7 cựu ngoại trưởng kêu gọi Anh ứng phó ‘khủng hoảng Hong Kong’
7 cựu ngoại trưởng Anh viết thư kêu gọi London dẫn dắt nỗ lực quốc tế phản ứng với luật an ninh Hong Kong, thay vì trông chờ vào Trump.
Ba cựu ngoại trưởng thuộc đảng Bảo thủ và 4 cựu ngoại trưởng thuộc Công đảng Anh hôm nay gửi thư cho Ngoại trưởng Dominic Raabcho, cho rằng do Hong Kong từng là thuộc địa của Anh, nước này chịu trách nhiệm đặc biệt để điều phối phản ứng quốc tế đối với Trung Quốc về dự luật an ninh Hong Kong.
“Khi nói đến quyền tự trị của Hong Kong theo mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’, nhiều đối tác quốc tế của chúng ta tiếp tục làm theo gợi ý từ chính phủ Anh. Chúng tôi chắc chắn ngài sẽ đồng tình rằng với tư cách là bên đồng ký kết Tuyên bố chung Trung – Anh, Anh phải được xem là đang dẫn dắt và điều phối các phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng này và đảm bảo tính toàn vẹn của thỏa thuận đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985 cũng như mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’”, các cựu ngoại trưởng viết trong thư.
Họ kêu gọi thành lập nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng Hong Kong, tương tự mô hình nhóm liên lạc Balkan. Nhóm liên lạc Balkan được thành lập năm 1994 và được coi là một cách thành công để duy trì sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trong các cuộc thảo luận về tương lai của Bosnia và Kosovo.
Sáng kiến này của các cựu ngoại trưởng Anh phản ánh nỗi lo ngại ngày càng tăng rằng London không thể trông cậy vào Tổng thống Mỹ Donald Trump để đưa ra phản ứng với Trung Quốc liên quan đến luật an ninh Hong Kong.
Video đang HOT
C ảnh sát chống bạo động Hong Kong được triển khai để giải tán người biểu tình phản đối dự luật an ninh hôm 24/5. Ảnh: AFP.
Trump cuối tuần qua đề xuất tổ chức một “ hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng” vào tháng 9, có thể mời thêm lãnh đạo Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ, để thảo luận về cách ứng phó với Trung Quốc.
Tuy nhiên, giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tồn tại nhiều bất đồng về cách đối phó với Trung Quốc. Thụy Điển là quốc gia châu Âu duy nhất đề xuất các biện pháp trừng phạt Trung Quốc tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU hôm 29/5. Cùng ngày, Trump cũng đưa ra những kế hoạch cho loạt biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc.
Một số ngoại trưởng EU lo ngại phản ứng do Trump dẫn đầu đối với Trung Quốc về Hong Kong, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề từ kế hoạch tái tranh cử của ông, sẽ chỉ gây ra thêm chia rẽ giữa các nước phương Tây.
Theo các cựu ngoại trưởng Anh, London tiếp tục có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý đối với người dân Hong Kong, bất chấp Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ điều này.
Ngoại trưởng Raab cho đến nay đã phối hợp phản ứng toàn cầu, cùng các nước Mỹ, Canada, Australia ra tuyên bố chung chỉ trích luật an ninh Hong Kong của Trung Quốc. Mỹ và Anh cũng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về dự luật an ninh Hong Kong, song đã bị Trung Quốc từ chối với lý do “can thiệp các vấn đề nội bộ” của nước này.
Raab cũng cam kết cấp quyền công dân cho những người dân Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại nếu Bắc Kinh không rút dự luật an ninh, đồng thời khẳng định Anh sẽ không rũ bỏ trách nhiệm với Hong Kong.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Chính phủ Anh nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cho biết điều này có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Anh tuyên bố không quay lưng với Hong Kong
Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định Anh sẽ không rũ bỏ trách nhiệm với Hong Kong nếu Trung Quốc đại lục thúc đẩy nghị quyết về luật an ninh mới tại đặc khu.
"Chúng tôi sẽ không phớt lờ, chúng tôi sẽ không rũ bỏ trách nhiệm đối với người dân Hong Kong", Ngoại trưởng Raab hôm nay nói trong cuộc phỏng vấn với kênh BBC.
"Nếu Trung Quốc vẫn quyết định thông qua luật an ninh quốc gia này... chúng tôi sẽ cho những người đang giữ hộ chiếu quốc gia Anh ở hải ngoại (BNO) quyền được tới Anh", ông cho biết và thêm rằng có thể "chỉ một phần trong số này" sẽ thực sự đến Anh.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại Phố Downing ở thủ đô London ngày 4/5. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Ngoại trưởng Raab kêu gọi Trung Quốc "không bước tới bờ vực" và sống với trách nhiệm của một thành viên hàng đầu trong cộng đồng quốc tế.
Hộ chiếu quốc gia Anh ở hải ngoại được cấp cho người Hong Kong sinh trước năm 1997, thời điểm nước này trao trả Hong Kong cho Trung Quốc, và dựa theo quy định hiện hành.
Người sở hữu hộ chiếu có thể đến Anh tối đa 6 tháng, nhưng không thể làm việc hay nộp đơn xin quốc tịch. Tính đến tháng 12/2019, đã có khoảng 300.000 người Hong Kong sở hữu hộ chiếu trên.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, ngày 28/5 bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Anh và ba nước Mỹ, Canada, Australia đã ra tuyên bố chung "bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hong Kong".
Chính phủ Anh cho rằng điều này có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Công an Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ cảnh sát Hong Kong Bộ Công an Trung Quốc cam kết "hướng dẫn và hỗ trợ" cảnh sát Hong Kong sau khi quốc hội thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh. Bộ Công an Trung Quốc (MPS) cho biết sẽ "nỗ lực hết sức để hướng dẫn và hỗ trợ cảnh sát Hong Kong ngăn chặn bạo lực và tái lập trật tự", theo thông...