7 điểm Tổng thống Obama đã thay đổi nền kinh tế Mỹ
Hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đã thay đổi nền kinh tế Mỹ thế nào? Dưới đây là những thành tựu mà ông Obama đã đạt được trong suốt 7 năm qua.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Đưa tỷ lệ thất nghiệp từ 10,3% vào thời kỳ đen tối nhất trong cuộc khủng hoảng nay xuống chỉ còn 5%.
Tạo việc làm
Khôi phục lại toàn bộ 8,7 triệu việc làm mất đi trong cuộc khủng hoảng, trong hai năm qua còn có tốc độ tạo ra việc làm mới nhanh nhất kể từ năm 1999 đến nay.
Tăng trưởng kinh tế
Đưa nước Mỹ từ suy thoái 2,8% quay lại tăng trưởng 2,1%.
Thị trường chứng khoán
Ông Obama được coi là một trong những Tổng thống đem lại vận may lớn nhất cho thị trường chứng khoán Mỹ, với đà tăng liên tục 6 năm với mức tăng tổng cộng hơn 200%.
Video đang HOT
Sản xuất
Sản xuất được coi là điểm sáng trong nhiệm kỳ của ông Obama, thậm chí còn tốt hơn so với thời điểm trước khủng hoảng. Đặc biệt, ông Obama đã cứu được ngành công nghiệp ô tô, khiến lĩnh vực năng lượng đá phiến bùng nổ.
Số người dùng tem phiếu
Số người dùng tem phiếu hiện là 46 triệu người, vẫn cao hơn hồi ông Obama mới nhậm chức – đây là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.
Nợ Chính phủ
Nợ Chính phủ tăng mạnh trong nhiệm kỳ của ông Obama, nay đã lên mức 75% GDP. Đây là do Chính phủ đã phải chi tiêu rất nhiều để kích cầu kinh tế, kéo nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Theo_Giáo dục thời đại
5 nghìn tỷ USD và nguy cơ Trung Quốc hạ cánh cứng
Trung Quốc cần hơn 5 nghìn tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế và không loại trừ khả năng kinh tế nước này sẽ "hạ cánh cứng"...
Chính sách không hiệu quả
Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng đồng tiền mất giá, thị trường chứng khoán thiếu ổn định và các ngành công nghiệp đang có lợi nhuận ngày càng giảm, khiến sự tăng trưởng kinh tế của nước này bị kìm hãm.
Đây là những vấn đề cần phải có những bước đi khôn ngoan cùng một khoản ngân sách lớn để có thể giải quyết. Theo bà Charlene Chu, nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Autonomous Research, Trung Quốc phải cần một khoản tiền khổng lồ.
Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi Trung Quốc và khiến dự trữ ngoại hối của nước này hao hụt.
"Chính phủ có thể tiếp tục bơm tín dụng vào thị trường, tuy nhiên tổng cộng họ phải cần đến 37,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ (5,7 nghìn tỷ USD) trong năm 2016 mới có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế như năm 2009", bà Chu cho biết.
Đây là tuyên bố hùng hồn về tình hình kinh tế Trung Quốc hiện tại, và điều này cho thấy những biện pháp mà chính phủ nước này thực thi trong vòng một năm rưỡi qua không mang lại hiệu quả như mong muốn.
"Các chính sách tiền tệ hoặc được thực hiện lặp đi lặp lại, hoặc không thể ngăn cản tình trạng giảm phát mà Trung Quốc đang phải đối mặt do các ngành công nghiệp sản xuất đang dư thừa năng suất nhưng lại không thu về lợi nhuận cần thiết", bà Chu cho biết.
Giờ đây bà Chu không tin rằng các tổ chức tài chính sẽ đẩy mạnh các hoạt động cho vay của mình trong năm 2016. Thêm vào đó, bà cũng không cho rằng một khoản ngân sách 5,7 nghìn tỷ USD sẽ đủ để vực dậy nền kinh tế.
Kể từ tháng 8 năm ngoái khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) phá giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền nước này đã mất giá 5%. Theo hãng tin Bloomberg, đồng tiền này phải mất giá thêm 14% nữa thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể cảm nhận được lợi ích thực sự. Tuy nhiên đây là kịch bản không ai kỳ vọng bởi trong trường hợp đồng Nhân dân tệ giảm giá như vậy, dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc có thể lên tới 670 tỷ USD.
Chỉ riêng trong tháng 12/2015, chính phủ Trung Quốc đã phải dành 108 tỷ USD trong quỹ ngoại hối dự trữ 3,4 nghìn tỷ USD để ngăn chặn đồng Nhân dân tệ giảm phát. Đồng thời, quốc gia này cũng tăng cường thắt chặt kiểm soát dòng tiền mặt.
Rủi ro
Theo tờ Wall Street Journal, khối nợ khổng lồ, các doanh nghiệp quốc doanh cồng kềnh, và vai trò bị hạn chế của các lực lượng thị trường đang tạo ra nhiều nguy cơ cho nền kinh tế Trung Quốc, đe dọa làm chệch hướng đi của nước này trên con đường vươn lên hàng ngũ những nước giàu.
Các chuyên gia nhận định, nếu không thay đổi, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thời kỳ tăng trưởng thấp, năng suất lao động bị ghìm giữ, và tài sản của các hộ gia đình trì trệ - những yếu tố tạo thành "bẫy thu nhập trung bình".
Thậm chí, một số chuyên gia còn không loại trừ khả năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đột ngột giảm sút mạnh, dẫn tới một cuộc "hạ cánh cứng" khiến mức nợ tăng vọt, niềm tin người tiêu dùng lao dốc, đồng Nhân dân tệ sụt giá chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy cao, và tăng trưởng suy sụp.
Một trong những vấn đề khó nhất đối với Trung Quốc hiện nay là làm gì với các công ty quốc doanh vốn giữ vai trò thống lĩnh trong lĩnh vực công nghiệp nặng và các ngành chiến lượng của nền kinh tế, đồng thời có ảnh hưởng lớn về chính trị.
Một số công ty nhà nước vẫn tồn tại bất chấp nợ khủng, nhiều năm làm ăn thua lỗ và mô hình kinh doanh yếu kém. Giới chức Trung Quốc gọi những công ty như vậy là doanh nghiệp "thây ma".
Theo một số ước tính, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 80% vốn vay ngân hàng ở Trung Quốc, trong khi đem lại mức lợi nhuận chỉ bằng 1/3 so với các công ty tư nhân và bằng 1/2 so với doanh nghiệp nước ngoài.
Giảm quy mô của các doanh nghiệp quốc doanh khổng lồ này, chưa nói gì đến loại bỏ một số công ty, đặt ra thách thức lớn.
Ngân hàng Societe Generale ước tính, giảm 20% công suất dư thừa của các công ty quốc doanh Trung Quốc trong những ngành chịu nhiều sức ép nhất hiện nay là thép và than sẽ dẫn tới 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (gần 152 tỷ USD) nợ xấu, tương đương 2% tổng dư nợ các ngân hàng của Trung Quốc, và 1,7 triệu công nhân bị sa thải, tương đương 0,3% lực lượng lao động tại đô thị nước này.
An Nhiên (Tổng hợp Infonet/VnEconomy)
Theo_Báo Đất Việt
Năm 2016: Bị Nga trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ "đã khốn còn thêm khó" Các chuyên gia bình luận quốc tế cho rằng, 2016 sẽ là năm rất khó khăn đối với kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh nước này đã bắt đầu gánh chịu hậu quả ghê gớm từ lệnh trừng phạt của Nga. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nếm "trái đắng" Tờ Today's Zaman của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8-1 cho...