7 dấu hiệu phân biệt túi hàng hiệu và đồ fake
Một chuyên gia về đồ hiệu chia sẻ các tiêu chí cơ bản để kiểm tra sản phẩm đó có phải hàng thật hay không.
1. Đường may: Mới đây, Victoire Boyer Chammard – chuyên gia trong lĩnh vực mua bán lại hàng hiệu cũ – tiết lộ các tiêu chí cơ bản để kiểm tra xem sản phẩm bạn cầm trên tay là đồ thật hay được may nhái tinh vi. Người này cho hay đường may là chi tiết quan trọng. Ví dụ túi Louis Vuitton thật sẽ có các đường chỉ đều nhau, trong khi đường may của hàng giả lại không đều và xéo. Ảnh: The Sun.
2. Cách in tên thương hiệu: Các chữ cái trong tên thương hiệu được viết như thế nào có thể là dấu hiệu phân biệt hàng thật và hàng giả. Chi tiết này nhỏ nhưng được làm rất tinh tế ở những chiếc túi thật: Chúng có độ đồng đều cao và được thiết kế sao cho cân đối nhất. Với Louis Vuitton, hãy chú ý đến chữ O. Ảnh: Louis Vuitton.
Video đang HOT
3. Logo: Logo của túi nhái thường có điểm khác với túi chính hãng. Đối với đồ Louis Vuitton, hãy chắc chắn rằng hai chữ cái L và V được lồng vào nhau một cách nhất quán về vị trí, không bị cong hoặc bị cắt xén mất đường nét. Ảnh: The Sun.
4. Độ nặng: Theo The Sun, những nhà máy làm hàng giả ngày càng tinh vi khiến người mua khó nhận biết được qua bề ngoài của sản phẩm. Tuy vậy, vật liệu thay thế thường rẻ tiền và đương nhiên nhẹ hơn hàng thật. Ảnh: Getty – Contributor.
5. Cảm nhận chất da: Hãy dùng các giác quan để cảm nhận và phân tích chất liệu chiếc túi hàng hiệu bạn đang cầm trên tay. Nếu là đồ thật, thiết kế này phải có mùi tự nhiên, đặc trưng của da. Nếu ngửi thấy mùi nhựa, bạn đã mua phải hàng giả. Bên cạnh đó, da thật còn mềm mại và đều màu. Ảnh: Style Of Sam.
6. Code: Kiểm tra mã code hay số seri được đóng dấu trên phần da trong lớp lót của túi là bước nhiều dân săn hàng hiệu làm. Một số nhà mốt như Louis Vuitton sử dụng mã này để xác định thời gian chính xác chiếc túi sản xuất. Cách trên không thể áp dụng cho các dòng túi cổ ra đời trước những năm 80. Ảnh: Sell your hand bag.
7. Nơi sản xuất: Nơi sản xuất ra chiếc túi thường được in bên trong. Để thu hút khách hàng, những mẫu túi nhái thường sử dụng cụm từ “Made In France”. Tuy nhiên, không phải hãng xa xỉ nào cũng đặt nhà máy ở Pháp. The Sun cho biết một số bộ sưu tập của Louis Vuitton được sản xuất ở Tây Ban Nha và Mỹ. Ảnh: Alamy.
Louis Vuitton bị tố cáo ăn cắp ý tưởng
Nhà thiết kế Walter Van Beirendonck nói bộ sưu tập mới của Louis Vuitton lấy ý tưởng của anh.
Hôm 7/8 trên Hypebeast, Walter Van Beirendonck cho biết nhà thiết kế dòng thời trang nam của hãng mốt Pháp - Virgil Abloh - từng nhiều lần đạo ý tưởng của anh. Beirendonck nói: "Đây không chỉ là sao chép, anh ta chiếm dụng thế giới của tôi, từ ý tưởng, màu sắc, phong cách, đến đường cắt, phom dáng để đưa vào bộ sưu tập của anh ta".
Trang phục và kính mắt của Louis Vuitton (phải và thứ ba từ phải sang) giống các thiết kế của Beirendonck. Ảnh: Gorunway.
Anh cũng bày tỏ bức xúc trên trang cá nhân: "Đây có phải là trò đùa, Virgil Abloh? Một giám đốc sáng tạo không có tài cán gì đã nhái ý tưởng của nhà thiết kế người Bỉ". Beirendonck đính kèm một bức ảnh chụp thiết kế nằm trong bộ sưu tập Thu Đông 2020 của anh mang dòng chữ "I hate copycats" (Tôi ghét sao chép ý tưởng).
Trên Instagram, nhiều khán giả đồng tình với Beirendonck, cho rằng cách gắn thú bông lên áo rất giống với trang phục và phụ kiện nằm trong bộ sưu tập Thu Đông 2016 và 2018 của nhà thiết kế người Bỉ. "Louis Vuitton nên cân nhắc về Virgil Abloh với sự sao chép đáng xấu hổ này", "Đạo nhái quá rõ ràng", "Bộ sưu tập phản ánh rõ bạn là một nhà thiết kế thế nào. Nếu bạn thực sự có chất riêng, bộ sưu tập của bạn phải có thông điệp. Nhưng đằng này, các thiết kế của bạn hoàn toàn trống rỗng, vì bạn đạo ý tưởng"... là những bình luận của khán giả.
Show Xuân Hè 2021 dành cho nam của Louis Vuitton diễn ra ở Thượng Hải hôm 6/8. Những con thú bông to nhỏ gắn trên suit là điểm nhấn xuyên suốt bộ sưu tập. Virgil Abloh cho biết ý tưởng này đến từ những lần anh đi mua đồ chơi cho con. Chương trình gây lo ngại khi tổ chức trong thời dịch nhưng hàng trăm khán giả ngồi sát nhau mà không đeo khẩu trang. Theo WWD, video phát trực tiếp show diễn của nhà mốt đạt 85 triệu view.
Áo mang dòng chữ "I hate copycats" trong bộ sưu tập Thu Đông 2020 của Walter Van Beirendonck. Ảnh: Gorunway.
Walter Van Beirendonck sinh năm 1957 tại Bỉ. Tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Hoàng gia năm 1980, Beirendonck mở thương hiệu riêng mang tên mình và giới thiệu bộ sưu tập đầu tiên vào năm 1983. Các thiết kế lúc đó gây tiếng vang khi được truyền cảm hứng từ nghệ thuật thị giác, văn học, thiên nhiên, chịu ảnh hưởng của văn hóa dân tộc. Sự kết hợp màu sắc bất quy tắc và chịu ảnh hưởng mạnh từ đồ họa là nét đặc trưng trong các bộ sưu tập của anh. Năm 1997, Beirendonck thiết kế trang phục cho chuyến lưu diễn "PopMart Tour" của U2. Hai năm sau, ông được trao tặng danh hiệu danh dự "Đại sứ văn hóa vùng Flanders".
Xuất thân với bằng cử nhân kỹ sư xây dựng, Virgil Abloh từng nhiều lần bị tố cáo đạo ý tưởng của nhiều nhà mốt trên thế giới. Thiết kế dành cho nam trong show Thu Đông 2019 của anh bị cho giống của thương hiệu COLRS đến từ Nigeria và thương hiệu Gramm của Anh. Váy thuộc bộ sưu tập nữ Xuân Hè 2019 cũng bị cộng đồng yêu thời trang phát hiện giống hai thiết kế của Miniswoosh và Giambattista Valli.
Kansai Yamamoto - 'Kính vạn hoa' của làng mốt Nhật Kansai tiên phong đưa thời trang Nhật Bản lên bản đồ thế giới bằng phong cách sắc màu. Cuối tháng 7, Kansai Yamamoto qua đời ở tuổi 76 bên người thân sau hơn năm tháng chiến đấu bệnh bạch cầu. Nhiều nhân vật nổi tiếng làng mốt như nhà tạo mẫu Anna Sui, Marc Jacobs, Jeremy Scott, người mẫu Melanie Ward... bày tỏ...