7 kiểu làm bố tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thành công trong tương lai của con
Mặc dù mẹ là người dành thời gian nhiều cho con hơn nhưng thói quen và tính cách của bố lại ảnh hưởng trực tiếp đến con. Dưới đây là 7 kiểu làm bố gây tổn thương cho con cái nhiều nhất.
1. Ông bố nghiện hút thuốc lá
Một số ông bố có thói quen thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến cho không khí trong nhà ngột ngạt, ám mùi khói thuốc. Như chúng ta đều biết, khói thuốc vô cùng cho có hại cho sức khỏe, nhất là với trẻ em. Các nghiên đã chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người bố hút thuốc thường xuyên thì đứa con dễ bị viêm phế quản và viêm phổi nhất. Ngoài ra, mùi thuốc lá còn ảnh hưởng đến khả năng học hành của con.
2. Ông bố gia trưởng
Không ít ông bố có tính cách muốn kiểm soát mọi thứ, tự quyết định và luôn áp đặt người khác nghe theo mình. Những ông bố này không muốn nghe con giải thích, không cần tìm hiểu con cần gì cũng như không tôn trọng mong muốn, sở thích của con.
Nếu sự kiểm soát của người cha quá mạnh mẽ, không cho con cơ hội thể hiện suy nghĩ của mình, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con trong tương lai.
3. Ông bố nghiện điện thoại
Video đang HOT
Không chỉ có trẻ con ham mê mà ngay cả chính người trụ cột trong gia đình cũng có sở thích ôm điện thoại di động cả ngày. Những ông bố này xem điện thoại mọi lúc mọi nơi, ngay cả lúc ăn và thậm chí sử dụng cả trong nhà vệ sinh.
Một người đàn ông ham mê điện thoại sẽ không biết san sẻ việc nhà với vợ và chơi đùa cùng con cái. Việc bỏ bê gia đình vì điện thoại di động không khác gì “bạo hành lạnh”. Theo thời gian, con sẽ không muốn giao tiếp với bố và càng ngày mối quan hệ cha-con càng xa lánh. Các con cũng trở nên cô đơn và tự kỷ hơn so với các bạn.
4. Ông bố hay mất bình tĩnh
Mỗi khi có chuyện gì khó khăn xảy ra mà người bố luôn mất bình tĩnh, nản chí hoặc làm náo loạn cả nhà lên sẽ khiến cho con cảm thấy sợ hãi và bất an. Với những ông bố này, các con sẽ yếu đuối, rụt rè, mất tự tin, ngại giao tiếp với người khác.
5. Ông bố không biết giữ lời hứa
Một số người cho rằng con cái đang còn nhỏ nên thản nhiên tin tưởng hoặc nói dối con. Ví dụ như bố hứa sẽ đi du lịch vào cuối tuần nhưng rồi cuối cùng lại báo mình phải làm thêm giờ. Lần nào bố cũng hứa với con là lần sau đi nhưng nhiều lần chưa thực hiện được. Chính sự không giữ lời hứa lặp đi lặp lại nhiều lần khiến con mất lòng tin, cùng với đó con sẽ hình thành thói quen không biết giữ lời hứa với người khác.
6. Ông bố vô hình
Vai trò của bố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con nhưng nhiều gia đình lại có xu hướng bỏ qua và mặc nhiên con cứ lớn lên bên mẹ. Đối với con trai, người bố sẽ là tấm gương sáng cho con noi theo. Trong khi đó, đối với con gái, thường sẽ quan sát bố mẹ để học cách sống vui vẻ, hòa thuận.
Trẻ thiếu tình yêu của cha mẹ như thiếu canxi trong quá trình tăng trưởng. Nếu có bố quan tâm, con sẽ có đức tính mạnh mẽ, tự tin, khoan dung, ngược lại không có bố sẽ phát triển trong sự lo lắng và cô đơn.
Vì vậy, bố phải tham gia vào việc giáo dục con cái, giúp con hiểu được hạnh phúc cũng như rắc rối trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bố cần thường xuyên giao tiếp, lắng nghe con, đánh giá cao và yêu thương con.
7. Bố không yêu thương mẹ
Món quà ý nghĩa nhất của một người cha dành cho con cái chính là tình yêu của bố mẹ. Nếu bố không yêu mẹ, thờ ơ, lạnh lùng, không tôn trọng mẹ sẽ khiến con nghi ngờ, nhạy cảm và sống trong cảm giác bất an. Cho dù phương pháp giáo dục của bố dành cho con có tuyệt vời đến đâu cũng không đủ khả năng làm cho con có cảm nhận về ngôi nhà ấm áp và hạnh phúc.
Theo Tổ quốc
Nghiện điện thoại thông minh có thể làm thay đổi cấu trúc não?
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Heidelberg ở Đức đã phát hiện ra rằng người nghiện điện thoại thông minh, có liên quan đến lượng chất xám thấp hơn ở một số bộ phận của não.
Những người có sử dụng điện thoại thông minh không ổn định cũng cho thấy hoạt động giảm ở vỏ não trước, một khu vực liên quan đến một loạt các hành vi và quá trình nhận thức.
Insula là một khu vực nhỏ được tìm thấy sâu trong não liên quan đến sự tự nhận thức, can thiệp, xử lý đau và nghiện, trong khi vỏ não tạm thời có liên quan đến ngôn ngữ, thính giác và khả năng hiểu lời nói.
Sau khi sử dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến, nghiên cứu hiện tại đặt câu hỏi về sự vô hại của điện thoại thông minh, ít nhất là ở những cá nhân có thể có nguy cơ gia tăng các hành vi gây nghiện liên quan đến điện thoại thông minh.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành quét não MRI trên 22 người bị nghiện điện thoại thông minh và 26 người mà không mắc bệnh này. Tất cả những người tham gia được đánh giá bằng Thang đo Nghiện điện thoại thông minh được phát triển vào năm 2015.
Họ đều thuận tay phải, trong độ tuổi từ 18 đến 30 và không có tiền sử bệnh thần kinh, bệnh trạng nghiêm trọng hoặc rối loạn tâm thần hiện tại. Bộ não quét đặc biệt tìm kiếm để phát hiện sự khác biệt về khối lượng chất xám ở những người mắc chứng nghiện điện thoại thông minh và những người không có.
Tuy nhiên, nó không rõ liệu đây là vấn đề nguyên nhân hay tương quan. Ví dụ, có thể những thay đổi trong não phát sinh do sử dụng điện thoại thông minh của người tham gia hoặc khối lượng chất xám khác nhau khiến họ dễ bị sử dụng điện thoại thông minh nặng hơn. Các tác giả nghiên cứu cũng lưu ý rằng họ "không thể loại trừ hoàn toàn khả năng các tình trạng sức khỏe tâm thần khác có thể có tác động" đối với các phát hiện của họ.
Nghiên cứu này đã gây nhiều tranh cãi vì rốt cuộc, thật công bằng khi nói rằng nhiều người trong thế kỷ 21 sử dụng điện thoại thông minh của họ cho phần lớn công việc, vui chơi và cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, dù bằng cách nào nhưng những bằng chứng ngày càng tăng cho thấy điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội chắc chắn có ảnh hưởng đến hành vi và bộ não của chúng ta là điều không quá khó hiểu.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Mắc ung thư phổi sống được bao lâu? Ung thư phổi là ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu, mỗi năm cướp đi mạng sống gần 21.000 người Việt. 80% ung thư phổi do môi trường sống PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc BV K cho biết, Việt Nam nằm ở Đông Á là một trong 3 khu vực có tỉ lệ mắc ung thư phổi cao nhất...