7 địa phương phía Nam cho xe khách liên tỉnh chạy
TP HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Đăk Lăk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định và Bình Dương mở lại xe khách liên tỉnh, trong khi nhiều địa phương khác chưa cho phép.
Hôm 10/10, Bộ Giao thông Vận tải quyết định thí điểm khôi phục xe khách liên tỉnh trong 7 ngày, từ 13 đến 20/10, với tần suất tối thiểu 5% và tối đa 30% số chuyến khai thác trước đó, kèm theo các yêu cầu phòng dịch. Động thái này thực hiện sau vài giờ Thủ tướng yêu cầu chậm nhất 3 ngày ban hành quy định mở lại vận tải hành khách đường bộ, đường sắt trên toàn quốc.
Phần lớn các tỉnh phía Nam cho xe khách liên tỉnh hoạt động đều mở chặng nối TP HCM – nơi có nhu cầu đi lại nhiều nhất. Sau gần 4 tháng tạm ngưng, ngày 13/10, có 9 chuyến (46 khách) từ Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) đi Đăk Lăk, Đồng Nai, Bình Định, thấp hơn dự kiến ban đầu 13 chuyến.
Xe khách chạy tuyến TP HCM về Đăk Lăk vào Bến xe Miền Đông đón khách, sáng 14/10. Ảnh: Gia Minh
Hôm nay, Bến xe Miền Đông dự kiến có 28 chuyến đi 3 tỉnh nói trên và thêm chặng đến Bà Rịa – Vũng Tàu sau khi địa phương này cho phép. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương vừa đồng ý nối lại xe khách với TP HCM.
Sau hai ngày thí điểm, Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) chưa đón chuyến xe nào ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với lý do các địa phương chưa đồng ý phương án mở lại với TP HCM.
Ngoài tuyến kết nối TP HCM, Đồng Nai còn cho khai thác các tuyến liên tỉnh với Vĩnh Long. Thời gian thí điểm, Đồng Nai chỉ khai thác 2 chuyến với những tuyến có lưu lượng 15 chuyến mỗi tháng trước đây; 4 chuyến cho các tuyến có lưu lượng 30 chuyến.
Lý giải chưa cho xe khách liên tỉnh hoạt động , Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết dòng người hồi hương vẫn còn đông. Dịch ở một số huyện còn diễn biến phức tạp nên việc cho phép xe liên tỉnh hoạt động cần thận trọng và căn cứ Nghị quyết số 128 của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Lãnh đạo An Giang cho hay đã giao cho một phó chủ tịch làm việc với sở ngành liên quan để đánh giá cụ thể tình hình, đưa ra kế hoạch và lộ trình hoạt động của xe khách đảm bảo việc phòng chống dịch.
Tại Đồng Tháp, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lê Hoàng Bảo cho biết đã trình UBND tỉnh kế hoạch để xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại từ hôm qua (13/10) nhưng đến nay chưa được tỉnh thông qua.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu cho biết, sở dĩ tỉnh còn thận trọng với hoạt động vận tải hành khách vì diễn biến dịch ở địa phương còn phức tạp. Mỗi ngày tỉnh ghi nhận khoảng 70 ca mắc Covid-19 trong đó có 2 địa phương còn ca cộng đồng là Châu Thành và Thanh Bình. Ngoài ra, dòng người về quê vẫn còn duy trì mỗi ngày 300-400 người.
“Di chuyển liên huyện trên địa bàn Đồng Tháp vẫn còn hạn chế, chỉ giải quyết những trường hợp đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 vì dịch bệnh vẫn còn xảy ra”, ông Bửu cho biết.
Sở Giao thông Vận tải Quảng Ngãi cho biết đang bàn tính kế hoạch mở lại xe khách đi các tỉnh thành nhưng chưa công bố chi tiết kế hoạch.
Nhân viên vệ sinh xe để chuẩn bị đón khách tại Bến xe Miền Đông, quận Bình Thạnh, TP HCM, sáng 14/10. Ảnh: Gia Minh
Trước đó, theo hướng dẫn từ Bộ Giao thông Vận tải, hành khách từ địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến nơi nguy cơ tương đương, hoạt động vận tải được tổ chức bình thường. Khách từ địa phương nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến tỉnh thành nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải tiêm đủ liều vaccine, liều cuối sau 14 ngày hoặc đã khỏi Covid-19 trong 6 tháng; xét nghiệm âm tính nCoV trong 72 giờ.
Khách đi từ địa phương có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương nguy cơ cao hơn phải có xét nghiệm âm tính trước khi lên ôtô; không lên xe khi ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ. Trường hợp người không đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định phải có xét nghiệm âm tính.
Ngoài xe khách, đường sắt cũng thí điểm mở lại 4 đôi tàu khách SE7/SE8, SE5/SE6 trên tuyến Bắc – Nam từ nay đến hết ngày 20/10, sau gần 2 tháng tạm ngưng. Các tàu này được dừng đón trả khách tại 23 ga chính trên tuyến.
Trước đó từ ngày 10/10, ngành hàng không bắt đầu khai thác thí điểm 19 đường bay nội địa. Đến 13/10, Bộ Giao thông Vận tải mở thêm hai đường bay mới là TP HCM – Cà Mau và Hà Nội – Điện Biên, nâng tổng số đường bay nội địa được khôi phục lên 21, với 42 chuyến mỗi ngày, thí điểm đến hết 20/10.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, từ tháng 7 đến 15/9 khoảng 1,3 triệu người lao động ở các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch. Hiện, nhiều người có nhu cầu trở lại thành phố làm việc sau khi dịch được kiểm soát
Hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại miền Nam
Tối 21-8, Bộ Y tế cho biết đã có hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam từ 1-7 đến 21-8.
UBND TP.HCM đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người giúp TP chống dịch.
Các nhân viên y tế bệnh viện dã chiến tại TP.HCM liên tục túc trực điều trị cho bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: THU HIẾN
Cụ thể tính đến 12h ngày 21-8, đã có 14.543 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam.
Bộ Y tế có 195 người, bao gồm lãnh đạo bộ và lãnh đạo, chuyên viên các cục/vụ/viện; bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP.HCM, TP Thủ Đức và 21 quận, huyện của TP.HCM (48 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ (30 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ 12 tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ (50 người); 7 tổ công tác hỗ trợ các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ (67 người).
Khối địa phương có 35 tỉnh, thành phố huy động 1.983 người tới TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khối các trường y dược có 12 trường huy động với 7.573 người tới TP.HCM, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khối các bệnh viện trung ương gồm 27 bệnh viện huy động 2.731 người tới TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Các bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực gồm 10 bệnh viện huy động 1.246 người tới các trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long.
Khối các viện trực thuộc Bộ Y tế gồm 8 viện huy động 815 người tới TP.HCM, Long An, Bình Dương, Tiền Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ.
Sáng 21-8, ông Huỳnh Thanh Nhân - giám đốc Sở Nội vụ, tổ trưởng Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM - vừa trình UBND TP đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người cho TP.HCM.
Trong đó có 4.000 cán bộ chiến sĩ chủ lực của Quân khu 7, 400 bác sĩ, 1.600 nhân viên y tế khác, 30 xe cứu thương kèm 30 tài xế và 30 nhân viên y tế theo xe cứu thương, cấp cứu.
Trước đó, TP.HCM đã huy động nhiều nguồn lực từ lực lượng y tế ở TP, sinh viên, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành trên địa bàn TP và các tỉnh
TP.HCM gửi dự thảo đến 5 tỉnh lấy ý kiến về đối tượng nào được đi lại liên tỉnh Ngày 30-9, UBND TP.HCM gửi văn bản tới 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tây Ninh để lấy ý kiến dự thảo về phương án tổ chức giao thông cho một số đối tượng giữa TP.HCM và các tỉnh. TP.HCM lấy ý kiến dự thảo về phương án tổ chức giao thông liên tỉnh -...