7 dấu hiệu báo bệnh tật từ răng
Câu nói “Cái răng, cái tóc là góc con người” quả không sai. Răng vừa tôn vẻ đẹp cho bộ mặt vừa là bộ phận có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết bệnh tật trong cơ thể mình. Hãy chú ý 7 dấu hiệu sau để biết cơ thể bạn có bệnh không nhé.
Răng đổi màu
Răng là thước đo sức khỏe của chúng ta. Nguyên nhân làm cho răng bị vàng ố thường được hiểu do sắc tố thực phẩm dính trên răng như khói thuốc, đồ uống có gas, cà phê, trà….
Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân sâu xa làm cho răng không trắng sáng có rất nhiều, vệ sinh răng không sạch cũng ảnh hưởng đến phản ứng ở tầng sâu của răng, từ đó gây bệnh cho răng.
Nghiến răng
Nguyên nhân: tinh thần căng thẳng
Nghiến răng là triệu chứng điển hình của đường ruột có ký sinh trùng, độc tố của ký sinh trùng sẽ kích thích thần kinh làm cho thần kinh hưng phấn gây ra nghiến răng. Tuy nhiên hiện tại cuộc sống giữ gìn vệ sinh, khả năng mắc bệnh đường ruột do ký sinh trùng đã ít đi. Vì vậy, nghiến răng đa phần là một biểu hiện của thần kinh căng thẳng. Y học cho rằng, nghiến răng giống với mộng du, tè dầm, ác mộng, là một hành động vô thức không tự chủ.
Giải pháp: Bạn cần cố gắng tìm mọi cách làm cho trạng thái tinh thần được hoàn toàn thư giãn.
Chảy máu nướu
Nguyên nhân: viêm gan
Có lúc bạn thấy xuất hiện vết máu trên miếng thức ăn vừa cắn. Đây có thể là viêm xung quanh răng, cũng có thể liên quan đến bệnh gan. Hiện tượng này rất phổ biến ở những người bị bệnh gan mãn tính, còn kèm theo chảy máu khoang mũi, kinh nguyệt nhiều.
Giải pháp: vitamin C, vitamin K có thể giảm nhẹ triệu chứng chảy máu. Nếu là viêm xung quanh răng, chọn kem đánh răng chống viêm cũng giúp ích rất nhiều.
Video đang HOT
Răng lung lay
Nguyên nhân: loãng xương
Nguyên nhân chủ yếu của răng lung lay là do xương ổ răng không chắc chắn, tình trạng loãng xương khắp cơ thể rất nặng, chất xương ở ổ răng cũng loãng gây ra.
Giải pháp: phòng ngừa sớm, uống viên canxi sớm để rắn chắn xương, răng, luyện tập sức khỏe cho răng và thường xuyên gõ kiểm tra răng.
Mất răng, rụng răng
Nguyên nhân: dinh dưỡng không đầy đủ
Giải pháp: kiểm tra bảng dinh dưỡng thức ăn xem mình có phải chỉ thích ăn món yêu thích hay quá tham ăn không. Dinh dưỡng không đủ hoặc dinh dưỡng quá lượng đều làm cho răng không đầy đủ, chất răng yếu.
Răng thích rau xanh vì rau xanh làm tăng hàm lượng nguyên tố molypden trong răng, tăng cường độ rắn chắc và độ cứng cho răng, đồng thời nhai nhiều rau xanh có chất xơ có tác dụng trợ giúp làm vệ sinh cho răng sạch sẽ.
Răng đau sưng
Nguyên nhân: dạ dày nhiệt nóng.
Khi răng bị đau sưng, nhìn từ quan hệ với nội tạng thường phản ánh ra các vấn đề của dạ dày. Dạ dày nhiệt nóng thường là nguyên nhân gây đau sưng răng, đồng thời còn kèm theo miệng khô khát, táo bón, buồn nôn, trướng bụng vv. Khi bị nặng sẽ sưng tấy đỏ nghiêm trọng, từ đó phát triển thành xói mòn nướu, loét nướu.
Răng dài ra
Nguyên nhân: bệnh tiểu đường
Nước bọt của người bị bệnh tiểu đường có thành phần đường rất cao, không có lợi cho vi khuẩn sinh trưởng, đồng thời hàm lượng canxi trong nước bọt tăng cao cũng dễ hình thành sỏi, những điều này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh xung quanh răng và sâu răng. Răng mọc dài ra trên thực tế là kết quả của nướu teo lại.
Răng không sạch sẽ
Nguyên nhân: sự cố của tim
Điều tra hiển thị, mảng bám ở răng sẽ dẫn đến viêm nướu làm cho chế độ miễn dịch của cơ thể phản ứng, biểu hiện là tế bào bạch cầu tăng lên. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim là do tế bào bạch cầu tăng lên quá nhiều. Vì vậy nếu tim bạn vốn dĩ không ổn lắm, tốt nhất nên hình thành thói quen súc miệng đánh răng, vệ sinh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn.
Lưu ý:
- Sau bữa ăn đánh răng, sức miệng, kịp thời đẩy vi khuẩn và sắc tố bám trên răng ra ngoài.
- Sáng tối đánh răng 2 lần vào trước và sau khi ngủ dậy là điều không thể thiếu, nên sử dụng kem đánh răng có tác dụng trắng, khỏe răng.
- Tốt nhất có thói quen sử dụng chỉ nha khoa, không để cơ hội cho khuẩn bám tích tụ ở các kẽ răng.
- Tư vấn các bác sỹ nha khoa chuyên nghiệp, hàng năm định kỳ khám răng, lấy cao răng, “tẩy trần” toàn bộ cho răng.
Theo VNE
Những thói quen gây hại cho răng
Ai cũng nghĩ rằng đánh răng là bảo vệ cho răng khỏe mạnh, tuy nhiên, chính những cách đánh răng bạn cho rằng đúng lại chưa chắc là tốt cho răng.
Dưới đây là 5 thói quen gây hại cho răng, theo Telegraph.
Đánh răng không đủ lâu
Nha sĩ Michael Lenchner cảnh báo, hầu hết mọi người không đánh răng đủ lâu theo quy định, thời lượng đánh răng cho mỗi lần phải được kéo dài khoảng 2-3 phút, trong khi bình thường chúng ta chỉ đánh răng trong khoảng 1 phút.
Không nhìn gương khi đánh răng
Chúng ta cần soi gương khi đánh răng để biết khu vực nào chưa được đánh, nên nhớ mỗi khu vực răng không được đánh kỹ sẽ là "hang ổ" cho vi khuẩn lưu trú.
Súc miệng sau mỗi lần đánh răng để đẩy vi khuẩn ra khỏi miệng - Ảnh: Shutterstock
Kỹ thuật đánh răng không đúng
Nha sĩ Lenchner cho biết, thao tác chải đúng là đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng. Chải nhẹ theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn trên răng và nướu. Lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang.
Bàn chải đánh răng quá cứng
Bàn chải đánh răng quá cứng khiến men răng dễ bị rạn nứt. Hơn thế nữa, đánh răng quá thô bạo có thể làm tổn thương nướu răng và mòn răng.
Không súc miệng sau khi đánh răng
Súc miệng sau mỗi lần đánh răng giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi miệng. Nếu không súc miệng sau mỗi lần đánh răng thì tốt hơn hết là không đánh.
Theo VNE
8 bí quyết cực đơn giản giúp răng bạn luôn chắc khỏe Để có một hàm răng chắc khỏe bạn nên tham khảo một số bí quyết cực đơn giản nhưng hữu ích sau đây. Răng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Chằng thế mà từ xưa các cụ đã có câu: "Thứ nhất đau mắt thứ nhì nhức răng". Việc vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ...