7 cung điện hoàng gia đưa bạn về giấc mơ cổ tích
Được xây dựng để thể hiện sức mạnh và sự giàu có của hoàng tộc, những cung điện xa hoa trên thế giới này luôn có sức hút đặc biệt với các du khách.
Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Hoàng gia, Nhật Bản: Địa điểm được xây dựng trên vị trí của thành Edo trước đây, thuộc khu công viên rộng lớn bao quanh bởi những con hào và bức tường đá. Hoàng cung hiện là nơi cư trú của Hoàng gia Nhật Bản. Do đó, khu vực bên trong cung điện thường không mở cửa cho công chúng, ngoại trừ ngày 2/1 (mừng năm mới) và 23/12 (sinh nhật của Hoàng đế).
Ảnh: Dissolve.
Cung điện Mùa đông, St. Petersburg, Nga: Với quy mô hoành tráng, cung điện là minh chứng cho cho sức mạnh và quyền lực của Đế quốc Nga. Toàn bộ khu vực có hơn 1.000 phòng, 117 cầu thang, 2.000 cửa sổ, 1.786 cửa lớn, và gần 200 tác phẩm điêu khắc được trang trí khắp xung quanh. Hiện tại, nơi đây trở thành Bảo tàng nghệ thuật với hơn 3 triệu tuyệt tác của các nghệ sĩ lớn trên thế giới như Leonardo da Vinci, Picasso, Van Gogh.. .
Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Topkapi, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Tọa lạc trên một ngọn đồi hướng ra Bosphoros, cung điện là một trong những địa điểm hấp dẫn không thể bỏ qua khi tới quốc gia này. Vào thời hoàng kim, nơi đây có thể chứa tới 4.000 người cùng các nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện, tiệm bánh và khu đúc tiền. Ngày nay, địa điểm này trưng bày những kỷ vật, đồ dùng nhằm phục vụ đại sứ các nước đến tham quan.
Video đang HOT
Ảnh: Visitlondon.
Cung điện Buckingham, Anh: Với vai trò là văn phòng và dinh thự của Nữ hoàng, nơi đây thuộc một trong số ít các cung điện hoàng gia còn hoạt động trên thế giới hiện nay. Cung điện dài 108 m ở phía trước, sâu 120 m, cao 24 m và có 775 phòng. Mỗi mùa hè, Nữ hoàng sẽ mở cửa cho người dân tới tham quan.
Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Grand, Thái Lan: Từ năm 1782, địa điểm này đã trở thành nơi ở chính thức của các hoàng đế Xiêm. Cung điện được thiết kế theo phong cách cổ điển của Thái Lan với gạch mái đầy màu sắc. Khu vực bên trong bao gồm đền Phật Ngọc và các tác phẩm điêu khắc Phật giáo linh thiêng nhất của quốc gia này.
Ảnh: Lonely Planet.
Cung điện Alhambra, Andalusia, Tây Ban Nha: Nằm trên đỉnh al-Sabika, bên tả ngạn sông Darro, đây được coi là viên ngọc của văn hóa Moorish với đài phun nước nhỏ giọt, lá cây xào xạc và những bài thơ cổ được viết trên đá. Tên gọi cung điện xuất phát từ từ al-qala hèa al-hamra, trong tiếng Arab có nghĩa là lâu đài đỏ bởi màu gạch đặc trưng của nơi này.
Ảnh: Wanderlust.
Cung điện Mysore, Ấn Độ: Nơi đây được xây dựng bằng đá granit xám với mái vòm sử dụng đá cẩm thạch hồng. Bên trong là hai phòng họp lễ lớn cùng 18 ngôi chùa. Nội thất được trang trí sang trọng với kính màu, gương, cửa gỗ trạm khắc cùng khu vườn rộng xung quanh. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần khi được thắp sáng bởi gần 100.000 ngọn đèn, cung điện càng trở nên nổi bật, lộng lẫy hơn.
Theo news.zing.vn
Tổng thống Trump liên tục vi phạm quy tắc Hoàng gia Anh
Hành động bắt tay với Thái tử Charles và chạm tay vào lưng Nữ hoàng Elizabeth II của Tổng thống Trump được cho là đã vi phạm quy tắc Hoàng gia Anh.
Sau khi chiếc Air Force One hạ cánh xuống sân bay London, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phu nhân di chuyển tới Cung điện Buckingham cho buổi tiếp đãi với các thành viên Hoàng gia Anh.
Ngay khi chiếc Marine One của nhà lãnh đạo Mỹ hạ cánh trên thảm cỏ bên trong cung điện Buckingham, Thái tử Charles đã đích thân ra tận trực thăng đón vị khách quý.
Tổng thống Trump bắt tay Thái tử Charles. (Ảnh: Getty)
Bước xuống từ Marine One, Tổng thống Trump tươi cười, chìa tay ra bắt tay với Thái tử Charles trong khoảng 7 giây trước khi bước vào bên trong cung điện.
Tuy nhiên, BI cho biết, theo quy tắc hoàng gia Anh, ông Trump lẽ ra phải cúi đầu khi gặp Thái tử thay vì một cái bắt tay kéo dài khoảng 7 giây.
Cựu quản gia của Thái tử Charles, Grant Mitchold cho rằng cách chào hỏi của Tổng thống Trump hoàn toàn trái ngược với cách các thành viên hoàng gia Anh được dạy bắt tay.
"Một cái bắt tay của hoàng gia phải đảm bảo lòng bàn tay của bạn mở ra và ngón tay cái đưa xuống", ông nói.
Chuyên gia về nghi lễ Grant Harrold nói "không nên đưa tay ra trước để bắt tay và hãy chờ các thành viên hoàng gia chìa tay ra bắt trước" - điều chính xác mà ông Trump đã không làm.
Cũng trong tối cùng ngày, Tổng thống Trump được cho là tiếp tục vi phạm quy tắc hoàng gia khichạm tay vào lưng Nữ hoàng Elizabeth II.
Theo giao thức Hoàng gia Anh, chạm vào Nữ hoàng, đặc biệt trong một bối cảnh trang trọng, bị xem là rất khiếm nhã. Dù không có quy định bắt buộc về hành vi ứng xử khi gặp các thành viên Hoàng gia Anh nhưng người ta được khuyên nên cúi đầu nếu là nam giới hoặc khuỵu gối nếu nữ giới khi gặp Nữ hoàng.
Cử chỉ của ông Trump được cho là không phù hợp với giao thức Hoàng gia Anh. (Ảnh: Sky News)
Nữ hoàng không có phản ứng rõ rệt đối với cử chỉ của Tổng thống Mỹ và vẫn tiếp tục vai trò nữ chủ nhà của mình như không có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, cư dân mạng khẳng định hành vi của ông Trump là "không phù hợp" và "phá vỡ các quy tắc".
Trong chuyến công du tới Anh tháng 7/2018, Tổng thống Trump cũng hứng không ít chỉ trích với 2 lần phá vỡ các quy tắc ngoại giao Anh khi không cúi chào Nữ hoàng và rảo bước trước bà khi cả 2 đang duyệt đội danh dự.
Khác với thái độ "cho qua" trong buổi quốc yến tối 3/6, Nữ hoàng Anh khi đó đã cố gắng hướng dẫn ông Trump di chuyển theo đúng quy tắc nhưng bất thành.
(Nguồn: BI)
SONG HY
Theo VTC
Tháng 6 đầy biến động của Vương quốc Anh Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Anh trong bối cảnh Vương quốc này đang và sẽ chứng kiến những biến động có tính lịch sử. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nữ hoàng Anh Elizabeth II Chuyến công du của tổng thống Mỹ Donald Trump Vị tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cùng với phu nhân, bà Melania, có...