7 điều không nên làm khi bị táo bón
Táo bón xảy ra khi chúng ta ít vận động cơ thể, bị mất nước, tiêu hóa và chế độ ăn uống kém… Táo bón là một bệnh tiêu hóa có thể gây bực bội, đau đớn…
Ảnh: Shutterstock
Cũng giống như bị cúm, có những thứ nhất định người bệnh phải tránh làm trong khi bị táo bón được liệt kê dưới đây, theo boldsky.
Tiêu thụ thực phẩm chế biến như súp đóng hộp, pizza, khoai tây chiên… chỉ có thể làm cho táo bón tồi tệ hơn, vì dầu không lành mạnh trong thực phẩm này.
Cà phê
Mặc dù nhiều người tin rằng cà phê có thể giúp họ đi tiêu dễ dàng nhưng ngược lại, vì cà phê làm mất nước và mất nước sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.
Video đang HOT
Quá nhiều các sản phẩm từ sữa
Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm từ sữa, chúng có thể gây ra rất nhiều khí độc và các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, táo bón ngày càng tồi tệ vì lactose là chất gây ra khí.
Uống rượu
Uống rượu trong khi bị táo bón có thể làm cho táo bón tệ hơn, vì rượu rất mất nước! Thậm chí chỉ cần một ly rượu nhỏ cũng có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Bổ sung chất dinh dưỡng như sắt hoặc canxi, trong khi bị táo bón cũng có thể làm tăng tình trạng này, vì những chất bổ sung này có thể làm chậm chuyển động của phân.
Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, đặc biệt nếu bạn dễ bị táo bón cũng có thể làm tình trạng xấu hơn, vì chúng cũng có thể làm cứng phân.
Không vận động
Không tập thể dục khi bị táo bón cũng sẽ không giúp ích gì cho tình trạng của bạn. Tập thể dục có thể giúp giữ cho ruột được bôi trơn tốt hơn để giảm táo bón.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Quả nho giúp ngừa nhiều bệnh, tránh tăng cân
Quả nho giàu chất chống ô xy hóa, có tác dụng ngừa các bệnh thông thường như cảm cúm, tim mạch cho đến bệnh hiểm nghèo như ung thư. Ăn nho còn giúp bạn cảm thấy no lâu, giảm ăn vặt, qua đó tránh tăng cân.
Ảnh: Shutterstock
Ngừa ung thư. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Mỹ) được công bố trên chuyên san Journal of Agricultural and Food Chemistry, nho chứa nhiều hợp chất chống ô xy hóa polyphenol có tác dụng tiêu diệt cũng như ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan, đặc biệt là ung thư thực quản, phổi, miệng, cổ họng, nội mạc tử cung, tuyến tụy, tuyến tiền liệt và ruột kết.
Đẩy lùi bệnh tim mạch. Hợp chất flavonoid quercetin dồi dào trong quả nho có tính chất kháng viêm giúp giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Hợp chất này cũng bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng có hại của cholesterol xấu LDL. Nồng độ cao polyphenol trong nho cũng góp phần bảo vệ tim, ngừa tích tụ quá nhiều tiểu cầu và giảm huyết áp.
Kiểm soát dị ứng. Bạn có bị các triệu chứng dị ứng như chảy mũi, chảy nước mắt và phát ban? Vậy thử ăn nho hằng ngày trước khi dùng thuốc. Hợp chất kháng viêm quercetin có trong nho giúp làm giảm nhẹ triệu chứng.
Đẩy lùi táo bón. Táo bón khá phổ biến ngày nay do lối sống ít vận động. Nho có hàm lượng nước và chất xơ cao cũng như kích thích nhu động ruột tốt nên giúp chữa táo bón.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy chất resveratrol trong nho đỏ có tác dụng điều trị mụn, giảm viêm. Nho có hàm lượng nước cao nên ăn nho cũng sẽ bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
Một chén nho chứa 104 calo, 1,09 gr protein, 0,24 gr chất béo và 1,4 gr chất xơ. Nho cũng giàu vitamin C, vitamin A, kali, chất sắt và folate.
Nhật Linh
Theo Thanhnien
Những dấu hiệu 'tố' bạn thiếu vitamin B12 Vitamin B12, thường được gọi là cobalamin, cần thiết cho hệ thần kinh hoạt động thông suốt. Vitamin B12 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu. Những nguồn giàu vitamin B12 bao gồm cá, thịt, các sản phẩm đậu nành, ngũ cốc, các chế phẩm từ sữa ít chất béo, các loại hạt và rau xanh đậm....