7 điều kỳ quặc chúng ta vẫn làm: Ít nói dối vào buổi sáng, rửa tay giúp giảm đa nghi
Tại sao chúng ta lại chuyển động mắt khi muốn nhớ lại điều gì đó và ít nói dối hơn vào buổi sáng?
Hành vi của con người rất phức tạp và đôi khi chính ta cũng không giải thích được hành vi của mình. Tại sao chúng ta lại chuyển động mắt khi muốn nhớ lại điều gì đó và ít nói dối hơn vào buổi sáng?
Dưới đây là một số lý giải thú vị của các nhà khoa học về những hành vi kỳ quặc đó, giúp bạn hiểu bản thân và người khác hơn.
1. Con người nói dối ít hơn vào buổi sáng
Trong chúng ta, có lẽ ai cũng từng trải qua cảm giác nói dối. Và có một sự thật thú vị là dường như chúng ta nói dối nhiều hơn vào buổi chiều so với buổi sáng.
Theo các nhà khoa học, mức độ trung thực của chúng ta giảm dần trong ngày, đặc biệt là khi chúng ta nói chuyện với những người thật thà.
Tất nhiên, những người có thói quen “ nói dối như Cuội” sẽ chẳng màng thời gian vì họ nói dối bất cứ khi nào bản thân thấy cần thiết. Song với những người trung thực, có ý thức đạo đức, khả năng kiểm soát bản thân tốt thì mức độ chân thật sẽ giảm dần trong ngày và thấp nhất vào buổi đêm khi cơ thể mệt mỏi.
Đây chính là một trong các lý do chuyên gia khuyên chúng ta nên tổ chức các buổi họp quan trọng vào buổi sáng hơn là buổi chiều.
2. Xúc giác ảnh hưởng đến hành vi
Có thể bạn không biết song cảm nhận về xúc giác có thể ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta. Chúng ta cảm thấy một vấn đề có quan trọng không, thấy đáng tin hay sợ hãi phụ thuộc vào những gì cơ thể cảm nhận được.
Nếu một người ngồi trên ghế cứng, họ sẽ dễ bị tác động hơn. Khi chạm vào vật lạnh, chúng ta dễ cảm thấy cô đơn, bề mặt thô ráp khiến chúng ta nghĩ đến những mối quan hệ phức tạp giữa người với người.
Từ đó, các chuyên gia khuyên rằng nếu muốn vượt qua được vòng phỏng vấn xin việc và tạo ấn tượng bạn là người nghiêm túc với nhà tuyển dụng, hãy mang CV của bạn trong chiếc kẹp tài liệu dày, nặng.
3. Rửa tay làm giảm tính đa nghi
Video đang HOT
Rửa tay không chỉ giúp bạn làm sạch về mặt vật lý mà có lợi cho cả tâm lý nữa. Theo đó, sau khi rửa tay, những nghi ngờ hay tự trách về quyết định của bản thân trước đó cũng sẽ được rửa trôi theo dòng nước.
Hầu hết chúng ta thường rất băn khoăn, do dự khi phải đưa ra lựa chọn. Bạn “phát cuồng” vì chiếc áo có cúc ngọc trai kia nhưng rồi lại thấy chiếc áo không cúc bên cạnh cũng đẹp không kém. Bạn bắt đầu do dự và nghi ngờ về quyết định trước đó của mình.
Các nhà tâm lý học của Đại học Michigan cho rằng não bộ của chúng ta coi việc rửa tay như một cách để giải phóng bản thân, có cơ hội ở một khởi đầu mới và sẽ bớt quan tâm hơn đến những sai lầm trong quá khứ.
4. Im lặng làm chúng ta khó xử
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 4 giây im lặng là khoảng thời gian đủ để khiến chúng ta trở nên khó xử, lúng túng. Điều này có liên quan đến việc chúng ta muốn thuộc về tập thể và cảm thấy mình được chấp nhận.
Khi tất cả mọi người cùng im lặng, chúng ta sẽ bắt đầu nghi ngờ bản thân và lo lắng về vị trí của mình. Ngược lại, một cuộc hội thảo sôi nổi sẽ khiến mỗi người đều cảm nhận được rằng người khác cần mình.
Theo các nhà tâm lý học, chúng ta không nên tạo ra những khoảng dừng quá lâu khi trò chuyện. Trước sự im lặng, hãy nghĩ về nguyên nhân của nó, liệu có phải câu hỏi của bạn không được tán đồng hoặc có thể đơn giản chỉ là bạn bè, đồng nghiệp của bạn đang rất vội nên chưa thể tiếp chuyện.
5. Chúng ta giật người khi ngủ
Theo các nghiên cứu, có 60 – 70% người sẽ hơi co giật khi ngủ. Các nhà khoa học cho rằng những cú giật này là cơn co thắt cơ không tự nguyện, nguyên nhân do căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, caffeine hoặc hoạt động thể chất cường độ cao.
Một giả thuyết khác cho rằng, sự co thắt này xảy ra khi ngủ say là do dây thần kinh của chúng ta bị rối loạn. Có một lý thuyết khác phổ biến hơn để giải thích cho điều này là dựa vào thuyết tiến hóa. Theo đó, tổ tiên của chúng ta thường ngủ trên cây và khi ngủ, não gửi tín hiệu tới hệ thần kinh để chúng ta không bị rơi xuống.
Cơn giật nhẹ trong khi ngủ là điều hết sức bình thường. Để có giấc ngủ sâu hơn, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên dành thời gian để đi bộ, đọc sách hoặc thiền trước khi đi ngủ.
6. “Tám chuyện” giúp chúng ta tránh nguy hiểm
Hành vi bàn tán sau lưng về đồng nghiệp hay người nào đó bị cho là xấu xí song điều này từng đóng vai trò rất quan trọng ở thời cổ đại.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc này có tác động tích cực đến cả người nói và người nghe. Nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội, giúp cảnh báo cho con người về những nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo đó, các nhà khoa học tin rằng đây là cách trao đổi thông tin, giúp chúng ta hiểu được ai là bạn, ai là thù. Thời xưa, người ta sống theo các nhóm người nhỏ và cần biết ai có thể là kẻ thù. Việc ngồi tám chuyện về người khác chính là cách đơn giản nhất để bạn biết điều này.
Tuy nhiên, ngày nay bạn cần cân nhắc về nội dung tám chuyện, vì hành vi đơn thuần với mục đích giải trí của bạn có thể gây ra tổn thương cho người khác.
7. Chuyển động mắt giúp chúng ta nhớ lại thông tin
Khi muốn nhớ lại điều gì, chúng ta có xu hướng chuyển động con ngươi theo hướng nhất định. Các nghiên cứu cho thấy, người già chuyển động mắt nhiều hơn khi cố nhớ điều gì đó. Nhiều người cho rằng việc chuyển động mắt là cách kích thích não bộ, giúp chúng ta hồi tưởng, nhớ lại.
Tuy nhiên một số nhà khoa học không đồng ý với giả thuyết này. Theo họ khi chúng ta hồi tưởng, chúng ta nhìn về phía khác để kích thích sự tập trung.
Dù còn nhiều tranh cãi song không ai phủ định chuyển động mắt có thể giúp chúng ta nhớ lại những thông tin quan trọng.
Bảo Anh
Máy rửa tay sát khuẩn nhỏ nhưng... có võ
Rất nhiều bạn trẻ đã có những sáng tạo vì cộng đồng trong thời điểm dịch Covid-19. Máy rửa tay sát khuẩn nhỏ nhưng... có võ là một sự sáng tạo có ý nghĩa, nhằm phòng chống lây nhiễm dịch bệnh.
Bạn trẻ hướng dẫn các cô chú bán vé số sử dụng máy rửa tay tự động trước khi vào nhận quà - Nữ Vương
"Xin chào bạn, mời bạn rửa tay"
Nhóm bạn trẻ tại Quận đoàn Tân Bình (TP.HCM) đã sáng chế máy rửa tay tự động vô cùng tiện ích. "Nhìn nhỏ nhắn và đơn giản vậy nhưng chiếc máy này rất hữu ích trong thời gian hiện tại", anh Nguyễn Đức Thiện, chủ nhân ý tưởng sáng chế máy rửa tay sát khuẩn tự động, hài hước giới thiệu.
Theo đó, chiếc máy nhỏ gọn chỉ nặng khoảng 1 kg nhưng mỗi khi có người đi ngang qua, máy sẽ phát ra câu chào: "Xin chào bạn, mời bạn rửa tay", và khi người dùng đặt tay sát vào thì nước rửa tay sẽ tự động xịt vào tay người dùng.
Chiếc máy gồm có 2 cảm biến là cảm biến vật cản và cảm biến hành động. Cảm biến vật cản được dùng để phát hiện người đi qua và phát ra câu chào nhắc nhở mọi người rửa tay. Khi khoảng cách người dùng với máy vượt khỏi tầm cảm biến vật cản (tức càng gần lại với máy) thì cảm biến vật cản sẽ ngưng hành động chào và cảm biến thứ 2 sẽ hoạt động. "Khi có người bước đến và để tay phía trước máy thì tự động cảm biến hành động sẽ kích hoạt động cơ và đẩy dung dịch ra ngoài", anh Thiện phân tích.
Cũng theo anh Thiện, cảm biến vật cản có thể chỉnh được khoảng cách nhận biết người xuất hiện để thuận tiện đặt được ở nhiều nơi khác nhau. Chẳng hạn, nếu đặt ở vị trí đông người, thì sẽ chỉnh khoảng cách cảm biến tầm 1 m. Nhưng nếu đặt ở cổng quá rộng, vị trí người tiếp xúc qua lại xa hơn thì có thể chỉnh khoảng cách cảm biến được 2 m.
"Rửa tay tự động thì cũng có nhiều đơn vị làm, như khi đến một vài bệnh viện, mình có thấy họ sử dụng máy rửa tay tự động. Tuy nhiên, do không phát ra được âm thanh nên các nơi phải làm tấm bảng lớn cho mọi người biết máy rửa tay tự động. Như thế rất bất tiện nên chiếc máy nhỏ gọn của tụi mình đã giải quyết được vấn đề đó", anh Thiện tâm đắc và mong muốn: "Tụi mình làm thủ công nên tận dụng được cái gì làm cái đó, chủ yếu là những chất liệu rẻ tiền và tái chế vì tụi mình cũng đâu có tiền để mua sắm những vật liệu đắt tiền. Mình chỉ mong muốn có doanh nghiệp, công ty nào quan tâm và muốn đầu tư để sản xuất đại trà thì hay biết mấy".
Máy nặng 2 kg của học sinh lớp 11
Nhận thấy việc rửa tay thủ công còn nhiều bất cập và nguy cơ lây nhiễm chéo, Hà Viết Bình (học sinh lớp 11C4 Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP.Hội An, Quảng Nam) đã chế tạo ra chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động.
Hà Viết Bình bên chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động do mình sáng chế - Ảnh: Mạnh Cường
Chiếc máy còn nhiều ưu điểm như sát khuẩn nhanh, tiết kiệm thời gian. Trong quá trình vận hành thử, máy đã phục vụ hơn 50 người.
Máy sát khuẩn tự động do cậu học sinh lớp 11 sáng chế có hình hộp chữ nhật, kích thước cao 50 cm, rộng 30 cm, trọng lượng gần 2 kg. Cấu tạo máy gồm Module Relay - 5V, adapter, bơm, bình chứa dung dịch và các phụ kiện khác như: nhựa mex, ống nhựa... Bề mặt ngoài của máy ghi các các bước sử dụng và thông tin tuyên truyền về cách phòng, chống dịch Covid-19.
"Khi mắt cảm biến chuyển động, chỉ cần đưa tay vào, máy sẽ tự động nhận diện, sau đó truyền tín hiệu để máy bơm nước sát khuẩn đến hệ thống tạo sương", Bình nói về cơ chế hoạt động của máy.
Theo Bình, hiện một chiếc máy sát khuẩn rửa tay tự động trên thị trường có giá vài triệu đồng. Nhưng với chiếc máy do Bình sáng chế, giá thành chỉ 600.000 - 900.000 đồng/máy và tùy vào kích cỡ (máy lớn dung tích chứa từ 3 - 5 lít; máy nhỏ sử dụng trong gia đình từ 1,5 - 2 lít).
"Trên nền tảng chiếc máy rửa tay sát khuẩn đã chế tạo, sắp tới em sẽ dành nhiều thời gian sản xuất thêm nhiều máy nữa để đưa đến các điểm chốt chặn, khu vực đông dân cư, bệnh viện để phục vụ người dân", Bình chia sẻ.
Nữ Vương
Nhận biết người đang nói dối cực đơn giản qua 7 dấu hiệu Người ta có thể nói ra những lời dối trá song rất khó có thể lừa dối cả cảm xúc. Cảm xúc thật sẽ mang vẻ chân thành, không chút giả tạo. Khi ta bộc lộ những cảm xúc thật, các bộ phận trên khuôn mặt đều sẽ tỏ rõ điều đó chứ không phải chỉ một, hai bộ phận. Người nói dối...