7 địa điểm không thể bỏ qua khi đến Tiền Giang
Tiền Giang không chỉ được biết đến là vựa cây trái lớn nhất của miền Tây mà còn sở hữu nhiều phong cảnh thiên nhiên hữu tình, độc đáo.
Dưới đây là 7 địa điểm không thể bỏ qua khi du khách đến Tiền Giang.
1. Biển Tân Thành
Biển Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 50 km về hướng Đông, theo quốc lộ 50. Đây không phải là nơi tắm biển lý tưởng bởi bãi cát đen pha bùn đặc trưng. Nhưng ở đây, có khá nhiều điều hay ho dành cho những chuyến đi khám phá ngắn ngày.
Nếu định đến tắm biển ở đây bạn hẳn sẽ thất vọng, vì bãi biển… đen thui, nhưng đây thật sự là một trong những bãi biển cát đen đẹp nhất Việt Nam, bởi khi bạn đặt chân xuống cát, sẽ cảm nhận được lớp cát mềm mịn êm như nhung.
2. Chùa Vĩnh Tràng
Đến Tiền Giang, du khách nhất định phải ghé qua chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa lớn nhất tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 5 km. Chùa nằm ở đường Nguyễn Trung Trực, thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, là di tích kiến trúc nghệ thuật cổ và độc đáo, ngôi chùa được xây dựng đầu thế kỷ XIX với sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và Tây hài hòa trong từng đường nét chạm khắc.
Tuy kết hợp những tinh hoa thế giới, chùa Vĩnh Tràng vẫn đậm nét kiến trúc Việt Nam trong những nét tượng Phật, những chi tiết rồng phượng uốn lượn, mềm mại, tỉ mỉ. Mái uốn cong cong, nhìn từ xa ta có thể tưởng như lạc vào một ngôi chùa cổ chỉ có ở nước ngoài. Xung quanh chùa Vĩnh Tràng là những vườn cây cảnh trồng nhiều hoa cỏ, những hồ nước tỏa hương sen và những cây cổ thụ rợp bóng rất mát, tạo sự hòa quyện giữa khung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc, khiến chùa thêm cổ kính, uy nghiêm.
3. Chợ nổi Cái Bè
Video đang HOT
Chợ nổi Cái Bè thuộc ở huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.
Khác với những chợ nổi bình thường chỉ họp buổi sáng, chợ nổi Cái Bè bắt đầu buôn bán từ lúc tinh mơ cho đến tối khuya. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc chợ nổi đã nhộn nhịn như một phố nhỏ trên sông. Những chiếc xuồng bán hàng rong như phở, hủ tiếu, bún, các loại tạp hóa… chạy luồn lách theo các mạn ghe, tàu trông rất sinh động. Ngồi trên thuyền lênh đênh, thưởng thức tô hủ tiếu hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng là một trải nghiệm khó tả.
Cù lao Thới Sơn còn gọi là cồn Thái Sơn hay cồn Lân, nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điều làm nên sự hấp dẫn và quyến rũ của Thới Sơn không chỉ ở chỗ đây là vùng đất của các loại trái cây thơm ngon, mà còn là một địa điểm du lịch miệt vườn lý tưởng cuối tuần.
Đến với cù lao Thới Sơn, du khách sẽ được trải nghiệm hình thức du lịch đặc trưng của miền sông nước, đó là đi xuống đò xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp.
5. Trại rắn Đồng Tâm
Trại rắn Đồng Tâm hay còn gọi là xí nghiệp dược phẩm Quân khu 9, nằm tọa lạc bên bờ sông Tiền, có diện tích khoảng 30 ha, có không gian xanh mát thoáng đãng. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam với hơn 400 chủng loài và được xem như một bảo tàng về rắn đầu tiên ở Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.
Tới đây, bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng từ những loài rắn hiền lành không độc, đến các loài rắn cực độc. Rắn tại đây được nuôi thả tự do, gồm 3 khu vực phù hợp với tính chất mỗi loài: khu vực nuôi theo kiểu đảo hồ nước, khu vực nuôi rắn độc và khu vực nuôi trăn.
6. Miệt vườn Cái Bè
Nhắc đến miệt vườn Tiền Giang không thể không nói đến vườn cây trái Cái Bè. Nằm cách Sài Gòn chừng 70 km, miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ Bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè. Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách nhờ sở hữu những giống trái cây ngon nổi tiếng như xoài cát, bưởi, nhãn, cam sành, cam mật, ổi, táo, quýt, mít, mận …
7. Cầu Mỹ Thuận
Là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm trên quốc lộ 1A là trục giao thông chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách TP HCM 123 km về phía Tây Nam. Không chỉ đem lại những giá trị thiết yếu về mặt giao thông và kinh tế, cầu Mỹ Thuận cầu còn là công trình có giá trị kiến trúc nổi bật, mang giá trị thẩm mỹ, thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước.
Theo PNN
Ghé thăm 4 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại miền Tây Nam Bộ
Miền Tây thu hút du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình, những miệt vườn trái cây ngạt ngào hương sắc và những ghe thuyền tấp nập... Nơi đây còn nổi tiếng với những ngôi chùa độc đáo mang đậm nét kiến trúc và tâm linh của người Việt.
Chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang
Thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, lạ mắt, kiến trúc pha trộn giữa phương Đông và phương Tây. Bởi vậy mà khi ghé miền Tây sông nước, nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến chùa Vĩnh Tràng để tham quan, chiêm bái.
Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo hình chữ "Quốc" (hán tự), gồm 4 gian nối tiếp nhau là: Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc Á - Âu đan xen, với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong gồm 5 mái nhô cao - tượng trưng theo quan niệm ngũ hành của phương Đông.
Trong chùa còn đặt pho tượng Phật A Di Đà thủ ấn cao 18m và hơn 60 tượng Phật cổ (tạc vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) bằng gỗ, đồng, đất nung sơn son thếp vàng.
Chùa Xiêm Cán, Bạc Liêu
Luôn nằm trong top đầu những ngôi chùa đẹp nhất miền Tây, chùa Xiêm Cán (xã Hiệp Thành, Bạc Liêu) được thiết kế mang hơi hướng kiến trúc văn hóa của người Khmer. Được xây dựng từ thế kỷ 19, tọa lạc trên khu đất rộng đến 50.000 hecta, từ xa nhìn lại, chùa Xiêm Cán luôn rực rỡ, uy nghi bởi hai tông màu vàng - đỏ.
Hầu hết các mái vòm, tường, cột và cầu thang tại chùa Xiêm Cán đều được chạm trổ họa tiết rắn bởi người dân nơi đây luôn tin rằng: lòng từ bi hỷ xả của đức Phật sẽ thuần hóa được rắn.
Chùa Phật Lớn, An Giang
Tọa lạc ngay trên núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm sơn (thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang), chùa Phật Lớn được xem là một trong những ngôi chùa thu hút rất đông khách tham quan tại miền Tây Nam Bộ.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, chùa Phật Lớn được xây dựng từ năm 1912. Nổi bật trong ngôi chùa là bức tượng Phật Di Lặc cao 33.6m đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập vào năm 2006. Đến năm 2013, tượng Phật Di Lặc cũng đã được xác lập kỷ lục châu Á.
Chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu hay còn có tên tiếng Khmer là Wath Sro Loun, tuy nhiên để dễ đọc thì người dân tại đây đã phiên âm thành chùa Sà Lôn.
Theo người dân nơi đây kể lại, trước đây trong quá trình xây dựng ngôi chùa, do thiếu kinh phí xây dựng nên nhà chùa đã vận động Phật tử quyên góp thêm các loại chén kiểu, đĩa kiểu để trang trí. Và chính bởi sự sáng tạo đó đã khiến chùa Chén Kiểu sở hữu kiến trúc nghệ thuật độc đáo, khác biệt so với những ngôi chùa khác tại miền Tây.
Đặc biệt, chùa Chén Kiểu còn là nơi lưu giữ bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm - gia sản của công tử Bạc Liêu.
Theo baomoi.com
"Chơi thuyền hoa trên sông" lần đầu tiên xuất hiện ở miền Tây Tại cuộc họp báo về Lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang 2019 chiều nay 3.1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. Ông Trần Thanh Đức cho biết, du khách sẽ bất ngờ với chương trình "Chơi thuyền hoa trên sông" - một chương trình lần đầu tiên xuất hiện ở miệt sông nước miền Tây. Bà...