7 kiến trúc hình bát giác độc đáo nhất Việt Nam
Với kiến trúc hình bát giác đặc trưng, độc đáo, những công trình này đã trở thành biểu tượng của các địa phương, thu hút du khách tham quan, tìm hiểu.
Nằm ở trung tâm TP Phan Thiết, tháp nước hình trụ bát giác đều soi bóng bên dòng sông Cà Ty đã trở thành biểu tượng của Bình Thuận. Theo tư liệu của Bảo tàng Bình Thuận, công trình do Hoàng thân Lào Souphanouvong (sau là Chủ tịch CHDCND Lào) thiết kế, nay là minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Lào. Tháp cao 32 m, trang trí hoa văn chữ triện Hỷ, Phúc, Thọ, Kiết, Lộc chạy dọc theo các cạnh từ trên xuống.
Hải đăng Kê Gà là thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Theo Cổng TTĐT Bình Thuận, công trình xây bằng đá hoa cương đưa từ Pháp sang, có kiến trúc hình trụ bát giác, thu hẹp dần khi lên cao tới đỉnh, sừng sững vươn lên giữa trời xanh.
Nhà Tròn là công trình mang tính biểu tượng ở TP Bà Rịa, có mặt trong logo thành phố. Cổng TTĐT TP Bà Rịa cho biết đây là công trình tháp nước, hay lầu nước, cao khoảng 20 m, có bồn nước đặt trên 8 trụ đứng, dưới chân là nhà bát giác. Là “chứng nhân” cho nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, Nhà Tròn đã được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1987.
Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng, thu hút du khách viếng thăm khi đến Huế. Trong sân chùa có tòa tháp cổ với kiến trúc hình bát giác độc đáo, cao 7 tầng, mỗi tầng có thờ Phật, gọi tên là tháp Phước Duyên. Đây được xem là một biểu tượng đáng nhớ của đất cố đô.
Nhà Bát Giác là công trình nằm tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Theo các tài liệu, kiến trúc hình bát giác này được dựng từ thời Pháp, làm chỗ cho nhạc binh biểu diễn những chiều chủ nhật.
Theo trang TTĐT của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, đây là bảo tàng đầu tiên ở phía Nam, được thành lập năm 1929 với tên gọi Bảo tàng Blanchard de la Brosse, đã được công nhận di tích quốc gia. Tòa nhà bảo tàng là một kiến trúc độc đáo, mang phong cách Đông Dương rõ nét, với mặt bằng tổng thể gồm khối tháp bát giác ở giữa làm điểm nhấn, cũng là trục đối xứng cho hai dãy nhà hai bên.
Theo trang TTĐT quận 3 (TP.HCM), khu vực hồ Con Rùa hiện nay có tên chính thức là Công trường Quốc tế, là nút giao của các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần. Hồ nước hình bát giác đặc trưng ở đây nằm giữa không gian cây xanh thơ mộng, có 5 cột bê tông cao giống bông hoa xòe nở, có những đường đi bộ xoắn ốc duyên dáng…
Độc đáo quán cà phê với mái tranh 'lơ lửng' trên khung thép
Thiết kế theo kiến trúc bản địa đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quán cà phê ở Cà Mau gây ấn tượng với lớp mái tranh độc đáo lơ lửng trên khung thép mảnh.
Nhà sàn, nhà lá kiến trúc phù hợp với tập quán sinh hoạt vùng sông nước, lênh đênh theo mùa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Gia chủ muốn thiết kế một quán cà phê tạm trên khu đất thuê ngắn hạn.
Loại hình công trình này được tái hiện thông qua lớp mái tranh lơ lửng trên hệ khung thép mảnh.
Đây là dạng công trình có cấu trúc đơn giản, bao gồm mái che nhẹ dựng trên hệ kết cấu tạm.
Bên trong quán nước, các không gian đều thông với nhau nhờ việc phá bỏ vách ngăn.
Các không gian thiết kế mở hoàn toàn nên nguồn sáng bên trong luôn dồi dào, tiết kiệm điện năng.
Ngoài ra, kiến trúc sư sử dụng giật cấp mặt nền đan xen cây xanh, mặt nước.
Từ đó, hình thành nhiều lớp không gian đa dạng kết hợp chênh lệch cường độ giữa vùng tối dưới mái và vùng sáng bao cảnh.
Quà cà phê gợi lên hình ảnh nếp nhà tranh gần gũi.
Công trình mở ra bên ngoài và mời gọi tiếp cận từ nhiều phía. Nguồn ảnh: Dũng Huỳnh.
Video: Kiến trúc hiện đại cho ngôi nhà liền kề. Nguồn: VTC1
Cảnh sắc ở không gian nghệ thuật 16.000 m2 Lebadang Memory Space (Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng) rộng đến 16.000 m2, thu hút nhiều người đến check-in, chụp ảnh. Ảnh: Vũ Ngọc, Son Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng là điểm đến yêu thích của của hai nhà thiết kế Vũ Ngọc và Son (tên thật Vũ Ngọc Tú, Đinh Trường Tùng). Trong chuyến công tác cố đô tháng...