7 cột mốc làm nên thành công cho Google năm 2013
So với bốn đại gia công nghệ gồm Apple, Facebook, Amazon và Samsung, Google là nhân vật duy nhất có mặt ở mọi lĩnh vực nhưng vẫn giữ được vị thế của mình và vẫn luôn tạo được sự quan tâm đúng mực cho người dùng.
Dưới đây là những cột mốc đáng chú ý của Google trong năm 2013:
1. Google Glass
Sự sáng tạo luôn được xem là đặc điểm của Apple khi hãng tung ra iPhone thế hệ đầu tiên vào năm 2007. Đến năm 2013, Google mới là công ty sáng tạo hơn, khi công bố chiếc mắt kính thông minh Google Glass.
Hiện Google vẫn chưa phát hành chính thức Google Glass ra thị trường, song đã cung cấp bản thử nghiệm cho một vài nhóm người dùng thử để giới thiệu những tính năng ưu việt của chiếc kính, đồng thời tạo được sức hấp dẫn cho người xem.
Thiết kế của Google Glass khá cồng kềnh và lạ khiến nhiều người chưa thích. Dù vậy, nếu chỉ xét riêng về tính sáng tạo, Google đã vượt qua Apple với chỉ có iPhone 5s và 5c, iPad thế hệ mới không mấy đột phá trong năm nay.
2. Android chiếm lĩnh 81% thị phần smartphone
Hiện nhiều người vẫn “đánh đồng” smartphone chính là iPhone, song thực tế có đến 4/5 smartphone sử dụng hệ điều hành Android. Do vậy, có thể nhận xét Google đang chiếm lĩnh thị trường smartphone, tương tự Microsoft đang chiếm lĩnh ở thị trường máy tính. Chỉ khác là hệ điều hành Windows có mang lại tiền cho Microsoft, còn Android thì được Google cung cấp miễn phí. Thay vào đó, Android được thiết kế để giúp Google thu lợi nhuận từ việc bán quảng cáo.
Tuy vậy, đối với Apple, Android dù đang chiếm lĩnh thị trường song điều đó không mang lại hiệu quả thực tế cho Google. Ở một buổi phỏng vấn với tuần báo Bloomberg Businessweek vào tháng 9, CEO Apple – Tim Cook cho rằng: “Mặc dù Android đang chiếm thị phần smartphone lớn nhất, song theo thống kê có đến 55% lưu lượng truy cập Internet xuất phát từ các thiết bị iOS. Điều đó cho thấy, có rất nhiều thiết bị sử dụng Android chỉ là “rác”, không có giá trị sử dụng. Như vậy, nếu Google đang kiếm tiền từ thu quảng cáo thì Android chưa thực sự là một nguồn thu hiệu quả”.
3. Thâu tóm Waze với giá 1,1 tỉ USD
Động thái loại bỏ Google Maps ra khỏi iOS 6 của Apple để thay thế bằng Apple Maps vào năm 2012 vô tình khiến người dùng cảm nhận được sự quan trọng và cần thiết của Google Maps hơn bao giờ hết, vì “kẻ thay thế” Apple Maps quá yếu kém.
Để nâng cao trải nghiệm người dùng cho Maps, Google quyết định mua lại Waze với giá 1,1 tỉ USD. Waze là dịch vụ bản đồ của của Israel có tính năng thông báo theo thời gian thực về tình hình giao thông ở các địa điểm.
Apple và Facebook cũng có ý định thâu tóm Waze, song Google mới là người chiến thắng.
4. Công bố Moto X
Video đang HOT
Sau khi Google bỏ ra 12 tỉ đô để mua lại Motorola, Moto X mới là sản phẩm chung đầu tiên của hai công ty. Dù nhận được nhiều phản hồi tích cực nhưng Moto X vẫn thiếu sự đột phá và mới mẻ. Điển hình như tính Touchless Control cho phép người dùng đọc “OK Google” để ra lệnh smartphone mà không cần mở khoá màn hình, tưởng chừng như chỉ có trên Moto X song thực tế đã xuất hiện trên dòng Verizon Droid được giới thiệu trước đó một tuần.
Ưu điểm lớn nhất của Moto X chính là khả năng cho phép người dùng chọn màu sắc ưa thích cho bộ vỏ bên ngoài thông qua website thiết kế vỏ trực tuyến.
Với Moto X, có thể thấy Google và Motorola chưa được “hợp nhất” hoàn toàn vào nhau. Google mua Motorola vẫn chỉ dừng lại ở mục đích có được số lượng bằng sáng chế mà Motorola đang sở hữu, nhằm dễ chống lại những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
5. Công bố Chromecast
Sau khi ngừng bán ra hai sản phẩm Google TV và Nexus Q, Chromecast là sản phẩm mới nhất ở lĩnh vực tivi của Google trong năm nay. Chromecast có thiết kế nhỏ gọn như một USB, dùng để cắm vào cổng HDMI trên tivi, nhận tín hiệu phát sóng từ smartphone, máy tính bảng hay máy tính.
Cũng như Apple TV, Chromecast chỉ là sản phẩm kèm thêm cho tivi chứ không phải là bộ sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, lượng khách hàng cũng sẽ hạn chế và chỉ dành cho những người thích trải nghiệm công nghệ mới. Dù vậy vào tháng 10 năm nay, Chromecast vẫn trở thành sản phẩm công nghệ bán chạy nhất trên Amazon.
6. Cổ phiếu vượt mốc 1000 USD
Vào tháng 10 vừa qua, cổ phiếu Google đã chạm mốc “bốn con số” (trên 1000 USD, gia nhập nhóm những công ty ngang hàng như Priceline, Seaboard và Berkshire Hathaway.
Dù cổ phiếu Google vẫn có thể rớt giá vào bất kì lúc nào, song vượt qua mốc 1000 USD cho thấy tình hình tài chính tốt của công ty trong năm 2013.
7. Google Play đạt hơn 50 tỉ lượt tải
Mùa hè năm nay, Apple công bố số lượt tải trên App Store đã chạm mốc 50 tỉ thì Google cũng đạt được thành tích tương đương đối với “chợ” ứng dụng Google Play. Ra đời sau App Store song hiện Google Play đang dần bắt kịp đối thủ.
Trước đây, người dùng Android thường chịu “thiệt thòi” các nhà phát triển thường ưu tiên tung ra phiên bản ứng dụng, game dành cho iOS trước, sau đó mới đến Android. Tuy nhiên, hiện Android đang chiếm hơn 80% thị phần smartphone thì có thể các nhà phát triển sẽ có nhiều sự lưu tâm hơn vào hệ điều hành này, rút ngắn dần khoảng cách giữa iOS và Android.
Theo Một Thế Giới
Những nỗi thất vọng lớn nhất làng công nghệ 2013
Bên cạnh những bom tấn thành công rực rỡ thì năm qua, làng công nghệ cũng chứng kiến không ít vụ xảy chân hay bom xịt. Và những nỗi thất vọng ấy hoàn toàn có thể đến từ những thương hiệu lớn như Google hay Apple.
Tất nhiên, sự đánh giá nào cũng có thể gây tranh cãi. Một số sản phẩm sẽ vừa xuất hiện ở danh sách Những sản phẩm được khen nhất nhưng lại đồng thời góp mặt ở hạng mục "bom xịt". Hoặc cũng có trường hợp, sự thất bại của một sản phẩm hoàn toàn nằm trong dự định của chính nhà sản xuất, nhằm thực hiện một kế hoạch khác lớn hơn.
1. iPhone 5c
Doanh số tiêu thụ của iPhone 5c chỉ bằng một phần nhỏ so với phiên bản đắt tiền hơn là iPhone 5s. Có khá nhiều bài báo đưa tin Apple đã quyết định cắt giảm sản lượng 5c để dồn sức sản xuất iPhone 5s trong mùa mua sắm cuối năm, và rằng sức cầu dành cho 5c thấp hơn rất nhiều so với kì vọng trước đó. Nhiều nhà phân tích thậm chí còn thắc mắc không hiểu vì sao Apple lại bán ra một sản phẩm như 5c.
Tuy nhiên câu chuyện có thể không đơn giản như vậy. Mới đây, một chuyên gia nêu ra giả thiết rằng có lẽ, Apple đã cố tình để cho iPhone 5c ế. Mục đích cao nhất của hãng này là để có thể tiếp tục bán iPhone 5s với mức giá cao ngất ngưởng mà người dùng không phàn nàn câu nào, đồng thời, iPhone 5c vẫn có thể lôi kéo một bộ phận người dùng từ các nền tảng khác sang với iOS. Có lẽ bức tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn trong năm 2014.
2. Các chiến dịch quảng cáo của Apple
Khi Steve Jobs còn sống, các chiến dịch quảng cáo sản phẩm luôn là một đặc sản của Apple vì sự thú vị, hài hước và độc đáo. Nhưng có vẻ như độ "chất" đấy đã không còn nữa. Năm nay, các hình ảnh quảng cáo của Apple trở nên nghiêm túc và khô cứng quá mức. Ngoài nhân viên Apple, có lẽ chẳng ai cảm thấy hào hứng hay thú vị cả.
3. Facebook Home
Facebook Home được cho là nỗ lực lớn của Facebook trong việc thách thức Android, nhưng Google chẳng cần phải làm gì để tiêu diệt đối thủ thì Home đã tự chết trước. Không một ai sử dụng và dòng smartphone đầu tiên trang bị giao diện Home là HTC First cũng nhanh chóng bị khai tử chỉ sau chưa đầy một tháng.
4. Yahoo! Mail mới
Người dùng thực sự không thích giao diện được thiết kế lại của Yahoo!, vốn bị cho là học theo Gmail nhưng lại không tới nơi tới chốn. Yahoo! đã gạt bỏ nhiều tính năng mà người dùng ưa chuộng, tệ hơn nữa, dịch vụ Mail kể từ sau khi cải tiến rất hay trục trặc, khó truy cập.
5. HTC One
Đây là một trường hợp đặc biệt trong danh sách, bởi xét về mặt công nghệ mà nói, One thực sự là một sản phẩm xuất chúng. Trên thực tế, con dế này đã nhận được nhiều giải thưởng về thiết kế điện thoại của năm, cũng như được đánh giá là một trong những sản phẩm công nghệ đỉnh nhất năm 2013. Thậm chí các tín đồ Android còn gọi One là smartphone Android tốt nhất hiện nay, trên tài Samsung Galaxy S4.
Thế nhưng éo le thay, không ai chịu mua con dế tuyệt vời này. HTC One là một thất bại về mặt thương mại, và tại thời điểm đỉnh cao nhất, HTC cũng chỉ bán được 5 triệu chiếc mà thôi. Nguồn cung linh kiện khan hiếm khiến cho sản lượng điện thoại xuất xưởng eo hẹp, càng làm cho tình hình tiêu thụ èo uột hơn.
6. Microsoft Surface RT
Chiếc máy tính bảng cài hệ điều hành Windows RT này đã khiến cho Microsoft tổn thất tới 900 triệu. Rất may là Surface Pro 2 có sức tiêu thụ khả quan hơn.
7. BlackBerry 10
Cuối cùng thì hệ điều hành được chờ đợi của BlackBerry cũng đã chính thức ra mắt, nhưng buồn thay, đó lại là một thất bại tuyệt đối. Không ai hào hứng với BB10 cả và hệ quả là tất cả các smartphone BB10 được tung ra đến nay đều ế ẩm. BlackBerry vật vã cố bán mình nhưng cũng không thành và đang phải sống lay lắt nhờ khoản vay 1 tỉ USD từ một nhóm cổ đông lớn. CEO Thorstein Heins đã ra đi và thương hiệu BlackBerry phải đối mặt với nguy cơ khai tử rõ ràng hơn bao giờ hết.
8. Moto X
Moto X là một chiếc điện thoại ổn trên mọi phương diện, nhưng cũng như HTC One, nó lại là một bom xịt trên thị trường. Hầu như rất ít người bỏ tiền ra mua Moto X bất chấp Google đã chi tiền marketing cho siêu phẩm này rất bạo tay.
9. Ứng dụng Poke của Facebook
Cuối năm 2012, Facebook cố gắng hủy diệt ứng dụng chia sẻ ảnh gây tranh cãi Snapchat bằng Poke, vốn bị cho là một bản sao vô tính của Snapchat. Nhưng trong khi Snapchat tăng trưởng người dùng như diều gặp gió thì Poke lại ế ẩm đìu hiu, không một bóng khách. Như để "xát muối" thêm vào lòng Facebook, Snapchat tiếp tục từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 1 tỉ USD từ công ty của Mark Zuckerberg.
10. Samsung Galaxy Gear
Chiếc đồng hồ thông minh này của Samsung là một nỗi thất vọng lớn khi có quá nhiều lỗi và nhiều chức năng vận hành không đúng như kì vọng. Bản thân Samsung cũng đã bắt tay vào việc phát triển phiên bản thứ hai của Gear.
Theo VietnamNet/Business Insider
Những thất bại lớn nhất trong làng công nghệ năm 2013 Năm 2013 đã chứng kiến sự xuất hiện của không ít những sản phẩm công nghệ đình đám, thế nhưng trong đó không phải công nghệ nào khi phát hành cũng đạt được thành công như ý muốn. Chúng ta cùng điểm qua những thất bại lớn nhất trong làng công nghệ năm qua. iPhone 5C Doanh số tiêu thụ của iPhone 5C...