7 loại bệnh nguy hiểm tiềm ẩn sau triệu chứng “tê chân tay”! Thêm một người biết có thể cứu thêm một mạng người!
Nếu bạn thường xuyên có biểu hiện tê cứng chân tay thì hãy cẩn thận bởi bạn có khả năng đã mắc phải 7 chứng bệnh sau: Các bệnh về xương, nhồi máu não, khối u,…
1. Các vấn đề về thần kinh
Phần màu cam được tô đậm ở tay trong hình trên dùng để biểu thị cảm giác tê cứng ở tay.
Nếu tay bạn bị tê tập trung ở ngón áp út và ngón út thì bạn có thể thử lấy một tờ giấy sau đó thử dùng lần lượt 5 ngón tay để kẹp chặt tờ giấy đó, từ đó bạn có thể kiểm tra được lực ở 5 ngón tay; Hoặc là bạn cũng có thể dãn 5 ngón tay về phía ngoài để thử xem lực ở các ngón có đủ mạnh không.
2. Tê một bên tay, hãy cảnh giác bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Nếu một bên cánh tay, ngón tay của bạn thường xuyên bị tê vậy thì có khả năng là do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên, thường thì loại tê này thuộc loại mãn tính, thường xuyên phát tác, đồng thời đi kèm với tê tay bạn sẽ có cảm giác đau nhức, tê cứng phần xương bả vai.
3. Tê tay, chân hãy cẩn thận với bệnh thoái hóa cột sống
Chứng tê chân tay mà bệnh thoái hóa cột sống gây nên chủ yếu là do các biến đổi bệnh lý của chứng thoái hóa cột sống khiến phần tay, chân xuất hiện cảm giác tê cứng.
Tình trạng tứ chi tê không tập trung này là do khu vực thần kinh phải chịu kích thích, ví dụ như các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Phần đĩa đệm đè lên các dây thần kinh có thể khiến cho các hoạt động của con người trở nên khó khăn hơn, thậm chí là cơ thể không làm chủ được hành vi đại tiểu tiện,…
4. Các ngón tay tê cứng có thể là do hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là thuật ngữ các nguyên nhân như cổ tay bị thương, gãy xương cổ tay, thoát vị, bong gân hoặc là lao động quá sức.
Hội chứng này dẫn đến các dây chằng cổ tay ngang dày lên, các gân trong ống cổ tay bị sưng phù, các cơ quan bị tụ máu khiến cho các tổ chức trong ống tay bị biến tính hoặc là xương cổ tay thoái hóa tăng sản dẫn đến chu vi bên trong ống tay bị thu nhỏ lại, từ đó đè lên các dây thần kinh chính giữa dẫn đến các chứng bệnh với biểu hiện chủ yếu là ngón tay tê cứng, mất sức.
5. Tê ở một bên tay, chân thì có thể là các triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu não
Nếu như tay chân của một bên cơ thể bị tê nhưng nửa bên kia lại không có hiện tượng gì thì bạn nên cảnh giác bởi đây có thể là những dấu hiệu ban đầu của chứng nhồi máu não.
Video đang HOT
Loại tê chân tay do nhồi máu não gây nên thường là cấp tính, đồng thời triệu chứng này thường đi lèm với các biểu hiện như rối loạn ngôn ngữ, nửa chân, tay hoạt động khó khăn,… Do đó nếu gặp phải trường hợp này bạn cần tới bệnh viện khám chữa ngay lập tức.
6. Chứng tê đối xứng, nên cẩn thận với các biến chứng của bệnh tiểu đường
Các biến chứng thần kinh xung quang do bệnh tiểu đường gây nên thường kèm theo các cơn đua mang tính đối xứng và cảm giác bất thường, những triệu chứng thường gặp ở chân nhiều hơn ở tay.
Các cảm giác bất thường ở đây có thể là tê, chân tay có cảm giác như kiến bò, nóng bức, có cảm giác như điện giật, thường thì các triệu chứng này sẽ đi từ ngón chân lên đầu gối, khiến người bệnh có cảm giác khác thường như cơ thể đang đi tất và đeo găng tay vậy.
7. Tê chân tay hãy cẩn thận với các khối u.
Nếu người già xuất hiện các cơn tê tay, chân mãn tính trong một khoảng thời gian dài mà không thuyên giảm thì nên cân nhắc tới việc các triệu chứng này là do khối u ác tính gây nên.
Các khối u ở giai đoạn cuối do chịu ảnh hưởng của các bộ phận ở xa sẽ sản sinh ra các triệu chứng thần kinh tương ứng ví dụ như chân tay tê mỏi, mất sức, đi đứng không vững,…
Do đó, nếu đi khám mà không tra ra được các nguyên nhân thường gặp thì nhất định phải tiến hành kiểm tra toàn diện ví dụ như kiểm tra gan, dạ dày, máu,… Nữ giới phải đặc biệt chú ý kiểm tra buồng trứng và tuyến sữa để kịp thời phát hiện và chữa trị các khối u.
Theo phunugiadinh
Một khi tức giận, có thể tức thành 14 bệnh này: Xem xong sau này bạn có dám tức giận nữa không?
Mỗi lần tức giận, toàn bộ cơ quan trong cơ thể đều bị tổn hại nghiêm trọng. Gây ra các chứng bệnh về huyết áp, đường huyết, dạ dày, tim mạch, tuyến vú, đột quỵ...
Thông thường chúng ta biết rõ tức giận hại thân, nhưng khi gặp phải chuyện không vui vẫn có thể nổi cơn lôi đình. Kỳ thực, mỗi một khi bạn tức giận, đối với cơ thể mà nói đều là một trận động đất, trong nháy mắt đã gây ra hậu quả vô cùng to lớn
Dưới đây là những tổn thương khó hồi phục do những cơn tức giận gây ra:
1. Đột quỵ, nhồi máu não
Tâm và thân của con người là chỉnh thể tương quan mật thiết. Bệnh nhân tim mạch và mạch máu não sợ nhất tức giận, sau khi tức giận có thể lập tức dẫn tới tim đập quá nhanh, thở gấp, huyết áp dao động, nghiêm trọng có thể dẫn tới đột quỵ.
2. Váng đầu, đau đầu
Nhiều người khi tức giận là mặt bừng mắt đỏ, căng đầu, đau đầu, thậm chí dẫn tới xuất huyết não, đột nhiên ngã quỵ bất tỉnh nhân sự.
3. Tăng sản tuyến vú
Rất nhiều nữ giới đều bị sưng tức đau ngực, vấn đề về tăng sản tuyến vú, trong đó không ít là có liên quan đến việc thường xuyên tức giận. Tâm lý không tốt sau sinh, dễ phát sinh viêm tuyến vú, người trung, lão niên càng có khả năng dẫn tới ung thư vú.
4. Đường huyết tăng cao
Đối với bệnh nhân tiểu đường mà nói, bồn chồn, vội vã gấp gáp, tức giận, phẫn nộ, có thể làm đường huyết tăng cao. Giai đoạn mới phát bệnh đặc biệt cần khống chế tâm lý cảm xúc, để tránh làm nặng thêm bệnh tình.
5. Viêm loét dạ dày
Tức giận có thể làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn, trực tiếp tác động lên tim và huyết quản, lưu lượng máu trong ruột và dạ dày giảm thiểu, nhu động giảm chậm, cảm giác thèm ăn giảm, khi nghiêm trọng còn có thể dẫn tới bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày...
6. U kết tuyến giáp
Tức giận làm hệ thống nội tiết rối loạn, hooc môn tuyến giáp tăng phân tiết, lâu dài có thể dẫn tới cường giáp. Đồng thời, u cục, sưng, ung bướu tuyến giáp phát sinh, cũng có quan hệ mật thiết với hay tức giận.
7. Mặt nổi ban
Khi tức giận, lượng lớn huyết dịch tập trung lên vùng đầu, do đó oxy trong máu sẽ giảm, độc tố gia tăng. Mà độc tố có thể kích thích nang lông, làm cho xung quanh nang lông bị chứng viêm mức độ khác nhau, từ đó hình thành ban sắc tố.
8. Khả năng miễn dịch giảm
Khi tức giận, đại não có thể ra hiệu cho cơ thể chế tạo một loại corticosteroid do cholesterol chuyển hóa thành. Nếu trong cơ thể tích lũy quá nhiều, thì có thể cản trở tế bào miễn dịch vận hành, làm khả năng miễn dịch của cơ thể giảm. Do đó một lần tức giận, hệ thống miễn dịch đình công 6 tiếng đồng hồ là chuyện không thể tránh khỏi.
9. Bệnh tim
Cơ thể một khi sinh bệnh, thần kinh giao cảm trường kỳ hưng phấn quá độ, căng thẳng cao độ, có thể dẫn tới áp lực cho tim quá lớn, nhịp tim đập nhanh, thậm chí sinh ra nhịp tim không đều. Dần dần, tim ắt bị tổn hại, dẫn tới vấn đề về tim ngoài ý muốn phát sinh.
10. Tức ngực thở gấp
Khi tức giận, đặc biệt là khi giận dỗi ai, bị người khác phê bình, đổ oan hoặc gặp phải sự tình khó chịu, toàn cảm thấy buồn bực, muốn mở cửa sổ cho thoáng khí, cho dù chỉ mở một khe nhỏ thôi cũng cảm thấy dễ chịu rồi.
11. Huyết áp tăng cao
Tâm lý cảm xúc không lành mạnh có thể làm huyết áp tăng cao. Đặc biệt là người cao tuổi bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, khi xuất hiện tâm lý kích động phẫn nộ, lo lắng, thù hận... rất có thể dẫn tới huyết áp đột nhiên tăng cao, nghiêm trọng có thể dẫn tới đột quỵ, suy tim, kèm theo nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành, tử vong đột ngột...
12. Thiếu máu cơ tim
Tức giận sẽ làm lượng lớn máu tập trung lên vùng đại não và mặt, do đó, làm cho máu cung cấp cho tim giảm mà tạo thành thiếu máu cơ tim. Để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tim chỉ còn cách làm việc gấp bội, và không đều. Nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
13. Có thể dẫn tới ung thư phổi
Rất nhiều người đều không hề hay biết thường xuyên tức giận, uất ức, đa nghi... đều là nhân tố tâm lý dẫn tới ung thư phổi.
14. Đại tiện thất thường
Có người một khi tức giận, căng thẳng thì bị táo bón, hoặc là một khi căng thẳng thì tiêu chảy. Đây là bởi vì sau khi tức giận, đường ruột, bàng quang của chúng ta cũng có thể theo đó mà co lại, từ đó tạo thành đại tiện thất thường.
Nếu thường hay tức giận, bạn có thể dùng những "chiêu" này để tự điều chỉnh cảm xúc của chính mình.
1. Tránh xa "hiện trường". Khi bạn cảm thấy mình không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, thì cách tốt nhất là đi bộ và dành thời gian để bình tĩnh lại.
2. Hít một hơi thật sâu. Hít một hơi thật sâu có thể giúp bạn lấy lại cân bằng cảm xúc;
3. Tìm một ai đó để nói chuyện. Tìm một người đáng tin cậy, bộc bạch cảm xúc bên trong bạn, là cơ hội để giải phóng bản thân mình.
4. Tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự tức giận. Cẩn thận phân tích rồi tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề từ căn nguyên.
Theo phunugiadinh
Bài thuốc dân gian chữa gai cột sống Gai cột sống là một bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất là khu vực thắt lưng và đốt sống cổ. Trong dân gian có nhiều cách chữa gai cột sống sử dụng những thảo dược dễ kiếm không có tác dụng phụ nhưng rất hiệu quả. Kiên trì áp dụng mỗi ngày sẽ cải thiện được bệnh một cách 'thần kì'....