7 loại bánh mì trứ danh chỉ nhắc đã thèm ở TP.HCM
Dạo một vòng TP.HCM, bạn có thể ăn đủ loại bánh mì vô cùng phong phú. Nhiều thương hiệu bánh mì Sài Gòn tồn tại mấy chục năm mà vẫn không dừng sức hút mỗi ngày.
Một ổ bánh mì Hồng Hoa – Ảnh: CHÁNH NIỆM
7 ngày ăn bánh mì ngon nhất Sài Gòn
Phải chọn 7 tiệm bánh mì ngon nhất để bạn ăn trọn một tuần mà không “đụng hàng” là việc khó khăn vì danh sách bánh mì ngon ở thành phố này không dừng ở số 7.
Bạn có thể ăn xoay tua một tháng may ra mới hết các chủng loại bánh mì của Sài Gòn.
1. Bánh mì thịt:
Bánh mì thịt đã có mặt ở Việt Nam chừng 150 năm, kể từ khi người Pháp mang bánh mì baguette tới Việt Nam, phổ biến đầu tiên ở Hà Nội và Sài Gòn. Đó là các loại thịt nguội – jambon có da, không da, được làm từ thịt đùi heo.
Một thương hiệu thành công với bánh mì thịt nguội sớm nhất là bánh mì Như Lan, tới nay đã gần 50 năm, nhưng chỉ có Như Lan và một số tiệm lớn tự sản xuất thịt nguội, còn lại đều phải lấy thịt nguội từ các công ty.
Bánh mì Như Lan – Ảnh: MAI THƯƠNG
Bánh mì kẹp thịt nguội đặc trưng với chút patê, dưa leo, hành ngò, đồ chua là cà rốt và củ cải ngâm rồi vắt ráo, sốt mayonnaise tự làm của quán.
Bánh mì thịt khi sang Mỹ đã chinh phục được người tiêu dùng nơi đây và được coi là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới.
2. Bánh mì thịt nguội, các loại chả trên chảo:
Bánh mì Hòa Mã – Ảnh: CHÁNH NIỆM
Mời bạn tới một con hẻm trên đường Cao Thắng, quận 3, tiệm bánh mì Hòa Mã.
Ở đây, thịt nguội lại được làm nóng khi cho vào chảo ốp la trứng vừa chín tới, cùng với hành tây, tiêu và tương ớt. Xé từng miếng bánh mì và chấm vào chảo, ăn kèm thịt là một cái thú nhấm nháp một bữa sáng sang trọng và đắt đỏ tại một con hẻm bình dân.
Video đang HOT
3. Bánh mì thịt nguội trên dĩa như kiểu Tây:
Thịt nguội ăn kèm bánh mì tại tiệm Nguyên Sinh – Ảnh: MAI THƯƠNG
Ảnh: MAI THƯƠNG
Đĩa thịt nguội các loại gồm patê quán tự làm, bơ Pháp, thịt nguội hun khói, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, đồ chua… ăn cùng bánh mì đặc ruột nhỏ xíu này vẫn tồn tại ở tiệm bánh mì Nguyên Sinh đường Trần Đình Xu (quận 1) từ năm 1982.
Quán nhỏ xinh, có hình thức như một nhà hàng nhỏ, ấm cúng, nơi bạn ngồi thong thả ăn bánh mì trên đĩa và dùng dao, nĩa, cứ tưởng đang ở trời Tây.
Quán có ở Hà Nội từ năm 1942, bánh mì Nguyên Sinh đã theo chân ông Nguyễn Văn Miêu vào Sài Gòn, mang đến cho nơi này hương vị của Hà Nội xưa, lối thưởng ngoạn phong lưu của công chức Hà Nội từ thời Pháp thuộc.
Ảnh: MAI THƯƠNG
4: Bánh mì thịt nướng ở đầu hẻm 37 Nguyễn Trãi, quận 1:
Yếu tố làm cho bánh mì này ngon lại nằm ở nước xốt và cách ướp gia vị rất vừa vặn. Thịt được nướng tại chỗ, ai đi qua cũng thấy nên càng tăng phần hấp dẫn.
Xe bánh mì này đã được nhiều người nước ngoài biết đến, nên nếu đến giờ bán vào buổi chiều muộn, thấy cả Tây và ta đang xếp hàng chờ mua nhộn nhịp cả một góc phố.
Bánh mì thịt nướng số 37 Nguyễn Trãi, quận 1 – Ảnh: CHÁNH NIỆM
5. Bánh mì Huỳnh Hoa:
Nổi như cồn vì nhân khủng cho ổ bánh mì, người ăn ít chỉ dám ăn nửa ổ đã no kềnh càng, đó là bánh mì Huỳnh Hoatrên đường Lê Thị Riêng, quận 1.
Bánh mì kẹp ở đây thuộc hàng đắt nhất TP.HCM, do có nhiều thịt nguội, thịt luộc, chả lụa, sốt trứng, patê, chà bông, dưa leo, hành ngò trong ổ bánh mì.
Bánh mì được nướng nóng giòn và bí quyết để bánh mì giòn lâu là phết sốt và pate vào giữa các lớp thịt nguội chứ không phết trực tiếp lên bánh mì.
Thực khách thưởng thức bánh mì Huỳnh Hoa – Ảnh: QUANG ĐỊNH
6. Bánh mì Hồng Hoa:
Tiệm bánh mì mà từ 5h đã đông khách xếp hàng chờ mua là bánh mì Hồng Hoa trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận.
Có mặt tại đây đã hơn 30 năm, bánh mì Hồng Hoa được yêu thích vì toàn bộ nguyên liệu cho bánh mì đều do chủ quán tự làm.
Các loại thịt nguội, xúc xích, patê, thịt luộc kiểu miền Nam cho đến sốt trứng, loại xốt đặc biệt chỉ làm từ lòng đỏ trứng gà với dầu ăn sạch. Chiếc bánh mì giòn rụm ăn cùng với các nguyên liệu hòa quyện theo tỉ lệ hợp lý mang lại vị ngon tuyệt diệu
7. Bánh mì phá lấu:
Bánh mì phá lấu Tâm Ký – Ảnh: MAI THƯƠNG
Nói tới sự đa dạng của bánh mì ở TP.HCM phải kể đến bánh mì phá lấu, xuất phát từ cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn, trong đó có tiệm Tâm Ký trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. Giữa ổ bánh mì nóng hổi giòn tan là phá lấu bao tử heo, tai heo, phèo, dưa leo và đầu hành lá nồng cay, rưới một loại nước sốt đặc biệt làm từ nước phá lấu, tương ớt cay xè.
Vị ngon của bánh mì phá lấu khác biệt với các loại bánh mì thịt khác, với ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc… – Ảnh: MAI THƯƠNG
… Và còn muôn nẻo bánh mì Sài Gòn
Thật thiệt thòi nếu chỉ ăn 7 món bánh mì kể trên mà quên đi các kiểu bánh mì khác như bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ kebab, ngon nhất phải kể đến ở tiệm Tràng Thi nằm trên đường Kỳ Đồng (quận 3), với thịt nướng bằng lò điện, quay kẹp cùng bắp cải chua, dưa leo và cà chua cùng các loại sốt.
Bánh mì kẹp chả bò cụ Lý nằm trên một con hẻm ở đường Hai Bà Trưng quận 3. Chả bò thơm mùi thì là, là loại chả xuất phát từ miền Bắc theo chân người Bắc di cư vào Sài Gòn, lại kẹp cùng hành tây, dưa leo cho vào ổ bánh mì đã tạo ra dư vị bất ngờ thú vị.
Rồi bánh mì Bảy Hổ nhỏ xinh vừa cầm trọn trong lòng bàn tay, có nhân thịt luộc đặc biệt hoặc xíu mại nhà làm cũng ngót nghét 80 năm trên đường Huỳnh Khương Ninh vẫn hút khách dù bán buổi chiều.
Bánh mì cho bì kiểu cơm tấm rưới nước mắm cay chua ngọt đầu hẻm 150 Nguyễn Trãi, quận 1 vẫn có lượng người yêu thích đông đảo.
Vài năm gần đây rộ lên bánh mì kẹp chả cá. Bạn phải thử món bánh mì chả cá thu trên đường Bùi Thị Xuân (quận 1) ăn kèm rau răm, dưa leo, tương ớt.
Rồi bánh mì gà cô Bích gần 40 năm tuổi trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, với thịt gà xé tự làm, xốt patê bơ không đụng hàng với bất kỳ hãng patê nào đã làm cho tiệm bánh mì của cô hút khách hơn bao giờ hết.
CHÁNH NIỆM
Bánh mì Sài Gòn
Bánh mì về làm quà cho cả nhà, cô hai ơi!". Cô bán bánh mì miệng rao ngọt xớt, tay xách một giỏ bánh mì nóng hổi, thơm phức, bạn tôi lật đật kêu chục ổ: "Gói lẹ cho con để xe chạy nha cô".
Có lẽ rất khó để trả lời trọn vẹn đặc sản ở thành phố này, nhưng chắc chắn bánh mì Sài Gòn là món ăn mà tôi sẽ mạnh dạn giới thiệu với bạn đầu tiên trên bản đồ ẩm thực nơi đây.
Một xe đẩy bánh mì dung dị, quen thuộc trên đường phố
1. Những ngày cuối năm, bến xe luôn là nơi bộn bề và hối hả nhất, những chuyến xe về nhà lúc nào cũng đông khách. Tiễn cô bạn ra Bến xe Miền Tây như mọi năm, tay xách nách mang bao nhiêu đồ đạc, ấy vậy mà vẫn không quên mua mấy ổ bánh mì. Tôi thắc mắc: "Mua chi rồi xách cồng kềnh, dưới quê cũng có mà". Bạn tôi huơ tay: "Nói gì dưới quê, bánh mì Sài Gòn mới quý nghen mày!".
Trả tiền xong, cầm chắc cả chục ổ bánh mì trên tay, bạn tôi nói với vẻ tự hào: "Mua bao nhiêu thứ đây, chứ chưa chắc ông bà già khoái bằng mấy ổ bánh mì không này, phải là bánh mì Sài Gòn đặc ruột, thơm bơ thì ăn không cũng ngon. Lần nào về, ông bà già cũng nhắc bánh mì, rồi đem qua cho hàng xóm chút mà họ quý lắm, bánh mì dưới quê người ta hông mê bằng".
Bánh mì Sài Gòn có "giá" hồi nào mà tôi cũng không hay, bởi ở đây nó quen thuộc đến độ chừng vài bước chân ra trước cửa cơ quan đã có ngay ổ bánh mì "cứu đói" cữ xế. Người ta cứ ăn bánh mì năm này qua tháng nọ, ổ bánh mì - ly cà phê là xong cữ sáng, vừa nhanh vừa gọn để còn vào làm việc. Và bánh mì không chỉ dành cho buổi sáng, mà bất kể thời điểm nào trong ngày, nếu đói bụng nhưng muốn ăn nhanh thì bánh mì là phương án tối ưu. Cũng vì lẽ đó, mà khắp con đường, ngõ hẻm trong thành phố, tìm một tiệm, một xe bánh mì đều dễ dàng.
Để làm nên danh tiếng bánh mì Sài Gòn phải thỏa mãn 2 yếu tố: đặc ruột và thơm bơ. Ổ bánh mì nóng hổi vừa ra lò cắn một miếng nghe giòn rụm, ruột bánh vừa mềm vừa mịn, mùi bơ quyện cùng bột mì loại ngon được nướng chín thơm nức mũi, vài chỗ còn cho ít mè bên ngoài bánh để tăng thêm hương vị. Có một dạo, khắp các con đường, hẻm to, hẻm nhỏ trong thành phố, văng vẳng tiếng rao phát ra từ chiếc loa của những xe đạp bán bánh mì dạo: "Bánh mì Sài Gòn đặc ruột thơm bơ!". Vài ngàn đồng đã có ngay ổ bánh mì nóng giòn, thơm lựng được bán tận cửa nhà.
Theo nhịp phát triển của cuộc sống hôm nay, tiếng rao bánh mì Sài Gòn cũng đã vắng thưa bớt, thay vào đó muốn ăn bánh mì, người ta chỉ việc ngồi ở nhà hay văn phòng vài cú quẹt, vuốt, lướt thì bánh mì được shipper giao tận nơi.
2. Nói về độ "dễ chịu" trong các món ăn thì bánh mì đứng đầu, nó có thể hợp vị và ăn kèm với nhiều món khác nhau một cách rất trọn vẹn. Bánh mì với jambon, chả lụa, bơ, pate, thịt nguội, chà bông... kèm chút đồ chua (củ cải và cà rốt cắt sợi ngâm chua), dưa leo, hành ngò, vài miếng ớt cắt sợi... Tất cả hòa quyện lại, gói trọn trong ổ bánh mì đủ no, mà cũng vừa đủ dinh dưỡng và bất cứ ai cũng có thể mua để thưởng thức, từ dân khá giả đến cánh lao động thu nhập thấp, hay kinh tế eo hẹp như sinh viên. Bánh mì vẫn luôn dễ ăn, dễ mua nhất.
Để giữ chân khách hàng, người bán đã sáng tạo ra đủ loại nhân bánh mì theo kiểu lạ mà quen để khách ăn lâu không bị ngán: bánh mì chả, bánh mì chả cá, bánh mì ốp la, bánh mì bì, bánh mì thịt nướng, bánh mì phá lấu... đều có thể tìm thấy trong thành phố.
Bánh mì ngon thôi thì chưa đủ, mỗi tiệm hơn nhau ở chỗ tạo được hương vị riêng mà những nơi khác không có được, một nét độc đáo để làm nên thương hiệu suốt mấy chục năm qua của các tiệm bánh mì nổi tiếng trong thành phố. Khách ăn quen cũng bởi "ghiền" vị pate thơm mịn, thịt nguội có độ mỡ và thịt vừa phải, chà bông làm "chuẩn" vị, hay bơ phết béo thơm... Cứ thế mà mỗi chỗ bán có một bí quyết riêng.
3. Tiệm bánh mì được mệnh danh đắt nhất nhì trong thành phố nằm trên đường Lê Thị Riêng (quận 1), 42.000 đồng/ổ, giá ngang ngửa một tô phở, thậm chí là hơn, nhưng khách vẫn xếp hàng dài để mua hơn chục năm qua. Ổ bánh mì với 5-6 lớp chả, thịt nguội đầy ắp, miếng nào miếng nấy được cắt bằng máy nên đều tăm tắp, đặc biệt vị pate thơm, mịn và luôn tươi vì được làm và bán trong ngày, khiến khách hàng ăn rồi lại muốn quay lại.
Vừa giới thiệu tiệm bánh mì nổi tiếng trong thành phố với nhóm hơn chục khách nước ngoài, anh Huy Hân (31 tuổi, hướng dẫn viên tự do, ngụ quận 3), chia sẻ: "Lần nào dẫn tour trong thành phố, tôi cũng giới thiệu bánh mì với khách, dễ ăn, dễ mua và cũng hợp vị với nhiều khách nước ngoài. Nhiều khi phải xếp hàng khá lâu mới mua được một ổ, nhưng họ rất hào hứng, có người trở lại lần 2, lần 3 vẫn đề nghị đến chỗ mua bánh mì và họ gọi đó như đặc sản".
Và trong thành phố cũng không thiếu những tiệm bánh mì có tuổi đời đã bảy, tám chục năm, như bánh mì Bảy Hổ (hơn 80 năm, đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1) với công thức pate gia truyền suốt 3 thế hệ, bánh mì Hòa Mã (hơn 60 năm, đường Cao Thắng, quận 3) với món bánh mì chảo lạ miệng... Dù ở bất cứ đâu, bánh mì cũng được bán phổ biến, bánh mì Hà Nội hay bánh mì chả bò Đà Nẵng, bánh mì bột lọc miền Trung đều có hương vị ấn tượng riêng. Nhưng không chỉ ẩm thực trong nước mà cả những kênh xếp hạng ẩm thực nước ngoài, người ta đến Hà Nội phải thử ngay món phở, còn bánh mì ăn vặt hay ăn no, bình dân hay kiểu nhà hàng thì phải kể đến bánh mì Sài Gòn trước tiên. Bởi ẩm thực dường như cũng phản chiếu phần nào cuộc sống, ổ bánh mì có thể kết hợp trọn vẹn nhiều món ăn, cũng như cuộc sống cởi mở và hội nhập nhiều nền văn hóa khác nhau ở đô thị này.
Theo Sggp.org
Năm quán bánh mì bán không ngừng tay ở Sài Gòn Các quán Huỳnh Hoa, Bảy Hổ, Hòa Mã... mở từ lâu đời, có đặc trưng trong cách chế biến khiến thực khách luôn vây kín để mua bánh mì. 1. Bánh mì Huỳnh Hoa Tiệm bánh mì bán từ 3h chiều từng được nhiều blogger nước ngoài giới thiệu luôn kín người xếp hàng chờ mua. Nhiều thực khách cho rằng đây là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đậu xanh nấu hạt sen mát gan, giải nhiệt ngày hè

Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần

Loạt món ngon đặc sản nhất định phải thử khi đi du lịch Phú Quốc dịp nghỉ lễ chỉ vài chục nghìn

Nghỉ lễ "mải chơi quên ăn", mẹ chỉ cần 15 phút là có món tráng miệng "bù dinh dưỡng" cấp tốc cho các con

Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ

Thêm một món ngon từ thịt vịt, nghỉ lễ làm đãi gia đình ai cũng mê

"Lộc trời" ngoi lên từ bùn đất ở Hải Dương, nhìn nổi da gà nhưng là đặc sản, ăn vào mới thấy thật tinh hoa

Nghỉ lễ, mẹ đảm Sài Gòn làm mẹt cuốn siêu hấp dẫn nhâm nhi cực đã, ai bí món tham khảo ngay!

3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng

4 món ngon đổi vị với 'thực phẩm vàng' giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng chiều cao cho trẻ

Bật mí cách làm siro cóc chua ngọt giải nhiệt mùa hè

Loại hạt nhỏ nhưng giàu omega-3 hơn cá hồi, tốt cho tim mạch và não bộ
Có thể bạn quan tâm

Những mẫu Galaxy A không thể cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
17:31:06 03/05/2025
Khuất Sở Tiêu: Ngũ a ca mất sự nghiệp vì sở thích quái gở, trở lại không ai đón?
Sao châu á
17:21:07 03/05/2025
Phim Hàn mới chiếu đã nhận bão lời khen, nam chính chưa từng thất bại nhờ tuyệt chiêu "đấm phát chết luôn"
Phim châu á
17:09:51 03/05/2025
Người lật mặt không phải Lý Hải, mà là Victor Vũ
Hậu trường phim
17:07:26 03/05/2025
Cảnh phim "giả bán khoai lấy tin mật" viral nhất hiện tại: Xem xong mới hiểu vì sao hút 10 triệu view
Phim việt
17:04:20 03/05/2025
Nữ tiếp viên thắng đời 1000 lần, check in cùng dàn cực phẩm quân nhân, MXH ước
Netizen
17:03:58 03/05/2025
Đoạn clip đứng giữa nhiều cô gái hút 5 triệu views khiến G-Dragon bị hỏi "Anh ta bị sao vậy?"
Nhạc quốc tế
17:00:41 03/05/2025
Chiều cao ở tuổi lên 7 của con gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo gây bất ngờ
Sao việt
16:55:32 03/05/2025
Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary
Lạ vui
16:54:21 03/05/2025
Timothée Chalamet và Lily-Rose Depp 'tái ngộ', màn đá đểu khét lẹt làm fan hóng
Sao âu mỹ
16:32:53 03/05/2025