7 kịch bản phổ biến của game kinh dị, game thủ đã biết thừa nhưng khi chơi vẫn sợ vỡ mật
Một khi bạn đã quen với cái gì đó, bạn sẽ thấy nó bớt đáng sợ. Tuy nhiên với game kinh dị thì khác, chơi đi chơi lại bao lần vẫn khiến con tim bạn phải nhảy ra khỏi lồng ngực
Kẻ địch đột ngột xuất hiện khi bạn nhặt thứ gì đó lên
Một mánh hù dọa “xưa như Trái Đất” của các game kinh dị. Nhiều khi nó khá hiệu quả, như lúc bạn nhặt khẩu shotgun lên trong “BioShock”, đèn điện vụt tắt, và cả đám Splicer lao vào tấn công bạn. Nhưng trong phần lớn trường hợp, yếu tố này khá dễ đoán trước được. Nếu nhìn thấy một chiếc chìa khóa hay thứ vũ khí siêu “xịn” nằm im trên bàn một cách “khêu gợi”, 99% nó là một cái bẫy, bởi chẳng có gì tự nhiên đến dễ dàng thế cả. Giả dụ chẳng có gì xảy ra ngay lúc đó, nhưng một vài giây sau – khi bạn tưởng rằng mình đã an toàn – những con quái vật đột ngột lao ra thì mới thực sự ấn tượng.
Những dòng chữ bằng máu trên tường
Lần đầu tiên bạn nhìn thấy nó có lẽ là trong “ System Shock 2″, nhưng những bức “huyết thư” này chắc chắn có một lịch sử lâu đời hơn thế. Ai đó, ngay trước khi chết, dùng máu của mình để bôi lên tường lời cảnh báo, đại loại như: “TRÁNH XA RA”, “NÓ ĐANG TỚI” hay “KHÔNG LỐI THOÁT” … Thỉnh thoảng họ còn để lại lời chỉ dẫn cho bạn, như “CẮT CHI CỦA CHÚNG” trong “Dead Space”, quả là một lời nhắc nhở hữu dụng. Một vài game tận dụng khá tốt chi tiết này, nhưng đa phần nó chỉ là sự lười biếng trong việc thể hiện cốt truyện. “Silent Hill 2″ cũng là một ngoại lệ, bởi ít nhất thì những dòng chữ đó cũng khiến ta cảm thấy có chút bí hiểm và rợn gáy.
Bối cảnh nhà thương điên, sử dụng bệnh tâm thần như một phương tiện kinh dị rẻ tiền
Có không biết bao nhiêu tựa game kinh dị chọn nhà thương điên làm bối cảnh trung tâm, và hầu hết chúng làm như vậy để hù dọa người chơi theo một mô típ sẵn có, rẻ tiền. Lợi dụng định kiến sai lầm về bệnh tâm thần, những tựa game này đã biến bệnh nhân ở nơi đây thành một dạng “quái vật” điên loạn mà người chơi buộc phải tiêu diệt, hoặc tránh xa bằng mọi giá. Mô típ cổ lỗ sĩ này không những nhàm chán, mà còn phỉ báng và vô nhân đạo – đặc biệt là khi không thiếu gì cách để hù dọa người chơi thay vì dựa dẫm hoàn toàn vào “jump scare”. Lần đầu tiên và lần thứ mười bạn đối mặt Xenomorph trong “Alien: Isolation” có khi là đáng sợ như nhau, nhưng gần như sẽ chẳng có ai nói điều tương tự về trải nghiệm của họ với màn hù dọa bất ngờ trong trại thương điên của “ Outlast” cả.
Đèn pin chuyên… hết pin giữa chừng
Video đang HOT
Vẫn biết game là thế giới ảo, nhưng phải công nhận rằng có những chi tiết “hư cấu” đến lạ lùng khiến người chơi phải phì cười. Ăn một miếng thịt sống giữa trận chiến để hồi phục sinh lực hoàn toàn ư? Bình thường thôi, nhưng thứ mà người chơi khó chấp nhận nhất về độ “ảo” trong game kinh dị chắc chắn phải kể tới những chiếc đèn pin chuyên… hết pin giữa đường. Trong một vài game, bạn phải tắt hẳn nó đi cho tới khi nó được sạc đầy lại. Ở một vài game khác, cụ thể là “Alan Wake”, người chơi phải liên tục nhét những quả pin vào đó, một điều quá ngớ ngẩn và vô lý. Đó không phải là cách mà đèn pin hoạt động đâu! Kì lạ thay, Energizer vẫn nghĩ quảng cáo pin của họ – loại pin dùng được khoảng… 10 giây tối đa – trong “Alan Wake” là một cách hay!
Đoạn nhật ký ghi âm của người chết
Để không bị nhầm lẫn với đoạn băng mật quay cảnh ai đó bị giết hại, chúng ta đang chỉ đích danh những đoạn nhật ký ghi âm mà ai đó giấu trong tủ chạn trước khi họ bị kéo lê đi và tra tấn đến chết. Một vấn đề lớn của yếu tố rập khuôn này là: Ai đã tắt cuộn băng ghi âm đó đi? Con quái vật tắt à? Hay hồn ma của nạn nhân? Có thể cái máy ghi âm hết dung lượng đúng ngay thời điểm đó thì sao? Nếu như để nó xuất hiện trong game, chí ít cũng khiến đoạn băng đó tiếp tục chạy trong một khoảng thời gian hợp lý chứ. Tức là tùy vào mẫu máy của nạn nhân, bạn sẽ phải được nghe thêm âm thanh im lặng trong khoảng… 50 đến 700 tiếng đồng hồ nữa.
Cô gái trong “The Ring”
Mái tóc đen dài phủ kín mặt và bộ váy trắng đó đã trở thành một hình tượng kinh dị điển hình cả trong phim ảnh và video game kể từ sau thành công vang dội của “The Ring”. Mặc dù một số nhà làm game cũng đã cố biến thể nó đi (như “The Evil Within” cho cô ta thêm những chiếc chi nhện khổng lồ), nhưng như vậy vẫn là chưa đủ để người chơi không phải thở dài thốt lên: “Lại nó nữa à?”. Tốt nhất nếu muốn đưa những sinh vật kinh dị trên phim ảnh vào game, thì chỉ nên chọn thể loại bắn súng mà thôi. Vì ít ra bắn chết lũ zombie đó còn thú vị, chứ trong game thì không ai sợ chúng nữa đâu.
Xe lăn trống không, nằm nghiêng một bên, với một chiếc bánh xe vẫn tự quay đều
Đã từ lâu, đây là một trong những yếu tố trang trí được các nhà thiết kế game kinh dị ưa chuộng nhất. Cũng vì thế nên nó xuất hiện nhiều đến nỗi chúng ta phải… phì cười mỗi khi nhìn thấy, một phản ứng mà có lẽ không nằm trong dự định của nhà phát triển. Một chiếc xe lăn trống không đang nằm nghiêng? Chưa đáng sợ phải không, nhưng nếu bánh xe của nó vẫn tự quay đều một cách kì quái thì sao? Không, vẫn chẳng có gì là ghê rợn cả. Đã đến lúc ngưng lười biếng và nghĩ ra một chiêu hù dọa nào đó mới mẻ hơn rồi.
Theo GameK
Dòng game kinh dị đình đám một thời bây giờ chỉ còn là những cái bóng!
Quả thực là những tựa game kinh dị vốn một thời oai hùng làm mưa làm gió ở cả thế giới online lẫn offline trên mọi hệ máy giờ đã 'hụt hơi' rất nhiều.
Dòng game kinh dị cổ điển có thật sự sẽ thoái trào khi mà những năm gần đây chất lượng cũng như số lượng của các tụa game kinh dị cổ điển đang ngày càng đi xuống.
Chúng ta đều biết thể loại game kinh dị là món ăn tinh thần không thể thiếu trong thực đơn của những game thủ yêu thích dòng game offline. Đây là thể loại được xem như là bất diệt khi nó chiếm trọn tình cảm của những khách hàng khó tính nhất từ gian đoạn cuối thế kỷ 20 cho đến đầu thế kỷ 21. Các tựa game thuộc thể loại kinh dị cổ điển đều nằm trong top những siêu phẩm game hằng năm như: Silent Hill, Resident Evil, The Evil Within, Outlast, ... tuy đã đi suốt bao năm những mỗi lần chơi lại những tựa game này đều để lại một dấu ấn rất mạnh mẽ trong tâm trí của các game thủ. Có thể khẳng định từ xưa đến nay dòng game kinh dị này luôn có chỗ đứng vững chắc trong thế giới game.
Nhưng đấy chỉ là câu chuyện của quá khứ, những năm gần đây khi sự lên ngôi của dòng game Moba và mới đây nhất là Battle Royale đã cho thấy số lượng cũng như chất lượng của dòng sản phẩm này đang đi xuống nhanh đến mức thảm hại. Có lẽ thời đại đang tiên tiến và những dòng game kinh di đi cảnh chất cổ điển đã không còn tạo dấu ấn đặc biệt cho người chơi dù đã có rất nhiều series tiếp theo của siêu phẩm ra đời. Liệu hướng đi phát triển của dòng game kinh dị có đạt được kết quả tốt trong tương lại nếu cứ đi theo đường thẳng băng như vậy. Trong khi đó khách hàng thì càng ngày họ phải đòi hỏi những sự thỏa mãn lớn hơn. Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài ý kiến khách quan được cho là nguyên nhân làm sa sút nền game kinh dị cổ điển.
1. Ý tưởng đang đi dần vào ngõ cụt
Nếu chúng ta để ý những game kinh dị bây giờ chỉ có đúng một công đoạn duy nhất đó chính là thực hiện nhiệm vụ để đi từ điểm A đến B để hoàn thành hết 1 cốt truyện. Qua bao năm các ý tưởng vẫn không có gì thay đổi, cứ loay hoay xào tới xào lui và thế là ra một tựa game kinh di mới. Nhưng không phải ý nói cách làm game kinh dị là sai lệch, mà là game kinh dị chưa có một sự đột phá nào trong gameplay.
Chỉ dừng tại mức hù dọa người chơi theo lập trình, và chưa thể nào đập tan được rập khuôn của sự hạn chế của bối cảnh, trí tưởng tượng của các NSX vẫn chưa thế nào bay xa hơn được khi họ luôn bị ám ảnh bởi những tượng đài lớn trong lịch sử ngành game kinh dị, hay nhân vật chiến tranh hoặc có thật. Vẫn chưa có một ai dám bước đi mạo hiểm và đổi mới ngành game kinh dị cổ điển thành một cái gì đó mới mẻ hơn tiên tiến hơn. Có vẻ các hãng game chưa dám đặt cược một mẻ cá lớn như thế, và họ chỉ muốn dừng lại mức ý tưởng có sẵn bao lâu nay.
2. Đòi hỏi của người chơi ngày một tăng cao
Con người đang dần phát triển và tính thỏa mãn giải trí của họ cũng được tăng lên rất cao. Đây cũng là một phần lý do cho sự thoái trào của dòng game kinh dị cổ điển. Khi mà người chơi càng ngày càng cảm thấy bao nhiêu đó là chưa đủ thỏa mãn với mình, và càng ngày họ càng khó tính hơn trong tất cả sản phẩm game được ra mắt, kể cả đó là một series kinh dị huyền thoại như Outlast hay Resident Evil. Như đã nói ở trên, vì chưa dám mạo hiểm thay đổi những ý tưởng táo bạo nên hàng năm đi qua dòng game kinh dị cũng chỉ có nhiêu đó, tuy chưa chơi nhưng cũng đã biết kịch bản nó ra làm sao. Thì như thế tạo cho người chơi cảm giác nhàm chán ngay từ đầu. Sự khó tính đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến dòng game kinh dị hiện nay.
3. Sự lên ngôi của gameplay hù dọa con nít
Thoạt nhìn chúng ta cứ tưởng đây là game dành cho con nít, nhưng không phải như vậy khi bây giờ có rất nhiều sản phẩm indie được làm ra từ các hãng game nhỏ lẻ. Vì chỉ là sản phẩm "mì ăn liền" nên mọi thứ có vẻ khá sơ sài về đồ họa cũng như cốt truyện. Họ chỉ tập trung vào âm thanh là chính, và đó cũng chính là điểm hút hồn người chơi khi đưa họ vào một cuộc tẩu thoát có thời hạn ngắn.
Ngoài ra chi tiết con ma dí sát và gần như muốn chạm tay ra ngoài màn hình của bạn đã làm cho game trở nên cực kì kinh dị. Sự lên ngôi của những tựa game kinh dị "rẻ tiền" đã phần nào khiến các hãng game không còn măn mà làm với thế loại cổ điển nữa.
4. Quá hạn chế về Gameplay
Nếu chúng ta chơi 1 game kinh dị, một là sẽ cầm vũ khí và săn từng con ma điều này sẽ làm cho chúng ta cảm giác rất bá đạo và gần như không cảm thấy 1 chút kinh dị nào nữa. Còn đối với dòng game "bất lực" thì lại gây ra cơn ức chế nặng cho người chơi khi bạn bị áp bức quá đến nổi điên nhưng không thể làm được gì chỉ trốn chạy từ đầu game đến cuối game cũng làm cho bạn rất dễ nản. Cho đến hiện tại thì gameplay chính của dòng game kinh dị cũng chỉ thuộc 2 dạng này và chưa thể phát triển thêm được bất cứ một cái gì mới. Có nhiều ý kiến cho rằng, hãy làm thử thế giới mở như series GTA, vừa làm nhiệm vụ vừa chạy trốn đi cảnh và còn làm được rất nhiều thứ khác, đi khám phá và có thể kết nối thêm với nhiều người chơi với nhau.
Chính vì những lý do trên mà dòng game kinh dị cổ điển đang ngày một đi xuống trầm trọng, hiện giờ thể loại này đang cần có một cuộc cách mạng cải cách mới để đột phá lấy lại vị thế tùng có trong quá khứ.
Theo GameK
Outlast: Tượng đài của dòng game kinh dị Đối với đại đa số game thủ, mỗi khi nhắc đến một tựa game kinh dị nào đó, họ thường nghĩ ngay đến Outlast, hoặc nếu là một tựa game nào khác, họ sẽ so sánh nó với Outlast. Không phải tự nhiên tựa game này lại dành được tình cảm đặc biệt từ nhiều game thủ như thế này. Có thể nói,...