7 lâu đài bị bỏ hoang trên thế giới
Từng được biết đến nhờ sự giàu có, nhiều lâu đài trên thế giới giờ đã rơi vào cảnh hoang tàn. Vẻ đẹp của chúng là minh chứng cho vinh quang trong quá khứ.
Lâu đài Kilchurn, Lochawe, Scotland: Vào thế kỷ 13, lâu đài Kilchurn là một trung tâm năng lượng của Scotland. Cuối thế kỷ 16, lâu đài chuyển đổi thành thành trì đồn trú có thể chứa 200 binh lính. Năm 1760, một cơn bão dữ dội đã quét qua làm lâu đài hư hại nặng và bị bỏ hoang đến ngày nay.
Lâu đài Ha Ha Tonka, Missouri, Mỹ: Doanh nhân Robert Snyder mơ ước xây một lâu đài theo phong cách châu Âu ở Missouri, Mỹ. Ông bắt đầu xây dựng công trình vào năm 1905. Sau khi ông qua đời, các con trai tiếp tục thực hiện việc này. Đến năm 1920, công trình mới hoàn thành. Tuy nhiên vào năm 1942, lâu đài bị thiêu rụi bởi một trận hỏa hoạn.
Pháo đài Golconda, Hyderabad, Ấn Độ: Pháo đài Golconda có từ thế kỷ 16, ở phía tây Hyderabad, miền Nam Ấn Độ. Công trình nằm sừng sững trên đỉnh ngọn đồi cao 120 m. Năm 1867, pháo đài rơi vào tay quân đội Mughal và không còn được sửa chữa. Khu tàn tích là minh chứng cho sự giàu có của ngành buôn bán kim cương và sức mạnh của đế chế Ấn Độ.
Lâu đài Poenari, Wallachia, Romania: Lâu đài Poenari ở Wallachia, Romania, được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 13 trên độ cao 800 m. Lâu đài bắt đầu bị hư hại và dần đổ nát vào thế kỷ 17 do không được sửa chữa. Những trận động đất năm 1888 và 1913 đã gây ra thêm thiệt hại cho lâu đài. Ngày nay việc trùng tu được thực hiện và lâu đài trở thành điểm đến thu hút du khách.
Video đang HOT
Lâu đài Old Wardour, Wiltshire, Anh: Vào thế kỷ 14, lâu đài Old Wardour được xây dựng bởi bá tước John Lovell sau khi ông kết hôn. Trong cuộc nội chiến năm 1643, lâu đài bị tấn công và phá hủy một phần. Old Wardour hiện nay trở thành Di sản nước Anh và đang mở cửa cho khách du lịch tham quan.
Lâu đài Montearagón, Huesca, Tây Ban Nha: Ban đầu, lâu đài Montearagon được xây dựng để giúp chinh phục khu vực Huesca, phía bắc Tây Ban Nha. Sau đó nơi này được trao lại cho các tu sĩ Augustino sử dụng trong 7 thế kỷ. Vào thế kỷ 19, Montearagon được sử dụng để chứa thuốc súng và bị phá hủy bởi một vụ nổ. Kể từ đó, nó nằm trong đống đổ nát và bị bỏ hoang.
Lâu đài Spis, Zehra, Slovakia: Lâu đài Spis có từ thế kỷ 12 khi khu vực này là một phần của nhà nước phong kiến Hungary. Năm 1780, Spis bị phá hủy hoàn toàn bởi một trận hỏa hoạn. Sau Thế chiến thứ 2, lâu đài được nhà nước Slovakia trùng tu lại. Năm 1993, Spis được UNESCO công nhận Di sản Thế giới và là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu.
Những thị trấn bị lãng quên trên thế giới
Với không gian hoang tàn, đổ nát, những địa điểm dưới đây thu hút khách du lịch, nhiếp ảnh gia và các đoàn làm phim trên thế giới.
Ảnh: Naturall.places.
Bodie, California là thị trấn khai thác vàng ở phía đông dãy núi Sierra Nevada. Địa điểm này từng có hơn 10.000 người trong thời kỳ đào vàng. Nơi đây từng có 70 tiệm ăn uống, sân chơi bowling, nhà thờ... Hiện nay, hơn 100 tòa nhà bị bỏ hoang vẫn còn mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về cuộc sống miền Tây hoang dã. Khi đến đây, du khách cẩn thận bởi lời nguyền Bodie sẽ ám ảnh những ai rời khỏi thị trấn khi mang cổ vật cũ về.
Ảnh: Actu.japon, Thevacationgirls.
Đảo Hasima Nhật Bản hay còn được gọi là Đảo Chiến Hạm, từng có hơn 5.000 người sinh sống. Nơi đây chính thức đóng cửa vào năm 1974 khi dầu mỏ bắt đầu thay thế than ở Nhật Bản. Hòn đảo bỏ hoang 35 năm cho đến khi một công ty du lịch khai thác và dần thành địa điểm du lịch nổi tiếng. Hòn đảo xuất hiện trong nhiều bộ phim như James Bond Skyfall... Ngoài ra, Hasima còn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tháng 7/2015.
Ảnh: Idealistacom.
Thành phố Sanzhi Pod, Đài Loan sở hữu những ngôi nhà như một khu nghỉ dưỡng bên bờ biển. Dự án bị bỏ dở vào năm 1980 sau khi gặp khó khăn về tài chính và có một số vụ tự tử của công nhân xây dựng. Người dân địa phương cho rằng địa điểm này bị lời nguyền của linh hồn của rồng sau khi công nhân phá hủy một bức tượng. Ở châu Á, rồng gắn liền với sự may mắn và quyền lực, vì vậy nhiều người dân địa phương cho rằng hành động này dẫn đến điều xui xẻo cho nơi đây.
Ảnh: Pure_sadness.
Pripyat, Ukraine từng là nơi sinh sống của hàng nghìn gia đình làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân vào ngày 26/4/1986 gây ra bức xạ độc hại khắp xung quanh khiến hơn 50.000 cư dân phải sơ tán đột ngột. Mọi thứ tại nơi đây vẫn còn nguyên khi bị bỏ lại tạo khung cảnh hoang tàn, đổ nát.
Ảnh: Fracturedmindz.
Ngôi làng Copehill, Anh là khu huấn luyện quân sự được Bộ quốc phòng xây dựng. Nơi đây được tạo ra để quân đội thực hành chiến đấu và chưa bao giờ có người ở. Dù vậy, mọi thứ trong làng được dựng lên rất chi tiết từ rèm cửa, bồn hoa tạo cảm giác như người dân vừa mới sơ tán.
Ảnh: Thedreadedsunshi, 85701.
Ruby, Arizona là thành phố ma được bảo tồn tốt nhất ở Tây Nam nước Mỹ. Du khách có thể tham quan 25 tòa nhà bị bỏ hoang, bao gồm nhà tù, trường học và nhà ở. Với tài nguyên khoáng sản phong phú, Ruby thu hút nhiều người tìm đến khai thác. Sau khi các mỏ bị ngừng, thành phố chính thức bị bỏ hoang năm 1940.
Ảnh: Getty.
Varosha, Síp từng là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới những năm 1970. Sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng đảo Síp vào năm 1974, cư dân đã chạy trốn khỏi nơi này. Thành phố từ đó bị phong tỏa, không cho ai vào ngoài quân đội và nhân viên Liên Hợp Quốc.
Khu du lịch biển Xuân Thành nổi tiếng giờ hoang tàn, thành nơi chăn dê Khu du lịch biển Xuân Thành ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) từng là điểm đến của nhiều người, nhưng giờ chỉ còn cảnh hoang tàn, nhiều dự án đầu tư bị bỏ hoang, thành nơi chăn bò, dê. Bãi biển Xuân Thành có chiều dài gần 5 km, bãi tắm thoải. Nơi đây từng là một trong những bãi biển thu hút...