7 kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc tài xế cần nắm vững
Bên cạnh việc lái xe cẩn thận, những kiến thức, kỹ năng lái xe đường đèo dốc được trang bị đầy đủ sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.
Đường đèo dốc ắt hẳn phải khiến không ít tay lái phải ngần ngại khi nghĩ đến bởi những góc cua hẹp, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, những con đường nhỏ với xe tải lớn chạy ngược chiều hay vượt xe một cách ‘ thô bạo’.
Để có những trải nghiệm tuyệt vời và một chuyến đi đường dài đến những địa điểm nổi tiếng phải vượt qua những con đèo lớn một cách an toàn thì bên cạnh việc lái xe cẩn thận, những kiến thức, kỹ năng l ái xe đường đèo dốc được trang bị đầy đủ sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.
Ảnh minh hoạ
Kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn
Kiểm tra bảo dưỡng xe, hệ thống phanh, lốp xe trước mỗi chuyến đi.
Trước mỗi chuyến đi, việc đầu tiên bạn phải làm chính là đưa xe đến Gara kiểm tra bảo dưỡng các hệ thống, chi tiết xe đảm bảo cho việc vận hành ổn định và trơn tru cho những chuyến đi đường dài, đặc biệt là kiểm trang hệ thống phanh, chất lượng dầu phanh, tình trạng lốp xe, áp suất lốp bởi đâu là những chi tiết rất quan trọng cho việc lái xe đường đèo dốc.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra hệ thống gạt, điều hoà, ống xả, hệ thống đèn xe, còi, kiểm tra dầu động cơ, nước rửa kính… để mọi thứ đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt khi cần thiết.
Giữ tốc độ xe không chạy quá nhanh khi lên dốc và xuống dốc
Video đang HOT
Việc giữ tốc độ phù hợp khi lên dốc và xuống dốc là yếu tố quan trọng khi lái xe đường đèo dốc bởi điều kiện đường khá hẹp và các khúc cua gắt liên tục, tầm nhìn thấp nên việc chạy quá nhanh có thể dẫn đến những tình huống nghiệm trọng, người lái không xử lý kịp thời.
Sử dụng phanh khi đi đường đèo dốc – tuyệt đối không rà phanh.
‘Mất phanh’ là yếu tố nguy hiểm nhất thường xảy ra với những người lái xe trên đường đèo dốc. Thực chất quá trình mất phanh đến từ việc rà phanh liên tục của người lái nhằm điều tiết tốc độ của xe.
Điều này khiến cho việc ma sát liên tục giữa má phanh và đĩa phanh, làm nhiệt độ tăng cao dễ xảy ra tình trạng bị kẹt phanh hay dầu phanh bị sôi, làm mất đi tác dụng bơm điều tiết các xi-lanh phanh dẫn đến hệ thống phanh bị vô hiệu hoá, mất phanh gây nguy hiểm.
Để hãm tốc độ cho xe khi đi đương đèo dốc thì bên cạnh việc hãm xe bằng chuyển cần số về các vị trí số thấp 1,2,3 để hãm tốc độ bằng động có thì cần sử dụng bàn đạp phanh cho hợp lý.
Khi cảm thấy xe trôi quá nhanh thì cần đạp giữ phanh khoảng 3 giây để tốc độ xe chậm lại, đồng thời thay đổi số để động cơ không gào lên quá lớn hay chuyển số cao hơn.
Khi xe đã chậm lại thì nhả phanh hoàn toàn để xe tự trôi. Tiếp tục lặp để điều tiết tốc độ xe cho đến khi xuống dốc. Không rà đạp phanh liên tục khi xuống dốc cũng như hạn chế việc sử dụng chân ga để tăng tốc xe quá nhanh ở các đoạn đường thẳng và tuyệt đối không sử dụng chân côn với xe số sàn để thả dốc.
Quan sát bản đồng hồ lái, nhiệt độ nước làm mát
Khi lái xe trên đường đèo dốc, động cơ của xe sẽ làm việc “nặng nhọc” hơn so với khi đi trên đường bằng phẳng,hệ thống làm mát động cơ hoạt động hết công suất để đảm báo xe không quá nhiệt.
Vì thế bên cạnh việc lên thay đổi vị trí số phù hợp để động cơ không quá gằn thì cần quan sát mức nhiệt độ nước làm mát động cơ nằm ở mức an toàn. Nếu động cơ của xe quá nóng thì nên dừng xe lại ở những đoan đường trống, tầm nhìn thông thoáng để xe tạm nghỉ trước khi xuất phát trở lại
Quan sát độ dốc, các biển báo khúc cua.
Việc quan sát độ dốc của các đoạn đường, biển báo khúc cua giúp bạn lường trước đoạn đường sắp đến và điều khiển chân ga, hộp số cho phù hợp cũng như muốn vượt xe an toàn.
Hạn chế ôm vạch chia đường khi đi đường đèo dốc.
ĐIều kiện đường đèo dốc thường nhỏ hẹp hơn với với đường ở địa hình bằng phẳng nên việc lái xe trên các cung đường này đòi hỏi tính linh hoạt để đảm bảo tính an toàn cho mình và những xe chạy ngược chiều.
Khi lái xe trên đường dốc cần chú ý quan sát, nhường đường cho các xe lớn hơn khi vào cua hay những xe gắn máy. Sử dụng còi hay nháy đèn báo hiện các xe khác khi tầm nhìn bị hạn chế.
Chú ý khi vượt xe trên đường đèo
Trong bất kỳ điều kiện đường xác nào, khi cần vượt xe đều phải chú ý quan sát điều kiện đường xá và có báo hiệu cho các xe phía trước bằng đèn, có thể là còi xe khi cần thiết để đảm bảo quá trình vượt xe được an toàn. Với đường đèo dốc thì vượt xe cần phải chú ý hơn do các đoạn cua liên tục, hạn chế tầm nhìn và độ dốc lớn khiến xe cần nhiều sức mạnh hơn.
Khi vượt xe cần chú ý quan sát đường, đảm bảo không gian đủ an toàn để vượt lên, ra tin hiệu báo cho xe phía trước và chuyển cần số phù hợp để đủ sức mạnh cho xe vượt qua., hạn chế việc “vượt xe đôi” (vượt cùng lúc 2-3 xe khi đi đường đèo nếu không thật sự chắc chắn)
Lốp xe ô tô nhanh bị mòn: Những thói quen xấu cần loại bỏ
Tuổi thọ của lốp xe ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi cách mà bạn lái xe. Dưới đây là những thói quen xấu mà tài xế cần phải tránh để không gây tổn hại cho lốp xe nói riêng.
Thay đổi tốc độ đột ngột
Việc tăng tốc hoặc dừng xe quá đột ngột khi đang di chuyển có thể khiến lốp xe bị ăn mòn nhiều hơn. Thay đổi tốc độ đột ngột khiến bề mặt lốp xe có sự ma sát cực mạnh với mặt đường, dẫn đến lốp xe bị mài mòn không đều. Từ đó, khiến lốp xe nhanh chóng xuống cấp và tuổi thọ lốp giảm nhanh.
Không chỉ di chuyển trên những đoạn đường gập ghềnh mà đỗ xe tại những nơi không bằng phẳng cũng khiến lốp xe của bạn bị "lão hóa" sớm.
Lái xe trên mặt đấu xấu
Lái xe trên mặt đường nhiều sỏi đá, ổ gà, ổ voi,.. cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây hại cho lốp xe. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, xe còn có thể bị nổ lốp, lốp bị cấn mâm, nhất là khi xe di chuyển với tốc độ cao. Để hạn chế những rủi ro này, các tài xế nên lái xe với tốc độ vừa phải khi đi qua những cung đường gồ ghề, không bằng phẳng.
"Phơi" xe dưới trời nắng
Dưới tác động của ánh nắng mặt trời cùng với sức nóng từ mặt đường, áp suất lốp xe sẽ bị tăng cao, dẫn đến nguy cơ nổ lốp. Các tài xế nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, ít nhất là một tháng 1 lần để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế đỗ xe bên ngoài trời nắng gắt . Trong những trường hợp bất khả kháng, hãy sử dụng những phụ kiện chống nắng cho ô tô để giảm nhiệt cho xế cưng của bạn.
Dưới tác động của ánh nắng mặt trời cùng với sức nóng từ mặt đường, áp suất lốp xe sẽ bị tăng cao, dẫn đến nguy cơ nổ lốp.
Đỗ xe quá sát vỉa hè
Tại nước ta, tình trạng đỗ xe tràn lan, đỗ xe sát vỉa hè không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên ít ai biết được rằng việc đỗ xe sát vỉa hè có thể khiến lốp xe bị co vào phần đường vỉa hè và bị bào mòn và mỏng dần đi, dẫn đến tình trạng nổ lốp xe, gây nguy hiểm cho người lái.
Xe chở quá tải trọng
Trên thực tế mỗi loại xe đều có tải trạng riêng phù hợp với thiết kế của xe. Do đó, khi xe thường xuyên chở quá tải trọng quy định thì lốp xe sẽ là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Toàn bộ trọng lực sẽ dồn xuống 4 bánh xe, khiến bánh xe bị mài mòn, "suy giảm" tuổi thọ một cách nhanh chóng hoặc thậm chí là nổ lốp.
Kinh nghiệm lái ô tô an toàn khi chạy với tốc độ cao Để đảm bảo an toàn khi lái xe với tốc độ cao, ngoài việc phải vững tay lái thì các tài xế cần lưu ý một số kỹ năng quan trọng dưới đây. Điều chỉnh sao cho vị trí ngồi với độ cao phù hợp để có tầm nhìn rõ ràng Điều chỉnh chỗ ngồi chính xác và thoải mái Chỉ khi ổn...