7 dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp khi mang thai
Nhận biết các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong lựa chọn phương pháp điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi về nội tiết tố, hormone relaxin tăng lên kéo theo việc co bóp và tiêu hóa thức ăn bị ứ trệ, tăng sản sinh lượng axit là nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai gây tổn thương đến thanh quản, thực quản, dạ dày, miệng, cơ quan hô hấp. Bệnh thường kéo dài, diễn biến thầm lặng nên khiến bà bầu chủ quan và đánh giá sai tính chất của bệnh.
Trào ngược dạ dày có thể tiến triển, để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp khi mang thai.
1. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Khi mang thai, mẹ bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường sẽ có dấu hiệu ợ hơi thường xuyên. Đây là dấu hiệu cơ thể đẩy bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài để giảm bớt sự khó chịu cho dạ dày.
Tình trạng ợ nóng là do dịch acid dạ dày trào ngược và tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác cơ thể nóng rát từ xương ức tới cổ họng. Ngoài ra, do tính chất axit khi trào ngược khiến người bệnh ợ chua, cảm giác chua ở miệng khi ợ.
2. Nóng dạ dày là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Nóng dạ dày là một trong những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở cả phụ nữ mang thai và những người bình thường.
Người bệnh có cảm giác cồn cào, nóng và khó chịu trong bụng. Tình trạng này xảy ra do lượng axit trong dạ dày nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây tổn thương dạ dày và sinh sôi nhiều vi khuẩn có hại, cảm giác nóng dạ dày rõ rệt.
3. Đau tức ngực
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra đau tức ngực, axit dạ dày tràn lên thực quản khiến mẹ bầu cảm thấy căng tức, ngực đau và khó chịu.
4. Khó nuốt
Video đang HOT
Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai là cảm giác khó nuốt, nuốt đau, vướng ở cổ của mẹ bầu. Dấu hiệu này xảy ra do sự tiếp xúc giữa thực quản và axit dạ dày khiến niêm mạc thực quản bị sưng tấy, viêm và ống dẫn thức ăn trở nên hẹp hơn nên khiến người bệnh khó nuốt.
5. Khàn giọng và ho
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản có thể kéo theo ho liên tục, khàn giọng. Ho và khàn giọng xảy ra do dây thanh quản bị sưng tấy do tiếp xúc với axit dạ dày là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
Khi cơ thể có phản ứng tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit này tuy nhiên cũng khiến mẹ bầu phải nuốt nhiều khí hơn, dễ gây ợ nóng, ợ hơi.
6. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản rõ ràng nhất ở phụ nữ mang thai. Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược từ dạ dày vào khoang miệng khiến mẹ bầu buồn nôn và nôn. Dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến tình trạng buồn nôn xảy ra thường xuyên làm bà bầu mệt mỏi, không muốn ăn.
7. Đắng miệng
Một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp là tình trạng đắng miệng của người bệnh. Dấu hiệu này xảy ra do tình trạng trào ngược dạ dày khiến van môn vị đóng mở quá mức, dịch mật trào ngược từ tá tràng vào dạ dày theo axit lên thực quản vào tới khoang miệng khiến mẹ bầu cảm giác đắng miệng.
Cảm giác đắng miệng ở mẹ bầu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Trên đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản giúp mẹ bầu phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị, giảm triệu chứng hiệu quả.
Phương Nguyễn
8 phương pháp giúp tránh trào ngược vào ban đêm hiệu quả
Những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về khoang miệng và đường hô hấp trên, các bệnh về phổi và tuần hoàn cao hơn những người không bị trào ngược vào ban đêm.
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh gây ra bởi sự suy yếu của cơ thắt thực quản, cho phép acid trong dạ dày trào ngược vào thực quản và miệng. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy nóng rát khó chịu, đau ngực, ợ nóng và khó nuốt.
Mặc dù hiện tượng trào ngược acid có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng đối với nhiều người có thể xuất hiện trào ngược vào ban đêm và trở thành tác nhân gây rối loạn giấc ngủ cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe nặng nề.
Dưới đây là những ảnh hưởng của trào ngược vào ban đêm và phương pháp giúp tránh hiện tượng này hiệu quả.
1. Những ảnh hưởng của trào ngược vào ban đêm
Tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm hơn cho người bệnh vì nó rất khó để có thể kiểm soát bao gồm:
- Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể dẫn đến sặc khi không xử lý kịp thời. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ngạt thở, làm chậm nhịp tim hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng thở.
- Các vấn đề về đường hô hấp, tình trạng khản giọng, mất giọng, thở khò khè, ho mãn tính cũng sẽ xảy ra nếu như trào ngược dạ dày vào ban đêm xảy ra thường xuyên và kéo dài.
- Bệnh trào ngược dạ dày cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản...
Trào ngược dạ dày vào ban đêm - Ảnh Internet
- Một số nghiên cứu của các chuyên gia cũng cho thấy rằng, những người mắc chứng trào ngược vào ban đêm làm tăng 30% nguy cơ mắc ung thư thực quản so với trào ngược dạ dày vào ban ngày.
Do đó, người bệnh cần tránh hiện tượng trào ngược vào ban đêm xảy ra bằng những phương pháp dưới đây.
2. Phương pháp giúp tránh trào ngược dạ dày ban đêm hiệu quả
Tránh ăn no trước khi đi ngủ
Bữa ăn tối cũng rất cần thiết trong ngày, nhưng bệnh nhân không nên ăn ngay trước khi đi ngủ. Việc ăn quá no cũng sẽ gây áp lực lớn lên van trên của dạ dày, tạo điều kiện cho acid trào ngược. Vì thế nên ăn tối ít nhất 2 - 3 tiếng trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn, tránh trào ngược vào ban đêm.
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây kích ứng
Thực phẩm làm tăng nồng độ acid có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược vào ban đêm. Do đó người bệnh nên hạn chế ăn cà chua, caffeine, thịt, các món chiên, các món ăn cay và đồ uống có cồn, đặc biệt là vào ban đêm.
Nâng đầu giường lên cao
Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn chứng trào ngược vào ban đêm là đầu giường được nâng cao lên 1 chút. Nằm đầu hơi cao giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, giữ cho acid dạ dày không bị trào ngược. Tốt nhất là kê 2 chân giường phía đầu giường lên cao 25 - 30cm.
Ngủ nghiêng bên trái
Khi ngủ nghiêng bên trái, dạ dày thấp hơn thực quản, khiến dịch vị và các chất nằm yên trong dạ dày và cơ thắt thực quản. Từ đó có thể làm giảm các cơn trào ngược vào ban đêm.
Giảm cân
Bệnh nhân thừa cân và béo phì cần giảm cân để kiểm soát chứng trào ngược acid. Điều này là do sự tích tụ chất béo ở vùng bụng sẽ chèn ép lên dạ dày nhiều hơn và làm acid dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản.
Thực hiện giảm cân nếu bị thừa cân để kiểm soát chứng trào ngược - Ảnh Internet
Tránh hút thuốc và uống rượu
Không nên hút thuốc và uống rượu nếu bị trào ngược dạ dày thực quản vì những thói quen này có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
Mặc quần áo rộng rãi thoải mái
Để ngăn ngừa trào ngược vào ban đêm, bệnh nhân nên mặc đồ ngủ rộng rãi thoải mái. Đồ ngủ quá chật có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng từ đó khiến cho acid dạ dày trào lên thực quản.
Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát các căng thẳng đúng cách không chỉ làm giảm nguy cơ trào ngược vào ban đêm mà còn thúc đẩy giấc ngủ chất lượng tốt.
Anh Dũng
Vì sao ban ngày không ho, đến đêm lại ho liên tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ? Rất nhiều người gặp tình trạng ban ngày không ho, lại ho không ngừng vào ban đêm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Điều này cho thấy sức khỏe gặp một số bất ổn. Ho không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp bình thường, chúng ta có thể bị kích thích đường hô hấp...