7 giai đoạn cảm xúc mọi chàng trai đều trải qua khi yêu
Xúc cảm khi yêu giữa hai phái có thể giống nhau nhưng các giai đoạn phát triển của chúng lại có sự khác biệt rõ rệt. Hãy tìm hiểu xem đàn ông đã trải qua những giai đoạn cảm xúc nào trước khi chính thức rơi vào tình yêu nhé.
Giai đoạn cảm xúc 1: Rung động
Giai đoạn này gắn liền với những ấn tượng, sự thu hút về ngoại hình ngay trong lần đầu tiên một chàng trai gặp gỡ, tiếp xúc với một cô gái. Vì vậy, nhiều người cho đàn ông là những người sống nông cạn khi họ dễ dàng rung động ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Trong khi phụ nữ có thể rơi vào tình yêu sau cuộc trò chuyện đầu tiên với người khác phái thì tất cả những gì có sức hút với phái mạnh trong lần đầu tiên không có gì hơn ngoài ngoại hình.
Đối với nam giới, ngoại hình giữ vai trò vô cùng quan trọng, song nó không nhất thiết là toàn bộ lý do để đàn ông yêu một cô gái nào đó. Và trong số những nết đẹp ngoại hình mà phái mạnh dễ bị thú hút ở phe áo dài thì mỗi chàng trai lại có sở thích riêng của mình.
Người thì ấn tượng với khuôn mặt, người mê nụ cười, người bị quyến rũ bởi đôi chân. Thậm chí sức hút ở phái yếu có thể là bàn tay, mái tóc – những thứ tưởng như đàn ông chẳng mấy khi để ý.
Nếu bạn hỏi một chàng trai xem anh ta thích gì ở các cô gái, có thể anh ấy không biết chính xác sở thích của mình là gì. Nhưng khi anh ấy tìm thấy điểm hấp dẫn nào đó ở cô gái mà mình tiếp xúc, ngay lập tức anh ấy có thể rung động.
Giai đoạn cảm xúc 2: Say mê
Đàn ông dễ dàng rung động trước nhiều phụ nữ họ gặp gỡ, nhìn thấy hàng ngày. Lúc nào họ cũng cố gắng hết sức để thu hút được sự chú ý hay cái nhìn đáp lại của một cô gái. Nhưng không phải họ luôn đạt được thành công. Một là do anh ta không đủ nỗ lực hay đơn giản là người phụ nữ kia không hề quan tâm đến anh ấy.
Giai đoạn say mê trong xúc cảm của người đàn ông khi yêu cũng tương đương với giai đoạn họ tìm mọi cách để tán tỉnh một cô gái. Đây cũng là giai đoạn thú vị nhất của trò chơi hẹn hò đối với cả phái yếu và phái mạnh.
Một người đàn ông có thể rung động trước rất nhiều phụ nữ, nhưng anh ta không say mê tất cả số đó. Nếu họ thực sự xiêu lòng trước một cô gái và quan tâm đến việc thu hút hoặc theo đuổi cô gái đó nghĩa là anh ta đang bước vào giai đoạn thứ hai của xúc cảm yêu đương: say mê.
Họ cũng có thể dùng nhiều cách khác nhau để “tấn công” cô gái họ thích. Nhưng nếu cô ấy mãi không ghi nhận nỗ lực “bám đuôi” hoặc tỏ thiện ý với tình cảm của họ, họ thường quên ngay và chuyển hướng theo đuổi sang một cô gái khác mà anh ấy cũng thấy hấp dẫn.
Với đàn ông, rất dễ dàng để họ thích một cô gái trong một ngày và quên ngay lập tức rồi chuyển sang cô gái khác. Bởi họ sẽ trải qua nhiều giai đoạn cảm xúc trước khi chính thức yêu một ai đó.
Video đang HOT
Giai đoạn cảm xúc 3: Thu hút
Nếu một cô gái đáp lại sự theo đuổi của một chàng trai, anh ta sẽ bước vào giai đoạn cảm xúc tiếp theo đó là: thu hút. Đến giai đoạn này, một chàng trai sẵn sàng làm nhiều việc vì cô gái đó mà không thấy tiếc nuối công sức của mình. Khi bị từ chối, họ sẽ cảm thấy có chút đau khổ.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, đàn ông chưa thực sự rơi vào tình yêu. Khi bị từ chối, họ cũng đau khổ, thất vọng nhưng thật ra, giai đoạn này, họ mới chỉ tán tỉnh với suy nghĩ tìm kiếm sự may mắn.
Nhưng nếu một cô gái “bật đèn xanh” cho họ, họ sẽ đầu tư sâu hơn vào giai đoạn này – giai đoạn thu hút. Cụ thể, họ quyết định sẽ tìm mọi cách để thu hút cô ấy và làm cho cô gái đó cũng thích mình.
Con đường đi đến tình yêu đích thực của đàn ông khá phức tạp (Ảnh minh họa).
Giai đoạn cảm xúc 4: Gây ấn tượng
Con đường đi đến tình yêu đích thực của đàn ông khá phức tạp. Thẳng thắn mà nói, ngay đến giai đoạn này, họ cũng chưa chính thức đắm chìm trong tình yêu.
Tất cả những gì đàn ông mong muốn đến lúc này là khiến cho người con gái anh ta theo đuổi cũng thích mình. Anh ta sẽ khoe khoang đủ mọi khả năng của mình với cô gái để gây ấn tượng. Thậm chí, nhiều chàng trai còn lên kế hoạch hẹn hò hoành tráng, phung phí tiền của vào những món quà đắt tiền với hy vọng sẽ làm hài lòng người con gái mình thích.
Vào thời điểm này, anh ấy chưa hẳn đã chính thức yêu. Nhưng anh ta thực sự muốn tiến đến một điều gì đó tốt đẹp, xa xôi hơn là chỉ gây ấn tượng.
Giai đoạn cảm xúc 5: Thuyết phục
Nếu một chàng trai đã trải qua các giai đoạn cảm xúc trong tình yêu trên, anh ta sẽ bắt đầu tự hỏi “Có lẽ mình yêu thật rồi?”. Nhưng thay vì nuôi dưỡng những xúc cảm yêu đương, mối quan tâm, lo lắng nhất của họ lúc này là làm thế nào để thuyết phục người con gái đó thực sự dành tình yêu cho mình.
Ở giai đoạn này, chàng trai đó thật lòng muốn hẹn hò với người con gái họ đã theo đuổi nhưng trong lòng anh ta vẫn chưa chắc chắn về tình cảm của đối phương. Lúc thì anh ta cảm thấy hình như cô gái đó cũng thích mình, lúc lại không dám khẳng định. Anh ta sẽ không thoải mái cho đến khi cô gái kia nói lời yêu với mình.
Đây có thể coi là giai đoạn cảm xúc tương đối chín đối với đàn ông. Họ sẽ không mua những món quà đắt tiền, trang bị một lớp vỏ bọc hào nhoáng để gây ấn tượng với con gái nữa. Tất cả những gì họ quan tâm là thuyết phục cô gái kia hẹn hò, đi chơi cùng mình. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc cô gái ấy cũng bắt đầu muốn thể hiện tình cảm với đối phương.
Giai đoạn cảm xúc 6: Tái khẳng định
Khi một chàng trai đã chinh phục được trái tim một cô gái và khiến cho cô ta rơi vào tình yêu với mình, anh ấy trở thành người đàn ông hạnh phúc. Lúc này, anh ta đặc biệt thích thú với trò chơi hẹn hò.
Bước đến giai đoạn này của tình yêu, đàn ông coi việc nắm giữ được tình yêu của người con gái mình thích là thắng lợi lớn và anh ấy sẽ tiếp tục tập trung vào sự nghiệp cao cả này.
Những ai yêu nghiêm túc sẽ tính đến việc tiếp tục duy trì mối quan hệ chính thức với người con gái họ theo đuổi. Và khi các cô gái đã chính thức nhận lời yêu một chàng trai, anh ta sẽ ngồi lại cân nhắc những ưu khuyến điểm trong mối quan hệ của mình.
Anh ta sẽ xem xét liệu mình có thực sự yêu cô gái ấy không? Mình sẽ được hạnh phúc với cô ấy hay không? Cô ấy có đúng là người phụ nữ mình cần và mong muốn?
Giai đoạn cảm xúc 7: Sẵn sàng để yêu
Sau khi đưa ra được đáp án cho tất cả những điều xem xét kể trên, nếu một chàng trai đã bị thuyết phục họ thực sự yêu cô gái đó, muốn ở bên cô ấy, anh ta sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng của tình yêu: chính thức dành tình yêu và đón nhận tình yêu từ người con gái đó.
Trái lại, nếu anh ta không khẳng định được tình cảm của bản thân, rằng cô gái kia không phải ngườibạn đời mình kiếm tìm, anh ta có thể bắt đầu lảng tránh người con gái đó. Lúc này, anh ta cũng không băn khoăn sự lựa chọn của mình có nhầm lẫn hay không nữa.
Sau khi tìm hiểu các giai đoạn xúc cảm của đàn ông khi yêu kể trên, chắc hẳn các bạn gái đã lý giải được tại sao bạn trai mình đôi lúc cư xử hoặc tỏ thái độ ngớ ngẩn, khó hiểu đúng không?
Theo afamily
Cuộc đua khốc liệt của hai đại gia Samsung - Nokia tại Việt Nam
Dây chuyền sản xuất hiện đại ngang tầm với các nhà máy sản xuất hàng đầu thế giới về điện thoại di động có khả năng kết nối Internet hay có định vị toàn cầu, chip điều khiển trong phạm vi gần là một phần cam kết của Nokia khi đầu tư tại Việt Nam.
"Đặt cược" công nghệ cao
Theo kế hoạch đặt ra trong Giấy chứng nhận đầu tư, Nokia sẽ đưa nhà máy tại KCN Việt Nam - Singapore Bắc Ninh vào hoạt động trong tháng 4/2013. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến tuyển dụng lao động đều cho hay, nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2013. Với quy mô sản xuất trong năm đầu tiên (2013) là 30 triệu sản phẩm, nhà máy này của Nokia cũng sẽ tăng dần quy mô sản xuất lên 180 triệu sản phẩm/năm vào năm 2018.
Mặc dù có tổng vốn đầu tư lên tới 302 triệu USD, nhưng số tiền này cũng sẽ được giải ngân dần dần chứ không phải tất cả vào ngay lập tức. Cụ thể, trong năm 2013, khoản giải ngân sẽ là 67 triệu USD, con số này sẽ được tăng lên thành 100 triệu USD vào năm 2014 và 102 triệu USD vào năm 2015. Dự án cũng có thời hạn hoạt động lên tới 46 năm, tính từ tháng 11/2011.
Để thu hút Nokia vào Việt Nam, tên tuổi này cũng nhận được những ưu đãi nhất định như áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 năm đầu tiên kể từ khi đi vào sản xuất kinh doanh. Hay được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Một cơ chế hậu kiểm cũng được đặt ra cho Nokia khi được xếp vào loại doanh nghiệp công nghệ cao. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì các đợt kiểm tra thực tế tại Nokia Việt Nam 1 năm sau khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động và sau khi hoạt động được 3 năm với 5 tiêu chí nêu tại Điều 18 của Luật Công nghệ cao. Với khoản đầu tư lên tới 300 triệu USD, dự kiến sẽ có thêm 10.000 lao động có việc làm tại Nokia Việt Nam.
Việc Nokia đóng cửa một số nhà máy khác trên thế giới, nhưng lại quyết định đầu tư vào Việt Nam cho thấy sức hút nhất định từ thị trường này. Nhất là khi đã có những nhà sản xuất điện thoại di động lớn của thế giới như Samsung chọn Việt Nam là một cơ sở sản xuất lớn toàn cầu của mình.
"Ngôi vương" khó giữ
Theo Nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường GFK, về mặt số lượng, năm 2011 thị phần của Nokia tại Việt Nam là 54% và năm 2012 tăng lên 56%. Tuy nhiên, tính theo giá trị thì thị phần của Nokia lại có sự sụt giảm đáng kể, từ 52,6% trong năm 2011 xuống còn 45% trong năm 2012. Sự sụt giảm của Nokia dĩ nhiên là cơ hội cho các nhà sản xuất khác, trong đó đáng kể nhất là Samsung. Nếu như năm 2011, xét thị trường điện thoại nói chung về mặt số lượng, Samsung chỉ chiếm 15% thị phần, nhưng sang năm 2012 đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về mặt giá trị, tốc độ tăng trưởng thị phần của nhãn hàng Samsung còn mạnh mẽ hơn, từ 17,8% lên 30,6%. Thậm chí những tháng cuối năm 2012, nhãn hàng này dù vẫn chỉ duy trì thị phần ở mức 21%, nhưng về mặt giá trị đã chiếm tới trên 34% tổng thị trường.
Đáng chú ý nhất là việc Samsung dường như bỏ ngỏ phân khúc điện thoại phổ thông cho Nokia do phân khúc này vốn được coi là bán hàng vất vả mà lãi lời ít, trong khi lại giành thắng lợi lớn ở phân khúc điện thoại thông minh khi nhắm tới khách hàng túi rủng rỉnh tiền và ưa thời thượng. Vẫn theo nghiên cứu của GFK, về mặt số lượng, thị phần điện thoại phổ thông của Nokia đã tăng từ mức 55,9% trong năm 2011 lên 65,5% vào năm 2012. Trong khi đó Samsung vẫn duy trì quanh mức 15,1 - 15,3%. Ở phân khúc điện thoại thông minh, về mặt số lượng, từ chỗ chiếm 22,7% trong năm 2011, thị phần của Samsung đã tăng mạnh lên 46% vào năm 2012. Ngược lại thị phần của Nokia lại giảm mạnh, từ 46,6% năm 2011 xuống còn 24,2% vào năm 2012.
Câu chuyện PSD, nhà phân phối thứ 2 của Nokia tại Việt Nam với thị phần nắm giữ khoảng 45%, chia tay Nokia vào hồi giữa năm ngoái để chọn Samsung là một minh chứng khác cho thấy, có được thị trường đã khó, giữ được thị trường còn khó gấp bội. PSD bắt đầu phân phối Nokia vào giữa năm 2007, khi thị trường đã có 3 nhà phân phối khác cũng đang phân phối điện thoại Nokia, bao gồm cả FPT.
Tới năm 2009, lượng điện thoại Nokia mà PSD và FPT phân phối là ngang ngửa, chiếm tổng cộng tới 95% sản lượng điện thoại bán ra tại Việt Nam của hãng này. Rõ ràng, sự chia tay của PSD là một đòn giáng mạnh vào Nokia tại thị trường Việt Nam.
Thực tế này cho thấy, con đường của Nokia ở thị trường Việt Nam ngày càng gồ ghề, khó đi hơn.
Theo GenK
Long Thần Đại Lục - Trò chơi có lối chơi hầm ngục cổ điển Vào ngày 28 tháng 4 sắp tới, tựa game này sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm lần đầu tiên. Long Thần Đại Lục là một game online 2.5D thuộc thể loại MMORPG có đề tài kỳ ảo được phát triển bởi công ty Du Baite. Trò chơi này được phát triển dựa trên một engine tự phát triển, mang lại một đồ...