7 đại gia ’siêu to khổng lồ’ trong lịch sử nhân loại khiến các tỷ phú ngày nay trở nên thật ‘thảm hại’ khi sánh cùng
Trong lịch sử thế giới từng chứng kiến những đại gia với khối tài sản khổng lồ, đủ để các tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay cũng phải ngả mũ thán phục.
Người giàu nhất thế giới hiện nay vẫn đang là Jeff Bezos. Bất chấp vụ ly hôn ồn ào tiêu tốn hàng chục tỷ dollar, nhưng ông chủ Amazon vẫn đang sở hữu cho mình khối tài sản lên tới 113 tỉ USD, vượt xa Bill Gates và Warren Buffett.
Tuy nhiên, trong lịch sử có những người giàu đến mức khối tài sản của người giàu nhất thế giới hiện nay cũng trở nên thật nhỏ bé khi sánh cùng.
1. Mansa Musa – 400 tỷ USD
Trong MCU có T’Challa (Black Panther) là giàu nhất, thì ngoài đời người giàu nhất lịch sử nhân loại hiện tại là quốc vương Mansa Musa – hay Musa I từ Mali (Tây Phi).
Trong giai đoạn trị vì vào cuối thế kỷ 13 – đầu thế kỷ 14, tổng tài sản của quốc vương Musa I được ước tính lên tới 400 tỉ USD vào ngày nay. Đây cũng là một vị quân vương được lòng dân, khi đã cho đầu tư rất nhiều vào giáo dục và nhà thờ tôn giáo tại châu Phi.
So sánh nhẹ một tý thì Jeff Bezos hiện có khoảng 131 tỷ USD, còn Bill Gates – người giàu thứ 2 cũng “chỉ” có 96,5 tỷ thôi.
2. John Rockefeller, 340 tỷ USD
Cái tên John Rockefeller mang rất nhiều ý nghĩa đối với lịch sử nước Mỹ. Ông là một nhà hảo tâm, có nhiều đóng góp vì cộng đồng, chẳng hạn như việc lập ra 2 trường đại học lớn của Mỹ là ĐH Chicago và ĐH Rockefeller.
Nhưng tất nhiên ông không thể tự nhiên giúp ích được cho xã hội, mà mọi thứ phải có cơ sở. Đối với Rockefeller, cơ sở ở đây nằm ở tập đoàn dầu mỏ Standard Oil, thứ đã giúp ông kiếm được khối tài sản trị giá 340 tỉ USD theo giá trị hiện tại, và trở thành người giàu nhất lịch sử nước Mỹ.
3. Andrew Carnegie – 310 tỷ USD
Video đang HOT
Andrew Carnegie là một doanh nhân giàu có và nhiều quyền lực đến khó tin, cực kỳ nổi tiếng vào giữa thế kỷ 19.
Sinh ra ở Scotland trong một gia đình thuộc diện nghèo thảm thương, Carnegie chuyển đến Mỹ vào cuối thập niên 1840. Tại đây, ông đầu tư vào rất nhiều công ty, rồi đứng ra thành lập công ty của riêng mình là tập đoàn Thép U.S. Trong giai đoạn luyện kim và khai khoáng lên ngôi, tập đoàn đã hút tiền chảy vào túi ông, với giá trị ước tính lên tới 310 tỷ USD.
Theo ghi chép, phần lớn số tiền này được sử dụng để quyên góp từ thiện, bởi vậy Carnegie cũng được biết đến là một trong những nhà hảo tâm lớn nhất trên thế giới.
4. Nicholas Alexandrovich, Tsesarevich của Nga – 300 tỷ USD
Tài sản của Alexandrovich – Tsesarevich của Nga (chức danh quý tộc) trong thế kỷ 19 được ước tính là 300 tỷ USD. Con số này chủ yếu đến từ lượng đất đai, cùng một số công ty công nghiệp và thương mại ông nắm giữ khi đó.
Ngài Alexandrovich sau đó được nhà thờ Orthodox phong thánh, tước vị Nicholas II, và trở thành “vị thánh giàu nhất lịch sử” đất nước này.
5. Mir Osman Ali Khan – 230 tỷ USD
Dù nghe có vẻ xa lạ, nhưng Mir Osman Ali Khan chắc chắn là một trong những người giàu nhất lịch sử loài người.
Khi trị vì bang Hyderabad của Ấn Độ, tài sản của ông rơi vào khoảng 230 tỉ USD. Năm 1911, cha ông qua đời, ông trở thành Nizam trị vì Hyderabad trong 37 năm kế tiếp, và giúp khu vực này phát triển vượt bậc về giáo dục, điện đường và đường sắt.
6. Henry Ford – 200 tỉ USD
Henry Ford cũng là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất lịch sử Hoa Kỳ. Riêng khối tài sản cá nhân của ông cũng rơi vào khoảng 200 tỉ USD so với giá trị hiện tại.
Ông không chỉ là người lập ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xe hơi, mà còn là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Ông cũng là người đầu tiên tăng lương cho công nhân cao hơn mức trung bình thời kỳ đó, và là người đưa ra khái niệm “dây chuyền lắp ráp” rồi đưa vào vận hành. Nhờ vậy, Ford có thể tạo ra những chiếc xe không quá đắt tiền, phù hợp với túi tiền của công chúng hơn.
7. Cornelius Vanderbilt – 185 tỉ USD
Cornelius Vanderbilt là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và thứ tạo nên khối tài sản của ông là hệ thống đường ray và vận chuyển đi khắp quốc gia vào thế kỷ 19.
Trong giai đoạn cực thịnh, tài sản của Cornelius Vanderbilt ước tính trị giá tới 185 tỷ USD (theo tỷ giá hiện tại). Hầu hết số tiền này được kiếm trong thời kỳ đế chế đường sắt của ông lên ngôi, giai đoạn sau Nội chiến Mỹ.
Tham khảo: Bright Side
Theo Helino
Vì anh còn yêu vợ cũ
Khi quen và yêu tôi, anh bảo mai này vẫn duy trì cuộc sống đó, là cấp dưỡng và gặp con hằng tháng. Tôi đồng ý... Thế nhưng, ngay sau ngày ăn hỏi, anh đã nói một câu làm tôi chới với.
Tôi vừa làm lễ hỏi. Chồng tôi đã qua một đời vợ, họ ly hôn cách đây sáu năm.
Đứa con gái chín tuổi của anh sống với mẹ của bé và anh cấp dưỡng. Mỗi tháng anh đến nhà vợ cũ, cả gia đình sẽ đưa con đi chơi. Một gia đình "hậu ly hôn kiểu mẫu" rất văn minh.
Khi quen và yêu tôi, anh bảo mai này vẫn duy trì cuộc sống đó, là cấp dưỡng và gặp con hằng tháng. Tôi đồng ý. Vì con cái không có lỗi trong việc ly hôn của cha mẹ. Huống hồ tôi rồi cũng sẽ có con, lẽ nào tôi giành cha cho con mình mà để đứa bé kia thiệt thòi. Thế nhưng, ngay sau ngày ăn hỏi, anh đã nói một câu làm tôi chới với:
- Em... mai này mình cưới nhau, nhưng xin em hãy cho vợ cũ làm "sân sau" của anh nhé!
Ảnh minh họa
- Là sao ạ? Anh và chị ấy không phải đã ly hôn ư?
- Thì ly hôn... Nhưng bọn anh còn yêu nhau lắm. Anh là "độc đinh" của gia đình, em biết mà. Trong khi cô ấy đẻ con gái xong thì tai biến sản khoa, không sinh nở được nữa. Vì đường hương hỏa của gia đình, anh đành ly hôn để lấy vợ khác sinh con nối dõi...
- Thế còn em thì sao? Anh không yêu em à?
- Có... có chứ... không yêu sao cưới? Nhưng mà... Anh cũng yêu Vân nữa. Anh xin em, mỗi tháng anh chỉ gặp cô ấy một lần thôi.
- Vậy nếu em cũng xin anh cho em một tháng gặp người yêu cũ một lần, anh nghĩ sao?
- Ơ... em làm gì có người yêu cũ? Em từng nói anh là mối tình đầu của em mà - chồng tôi có vẻ bất ngờ.
- Thì ví dụ vậy. Một tháng chỉ một ngày em đi ăn uống, ngủ nghỉ cùng người yêu cũ thôi, anh đồng ý chứ?
- Không được. Đàn bà có chồng, ai lại làm thế.
- Vậy tại sao anh có vợ mới mà vẫn qua lại với vợ cũ?
Chồng tôi gục xuống ghế, rưng rưng: "Nhưng vợ cũ của anh rất đáng thương...".
Ảnh minh họa
- Nhưng nếu anh kéo cả ba vào mối quan hệ nhập nhằng này thì tất cả chúng ta đều đáng thương. Rồi mình sẽ cưới, em trả lời anh em họ hai bên thế nào khi em làm vợ mà để chồng ngang nhiên "có người thứ ba"? Rồi mình sẽ có con, em trả lời con thế nào khi mỗi tháng anh đều vắng nhà một lần để sống cùng người phụ nữ khác?
Rồi chúng ta sẽ trả lời bè bạn, đối tác thế nào, khi mình là vợ chồng hợp pháp mà anh lại dung dăng dung dẻ cùng người đàn bà khác? Cuộc đời ai cũng có một số phận khác nhau, em không dám nói là em sẽ hoàn toàn hạnh phúc, chị ấy cũng không phải là hoàn toàn bất hạnh, ít nhất là ly hôn rồi nhưng vẫn còn được anh nhớ thương và trân trọng cùng khối tài sản hậu ly hôn. Nhưng... có vô lý và bất công với em không? Khi em cũng cần anh, cần một người chồng toàn tâm toàn ý mà tâm tư anh luôn dành cho người khác. Sao anh không mạnh dạn buông tay, để chị ấy còn có cơ hội tìm hạnh phúc mới, mà chính anh cũng vẹn tròn hạnh phúc?
Tôi hỏi, chồng không trả lời được. Giải pháp là hoãn cưới. Nhưng về lâu về dài, tôi chưa biết giải quyết ra sao, vì tôi khó lòng yêu ai khác ngoài anh.
Diệu Trang
Theo phunuonline.com.vn
Hậu ly hôn, Lưu Khải Uy sở hữu khối tài sản lên đến 72 triệu đô Mới đây, trang tin Sina đưa tin, sau khi ly hôn với Dương Mịch, Lưu Khải Uy bất ngờ trở thành chủ sở hữu khối tài sản lên đến 500 triệu CNY (gần 1685 tỷ). Ngày 1/8, Lưu Khải Uy bị cánh phóng viên Hongkong chụp được những hình ảnh anh một mình đi dạo tại một trung tâm mua sắm. Theo hình...