7 dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp bất thường trong bụng mẹ
Không nghe được tim thai, đau lưng kéo dài, chuột rút…. cùng những dấu hiệu dưới đây sẽ cảnh báo bà bầu về tình trạng sức khỏe mẹ và bé.
Điều các mẹ bầu quan tâm hàng đầu trong thai kỳ chính là việc thai nhi phát triển có khỏe mạnh hay gặp trở ngại gì hay không. Theo MomJunction, một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bà bầu nhận biết thai nhi đang gặp bất thường.
Những dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm trong bụng mẹ: 1. Không nghe được tim thai
Đây là dấu hiệu thực sự rõ ràng cảnh báo mẹ bầu rằng thai nhi đang gặp nguy hiểm. Thông thường, tim sai sẽ bắt đầu hoạt động từ tuần thứ 5 và bà bầu sẽ nghe thấy ở tuần thứ 10 của thai kỳ.
Bà bầu cần ngay lập tức đến bác sĩ nếu không cảm nhận được nhịp tim thai từ tuần thứ 10 trở đi – Ảnh minh họa: Internet
Thời điểm này, nếu không cảm nhận được nhịp tim thai nhi chứng tỏ bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cần lập tức đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi có dấu hiệu này.
2. Chuột rút
Chuột rút là một trong những triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu chuột rút liên tục xuất hiện hoặc những cơn chuột rút khiến bà bầu không thể chịu đựng được, chị em cần xem lại.
Video đang HOT
Ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, hiện tượng chuột rút có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ, thậm chí nguy cơ sảy thai đối với bà bầu. Do đó, chị em nên chú ý đến số lần xuất hiện các cơn chuột rút để kịp thời thăm khám.
3. Ra máu thai kỳ
Hiện tượng ra máu trong thời kỳ mang thai luôn là dấu hiệu nguy hiểm, nhiều trường hợp dẫn đến sảy thai. Ra máu có có thể do hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ, các vấn đề liên quan đến nhau thai dẫn đến nguy cơ sinh non… Chị em đừng bỏ qua dấu hiệu ra máu trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
4. Đau lưng dữ dội
Đau lưng kéo dài trong thai kỳ có thê ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi – Ảnh minh họa: Internet
Trọng tâm cơ thể ở phụ nữ mang thai sẽ thay đổi do phải “gánh” thêm phần bụng bầu ở phía trước. Do đó, đa số các bà bầu đều gặp phải chứng đau lưng trong thai kỳ. Tình trạng này nếu không kiểm soát đúng mức hoặc kéo dài có thể gây nên các vấn đề về bàng quang và thận.
Khí hư thông thường ở bà bầu khỏe mạnh thường không mùi, màu trong suốt hoặc trắc đục. Khí hư có màu bất thường kèm theo hiện tượng ra máu chứng tỏ sức khỏe thai nhi đang gặp vấn đề.
Ngoài ra, trường hợp vùng kín bà bầu có dấu hiệu đau, có thể cổ tử cung có hiện tượng mở sớm hơn bình thướng. Lúc này, cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
6. Thai phát triển chậm
Hiện tượng thai phát triển chậm (IUGR) là tình trạng thai nhi không phát triển trong tử cung của mẹ ở bất kỳ giai đoạn nào. Thai nhi phát triển chậm quá mức có thể gặp các vấn đề về hô hấp, nhiệt độ cơ thể hoặc thậm chí huyết áp ngay sau khi được sinh ra.
Từ tuần thai thứ 20, bà bầu có thể đếm được cử động thai nhi với tần suất 10 cú đá trong khỏng 2 giờ đồng hồ. Nếu trẻ không cử động hoặc cử động rất ít, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Có thể thấy, việc lắng nghe cơ thể mình và để ý những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ là việc làm quan trọng và cần thiết của mọi bà bầu.
Nguồn: https://www.momjunction.com/trending/signs-that-your-unborn-baby-is-not-doing-so-well_00438329/
Theo phunusuckhoe
Bệnh viêm lợi khi mang thai
Tôi 37 tuổi, đang mang thai, tuy nhiên, tôi thấy lợi hay bị xuất huyết và sưng, đúng là dấu hiệu của viêm lợi. Xin hỏi nguyên nhân và cần phải làm gì để phòng tránh, liệu có ảnh hưởng đến em bé?
Nguyên Hà (Bắc Ninh)
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Khi lợi bị viêm, biểu hiện đầu tiên là bị sưng đỏ, dễ xuất huyết, nhất là khi đánh răng. Có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như hôi miệng, ngứa và đau lợi.
Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhày và vụn thức ăn).
Ảnh minh họa: Internet
Do thay đổi các hormon trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch đối với vi khuẩn nên khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật.
Tuy nhiên, thực tế những biến chứng của thai kỳ không liên quan gì đến bệnh răng miệng. Mặc dù vậy, vấn đề chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai vẫn rất quan trọng.
Để phòng tránh viêm lợi, chúng ta cần đánh răng kỹ lưỡng và đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày. Bạn nên sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour. Nếu đã mắc viêm lợi, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo phunusuckhoe
Con vài tuần tuổi, mẹ bơi lội, chạy bộ được không? Con tôi đã hơn 1 tháng tuổi. Tôi muốn ra ngoài nhiều hơn, bơi lội, chạy bộ trở lại vì đã cảm thấy hơi bức bí, nhưng gia đình vẫn lo ngại, muốn tôi ở nhà dưỡng sức, kiêng nước, kiêng gió... Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Mỹ Nhi (33 tuổi; ngụ quận 4, TP HCM), hỏi: Tôi vừa sinh con được...