7 điều phải bình tĩnh giữa mùa dịch cúm do virus corona
Bình tĩnh làm chủ thông tin, bình tĩnh khi chia sẻ bài viết, bình tĩnh tìm hiểu các phương thuốc chữa bệnh trên mạng xã hội là những cách giúp vượt qua mùa dịch an toàn.
Bình tĩnh tiếp nhận thông tin: Lợi dụng nhu cầu thông tin về dịch bệnh do virus corona của người dùng tăng cao, nhiều trang mạng xã hội tràn ngập những tin tức giả mạo, sai lệch. Chính vì thế, bên cạnh việc phòng tránh dịch bệnh, điều quan trọng cần làm hiện nay là bình tĩnh tiếp nhận thông tin từ những nguồn chính thống như Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố hoặc Tổ chức Y tế thế giới WHO. Ảnh: AP.
Bình tĩnh khi chia sẻ tin bài: Những thông tin sai lệch tạo tâm lý hoang mang, lo lắng về dịch bệnh. Không ít trường hợp đã bị xử phạt vì đăng thông tin sai lệch với mục đích “câu like”. Bởi vậy mỗi người dùng mạng xã hội cần tập thói quen đọc tin có kiểm chứng, chia sẻ có trách nhiệm để không gây hoang mang cho cộng đồng, tạo hậu quả xấu. Ảnh: AFP.
Bình tĩnh khi mua thuốc: Giữa mùa dịch virus corona, nhiều người lo lắng, hoang mang về việc môi trường đi học, đi làm tập trung, khép kín liệu có dễ bị lây nhiễm bệnh. Không ít người đã đi mua, tự chữa bệnh theo các bài thuốc được chia sẻ trên mạng. Tuy nhiên hãy cẩn thận với những bài thuốc quảng cáo online trên mạng. Ngoài ra, việc đổ xô đi mua, tích trữ khẩu trang, nước rửa tay cũng khiến mặt hàng này trở nên khan hiếm. Cách tốt nhất để phòng bệnh là giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiện cảm sốt, ho… Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Bình tĩnh phòng cả các dịch bệnh khác: Bên cạnh việc tập trung phòng chống dịch nCoV, chúng ta cũng không quên nhiệm vụ phòng chống các dịch bệnh khác, tăng cường vệ sinh, bảo vệ môi trường. Ảnh: AFP.
Bình tĩnh phòng dịch corona: Đến nay, dịch nCoV chưa có thuốc đặc trị, do đó, biện pháp căn bản nhất trong công tác phòng chống là tập trung nhận biết, cách ly, điều trị, thực hiện nghiêm theo quy định của ngành y tế. Dịch corona đang bùng phát, song điều quan trọng là không hoảng loạn, mất bình tĩnh. Ảnh: Getty.
Bình tĩnh “sống chung với dịch”: Virus corona lây nhiễm qua 2 con đường. Một là là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn (dịch tiết như nước bọt, nước mũi) của người nhiễm bệnh, hai là gián tiếp qua đụng chạm, sờ tay vào các vật dụng có dính dịch tiết, giọt bắn, các chất trong vùng hầu họng có mang virus, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng.
Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên mọi người không nên quá hoảng sợ mà cho rằng virus lơ lửng trong không khí khiến hít thở cũng có thể lây bệnh. Điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh, biết cách và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nhiễm bệnh để “sống chung với dịch”. Ảnh: China Daily.
Theo Zing
2654 người nguy kịch do nCoV: Có cần đeo khẩu trang trong phòng làm việc?
Từ ngày thứ Hai (3/2), nhiều công ty đã bắt đầu phát khẩu trang cho nhân viên để đeo khi làm việc nhằm phòng virus Corona.
Ảnh mang tính minh họa.
Đeo khẩu trang làm việc
Theo chị Nguyễn Thị Trang - Hà Đông, Hà Nội cơ quan của chị làm việc ở văn phòng độc lập nhưng để phòng nCoV, cả cơ quan chị đã đeo khẩu trang. Các cuộc họp cũng đeo khẩu trang luôn để đảm bảo phòng chống dịch.
Chị Mai Hoa nhân viên ngân hàng ở Hà Nội cũng cho biết chi nhánh của chị mua khẩu trang phát cho nhân viên, từ phòng giao dịch tới các bộ phận khác đều đeo khẩu trang phòng chống dịch.
Ngày 3/2 tức mùng 10 Tết, công ty của anh Đỗ Văn Phước, Thanh Xuân, Hà Nội mới kết thúc ngày nghỉ Tết Nguyên Đán năm Canh Tý 2020, ngày khai xuân, nhiều nhân viên đã quay trở lại để làm việc. Lo ngại nCoV đang lan rộng ở Việt Nam, nhiều người đã chủ động đeo khẩu trang y tế để bảo vệ bản thân khỏi đại dịch. Bản thân anh Phước cũng trang bị cho mình chục chiếc khẩu trang để trong túi xách.
Chị Nguyễn Hoàng Quốc Khánh - Công ty Xây dựng Toàn Cầu, Lạc Long Quân, Hà Nội cho biết cả công ty chị cũng đều đeo khẩu trang làm việc. Không chỉ có nhân viên mà khách giao dịch cũng được đeo khẩu trang và có nước rửa tay để ở ngay lễ tân cho khách rửa tay và phòng dịch.
Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết hiện tại những công sở nếu không ngồi mặt đối mặt thì chưa cần đeo khẩu trang trong phòng làm việc. Thay vì chỉ ngồi đeo khẩu trang, bác sĩ Khanh khuyến cáo mọi người nên mở cửa thông thoáng với môi trường bên ngoài và vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên rửa tay, lau chùi các dụng cụ làm việc.
Nhân viên văn phòng làm việc nếu ngồi xa nhau từ 1,5 mét thì không cần đeo khẩu trang. Trong văn phòng có người bị cúm cần chủ động tự cách ly mình tránh lây nhiễm cho người khác.
Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách như thế nào?
Theo bác sĩ Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chỉ sử dụng 1 lần rồi vất vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang. Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.
Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay. Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
Theo infonet
Trẻ nhỏ không chịu đeo khẩu trang, bác sĩ mách bố mẹ cách để tránh cho con bị lây nhiễm virus corona Biết rằng đeo khẩu trang sẽ giúp trẻ lây nhiễm virus corona nhưng thực tế là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gần như không hợp tác với việc này. Virus corona (hay còn gọi virus gây bệnh phổi Vũ Hán) được phát hiện đầu tiên vào ngày 31/12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc và đã nhanh chóng lây lan ra nhiều thành...