7 loại đèn xe ôtô lái xe nên nắm rõ
Dưới đây là thông tin chi tiết và chức năng của 7 loại đèn xe ôtô lái xe nên nắm rõ.
Hệ thống đèn xe ôtô và những điều cần biết. Đồ họa: TT
Đèn pha và đèn cos
Đèn cos là đèn chiếu gần có góc chiếu thấp, giúp người lái quan sát tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi xe đi với tốc độ thấp, trong khu đô thị và khu dân cư.
Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu cao hơn, giúp người lái quan sát được các chướng ngại vật từ xa. Các lái xe thường sử dụng loại đèn này khi đi trên đường cao tốc vào ban đêm.
Video đang HOT
Đèn hậu
Đèn hậu có vị trí ở 2 bên đuôi xe. Chúng phát ra ánh sáng màu đỏ để báo hiệu cho xe phía sau biết về sự hiện diện của ôtô đang di chuyển. Nhờ đó, xe phía sau có thể chủ động duy trì khoảng cách phù hợp giữa 2 xe.
Đèn sương mù
Đèn sương mù được đặt ở vị trí thấp, ở phía dưới cản trước của xe hoặc phía sau xe, có chức năng chiếu sáng vào những lúc thời tiết xấu như mưa, sương mù,…
Hệ thống đèn sương mù hoạt động độc lập với đèn pha, có thể sử dụng khi đèn pha không phát huy tác dụng trong thời tiết xấu.
Đèn xi nhan
Đèn xi nhan có vị trí ở đầu xe và đuôi xe, ở bên cạnh đèn pha và đèn hậu. Loại đèn này có tác dụng báo hiệu các phương tiện khác hướng mà xe bạn sắp rẽ.
Đèn phanh
Đèn phanh là một phần trong tổng thể cụm đèn hậu, nó sẽ bật sáng hoặc sáng hơn so với bình thường khi bạn đạp chân phanh, có tác dụng báo hiệu cho các lái xe phía sau biết bạn đang giảm tốc độ hay dừng lại.
Đèn khẩn cấp
Đèn khẩn cấp được thể hiện ở cả đầu xe và đuôi xe thông qua tín hiệu xi nhan đồng thời cả hai bên. Đèn khẩn cấp báo hiệu cho các tài xế khác biết rằng ôtô của bạn đang gặp vấn đề.
Hệ thống đèn trong cabin
Hệ thống đèn trong cabin bao gồm: đèn trên nóc cabin, đèn bảng điều khiển, đèn ABS, đèn báo hiệu áp suất dầu, đèn báo lỗi động cơ,… Theo đó, mỗi loại đều có một chức năng riêng.
Cách khắc phục đèn xe ô tô bị ố vàng tại nhà
Việc vệ sinh cho đèn xe ô tô khi đèn bị ố vàng là điều rất cần thiết, song không phải ai cũng biết cách thực hiện theo những cách dưới đây.
Hệ thống đèn pha của xe ô tô bị vàng ố hay bị mờ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với thẩm mĩ của xe, cũng như khiến độ chiếu sáng khi di chuyển ban đêm giảm đi đáng kể. Vì thế các chủ xe cần vệ sinh khắc phục tình trạng ố vàng trên đèn xe thường xuyên.
Ảnh minh họa vệ sinh đèn xe ô tô: Ảnh đồ họa TS
Vệ sinh đèn pha bị vàng ố bằng dung dịch tẩy rửa kính
Đối với đèn pha xe ô tô nếu các vết bụi bẩn hay vết vàng ố do quá trình sử dụng lâu dài và độ ẩm do mưa gây ra lọt vào bên trong thì bạn nên tháo kính đèn pha ra và vệ sinh phía bên trong mặt kính bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành cho mặt kính ô tô sau đó lắp lại đèn xe như ban đầu. Sau đó dùng dung dịch tẩy rửa vệ sinh bề mặt ngoài của đèn xe một lần nữa và lau khô đèn xe bằng khăn mềm, lưu ý khi thực hiện bạn nên cẩn thận và chỉ thực hiện khi bạn có đủ hiểu biết về tháo lắp đèn xe ô tô.
Vệ sinh đèn pha ô tô bằng kem đánh răng
Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch răng, mà nó còn giúp tẩy rửa các lớp cặn bẩn bám lâu ngày trên mặt kính hay nhựa của đèn pha ô tô rất hiệu quả mà cách thực hiện lại cực kỳ đơn giản. Chỉ cần cho một lượng kem đánh răng vào khăn mềm hay miếng rữa chén mềm và đó chà trực tiếp lên bề mặt đèn xe, sau đó rữa sạch lại bằng nước bạn sẽ thấy các lớp ố vàng hay cặn bẩn sẽ được loại bỏ đáng kể. Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp làm sạch đèn pha trong thời gian ngắn nên phải thực hiện thường xuyên để đèn pha xe bạn có thể chiếu sáng hiệu quả hơn.
Những tính năng an toàn trên ôtô tài xế cần nắm rõ Dưới đây là 4 tính năng an toàn cơ bản trên ôtô, giúp tài xế có những chuyến đi an toàn. 4 tính năng an toàn cơ bản trên ôtô. Đồ họa: Trang Thiều Dây an toàn Dây an toàn có tác dụng cố định lái xe cũng như hành khách vào ghế, giữ cho người ngồi không bị văng ra ngoài, giúp...