7 con cá ngừ vừa “bay” sang Nhật lên sàn đấu giá
7 con cá ngừ đại dương xuất xứ Bình Định vừa được vận chuyển sang Nhật tiếp tục lên sàn đấu giá.
Theo tin tức trên báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 31/1, lãnh đạo tỉnh Bình Định và lãnh đạo Sở NN-PTNT cùng ông Hirosuke Kato, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Sakai, kiêm Chủ tịch Công ty Kato Hitoshi General Office và ông Masakazu Shoga chuyên gia thủy sản của Công ty Kato Hitoshi General Office cùng tập trung tại Cảng cá Quy Nhơn để tiến hành kiểm tra chất lượng, lựa chọn lô cá đầu tiên của năm 2015 xuất khẩu sang Nhật Bản.
Sau khi trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, đã có 7 con (320kg) được Công ty Kato Hitoshi General Office lựa chọn xuất khẩu sang Nhật Bản để lên sàn đấu giá.
Những con cá được chọn sẽ được đóng thùng riêng để vận chuyển ra sân bay (Ảnh Nông nghiệp Việt Nam).
Đây là chuyến đầu tiên trong năm 2015 Bình Định xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản và là đợt thứ 2 cá ngừ Bình Định được lên sàn đấu giá tại Nhật Bản.
Video đang HOT
Thông tin trên báo Tiền phong cho biết thêm, hôm nay (ngày 2/2), 7 con cá ngừ đại dương xuất xứ Bình Định vừa “bay” sang Nhật tiếp tục lên sàn đấu giá.
Theo chuyên gia thủy sản Nhật Bản, chất lượng cá lần này khá hơn lần trước. Song, thị trường Nhật Bản đòi hỏi chất lượng cá ngừ cao nên ngư dân phải chuyên nghiệp hơn nữa nếu muốn phát triển một ngành… lâu dài.
Ông Hirosuke Kato, Phó Chủ tịch hội Hữu nghị Nhật – Việt kiêm Chủ tịch Công ty Kato Hitoshi General Office cho biết, việc đấu giá cá ngừ Bình Định hiện tại ở chợ Osaka nhằm tăng giá trị cá ngừ Việt Nam cũng chỉ là bước đầu. Thời gian tới, Nhật Bản sẽ hỗ trợ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp lớn về thu mua cá ngừ ở Nhật Bản có sức tiêu thụ từ 500 tấn đến 10.000 tấn cá ngừ/năm.
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Vụ phó Vụ khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho rằng, phát triển ngành cá ngừ Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Trữ lượng cá ngừ trong nước đạt khoảng trên 45.000 tấn. Sản lượng khai thác cho phép 20.000 – 22.000 tấn, trong đó, nhiều nhất vẫn là tỉnh Bình Định.
Đây là bước chuyển biến rất lớn đối với ngư dân và cũng là hướng mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Mỹ thử nghiệm robot gián điệp hình cá ngừ
Hải quân Mỹ đang thử nghiệm một robot gián điệp có hình thù giống cá ngừ. Nếu đi vào sử dụng từ năm tới, nó sẽ được sử dụng để tuần tra các cảng, xâm nhập lãnh hải đối phương hoặc báo cáo về các động thái của tàu địch.
Robot hình cá ngừ mà hải quân Mỹ đang thử nghiệm.
Robot có tên gọi "Ghost Swimmer" do Phòng nghiên cứu của hải quân Mỹ chế tạo. Nó có hình thù giống cá ngừ, với chiều dài 1.5 m và nặng 45 kg.
Ghost Swimmer có khả năng cơ động cao và hoạt động ở nhiều tốc độ. Nó cũng di chuyển giống một con cá thực thụ, với phần đuôi tự chuyển động.
Robot gián điệp cá ngừ có thể được kiểm soát bằng một thiết bị giống cần điều khiển, nhưng cũng có thể được lập trình để tự bơi. Nó đủ khỏe để mang các camera hoặc các thiết bị hải quân.
Ghost Swimmer cũng có khả năng tránh sự phát hiện của hệ thống định vị bằng sóng âm dưới nước. Robot được thiết kế để vào lãnh hải đối phương mà không bị phát hiện để tuần tra, bảo vệ các tàu và cảng của Mỹ.
Ngoài ra, robot gián điệp cũng có thể được sử dụng để dò mìn trên biển hoặc kiểm tra hư hại ở thân tàu - 2 nhiệm vụ vốn thường khiến mạng sống của con người bị nguy hiểm.
Giới chức Mỹ hi vọng robot cá ngừ có thể đi vào hoạt động từ năm 2015.
An Bình
Theo Dantri/Dailymail
Lạ miệng với cá ngừ kho nước cốt dừa Cá ngừ thịt ngọt, chế biến món gì cũng ngon. Để át vị tanh đặc trưng của cá ngừ, người ta thường kho cá với thơm. Một sự kết hợp khác không kém hấp dẫn là cá ngừ với nước cốt dừa. Cá ngừ là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng: chứa ít chất béo và calo nhưng lại dồi dào...