tạo cho nó có mùi đặc trưng, sinh ra khi tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát.
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy, và vú. Tỏi có thể bảo vệ chống lại ung thư thông qua nhiều cơ chế, bao gồm ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy tái tạo DNA. Tỏi hỗ trợ giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.
Bạc hà
Bạc hà đã được sử dụng hàng nghìn năm nay nhằm trợ giúp tiêu hóa, làm giảm khí, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Nó cũng có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ngộ độc thực phẩm. Bạc hà còn giúp làm dịu các cơ dạ dày và cải thiện dòng chảy của mật, tạo điều kiện cho thức ăn đi qua dạ dày nhanh hơn.
Nếu bệnh ung thư hoặc quá trình điều trị ung thư của bạn gây rối loạn dạ dày, hãy thử uống một tách trà bạc hà. Bạn có thể sử dụng các loại trà bạc hà được bán trên thị trường hoặc tự pha chế bằng cách đun sôi lá bạc hà khô hoặc thêm lá tươi vào nước đun sôi và để trong vài phút cho đến khi trà đậm đặc như mong muốn.
Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Vì lý do này, nó đôi khi cũng được dùng để làm giảm các vết loét miệng do hóa trị và xạ trị, hoặc là một thành phần quan trọng trong phương pháp điều trị cho tình trạng này.
Hoa cúc
Hoa cúc được cho là có nhiều lợi ích trong y học và đã được sử dụng trong lịch sử để điều trị nhiều loại bệnh. Hoa cúc có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ, hãy thử uống một tách trà hoa cúc đậm đặc trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của nó.
Nước súc miệng hoa cúc cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị lở miệng do hóa trị và xạ trị. Cách đơn giản là bạn chỉ cần pha trà, để nguội và súc miệng thường xuyên.
Trà hoa cúc có thể là một cách tốt để kiểm soát vấn đề về tiêu hóa, bao gồm co thắt dạ dày. Hoa cúc sẽ giúp thư giãn các cơn co thắt bắp thịt, đặc biệt là các cơ trơn của ruột.
Theo VNE
Các loại thảo mộc có tác dụng trị mụn rộp herpes
Mụn rộp sinh dục còn gây bệnh cả quanh miệng, môi, ngón tay và một số nơi khác trên cơ thể. Nhưng chúng cũng có thể được điều trị bằng các thảo mộc dưới đây.
Herpes (bệnh mụn rộp) là bệnh do virus gây ra, có ảnh hưởng đến thể chất và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể được điều trị bằng một số loại thảo mộc từ thiên nhiên.
Nhiều người thường nghĩ, herpes chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng thực tế, virus herpes còn gây bệnh cả quanh miệng, môi, ngón tay và một số nơi khác trêncơ thể.
Andrographis paniculata (xuyên tâm liên)
Có 2 loại HSV (có tài liệu viết là HHV: Human Herpes Virus):
- HSV-1: Gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng. Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua thương tổn của chúng hoặc qua nước bọt.
- HSV-2: Gây bệnh ở da niêm mạc bộ phận sinh dục. Bệnh lây truyền qua đường tình dục.Sự phân loại này không hoàn toàn tuyệt đối vì người ta có thể phân lập thấy HSV-1 ở những thương tổn tại bộ phận sinh dục và HSV-2 cũng được phân lập từ những thương tổn ở môi, miệng.
- Herpes Varicella Zoster Virus: Đây là loại virus herpes gây ra bệnh zona và thủy đậu. Sự lây nhiễm trong trường hợp này gây ra mụn ở bụng, mông, mặt, tay và chân.
Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể được điều trị bằng một số loại thảo mộc từ thiên nhiên. Các loại thảo mộc này có hoạt tính kháng virus và giúp kiểm soát sự phát triển của căn bệnh này nên có hiệu quả trị bệnh rất tốt. Cách đơn giản nhất khi dùng các thảo mộc này chữa bệnh là lấy tinh dầu của chúng bôi lên vết thương.
Astragalus membranaceus (hoàng kỳ). Ảnh minh họa
Các loại thảo mộc dưới đây có tác dụng trị bệnh herpes bao gồm:
- Andrographis paniculata (xuyên tâm liên): Thảo mộc này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như tăng khả năng kháng virus chống lại HSV-1.
- Astragalus membranaceus (hoàng kỳ): Thảo dược này giúp cải thiện tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch xảy ra trong quá trình nhiễm HSV-1 cũng như ức chế tác động do bệnh này gây ra.
- Echinacea purpurea (cây cúc dại): Loại thảo dược này có chứa các hợp chất kích hoạt các đại thực bào (những tế bào bạch cầu), phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh. Nó cũng giúp sửa chữa các mô bị nhiễm bệnh để tránh bệnh nặng thêm.
- Eleutherococcus senticosus (Sâm Tây Bá Lợi Á còn gọi là sâm Siberi): Có hiệu quả trong việc làm giảm cường độ và thời gian gây bệnh của herpes sinh dục nhờ các hợp chất đặc biệt gọi là eleutherosides.
Eleutherococcus senticosus (Sâm Tây Bá Lợi Á còn gọi là sâm Siberi)
- Ganoderma lucidum (Nấm linh chi): Thảo mộc này có tác dụng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và ngăn chặn sự tái phát của tình trạng nhiễm trùng.
- Glycyrrhiza glabra ( rễ cam thảo): Chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng do các virus HSV-1 gây ra.
- Melissa officinalis (Tía tô đất): Nó chứa polyphenol giúp chữa lành các vết loét và làm giảm mức độ phát triển của mụn rộp ở miệng và bộ phận sinh dục.
- Olea europaea (Lá ôliu): Lá ôliu có tính kháng virus nên có thể chống lại HSV-1 bằng cách ức chế sinh sản của virus gây bệnh.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, ngoài việc sử dụng các loại thuốc, bạn cần giữ vệ sinh cá nhân và có một lối sống lành mạnh bao gồm một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên... để đảm bảo một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa sự phát triển của các virus.
Theo VNE
Tác dụng chữa bệnh ngạc nhiên của cần tây Cần tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người Việt. Bên cạnh là một loại thực phẩm ngon, cần tây còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng đáng ngạc nhiên của cần tây bạn nên biết. Các rối loạn về máu Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên...