7 chợ nổi miền Tây nức tiếng gần xa
Đến với miền Tây, bạn đừng quên ghé thăm các khu chợ nổi – một nét văn hóa độc đáo chỉ có tại nơi đây.
Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Vinpearl
Chợ nổi Cái Răng là địa điểm quen thuộc được nhiều du khách lui tới khi đến Cần Thơ. Đây cũng là khu chợ nổi lớn nhất ở miền Tây, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Chợ chuyên bày bán các loại nông sản, trái cây nổi tiếng của vùng như bưởi năm roi Vĩnh Long, dừa sáp Trà Vinh, qúyt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…
Khi đến chợ nổi Cái Răng, bạn có thể tham quan, mua các mặt hàng, ăn sáng và thưởng thức những đặc sản ngay trên các ghe thuyền. Đây là một nét văn hóa đặc trưng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút rất nhiều du khách.
Chợ nổi Phong Điền – Cần Thơ
Chợ nổi Phong Điền. Ảnh: Cổng thông tin du lịch Cần Thơ
Bên cạnh chợ nổi Cái Răng thì chợ nổi Phong Điền cũng là điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Chợ nằm cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 17km về phía Đông.
Chợ nổi Phong Điền họp từ khoảng 4h đến 8h sáng, bày bán nhiều đặc sản Cần Thơ, các món ăn ngon cho du khách thoải mái thưởng thức và trải nghiệm. Cụ thể bạn có thể mua những loại trái cây tươi ngon như thanh long, xoài, mận, chôm chôm, ổi. Ngoài ra, chợ còn có các mặt hàng nông sản như thơm, sắn, bí, bầu…
Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
Video đang HOT
Chợ nổi Cái Bè nằm trên sông Tiền thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, giáp ranh giữa 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre dài cả cây số. Chợ họp từ khoảng 2 giờ đến 8 giờ sáng, bày bán nhiều mặt hàng đa dạng như vải vóc, đồ gia dụng đến đồ ăn, thức uống… Nơi đây cũng là vựa trái cây nổi tiếng với nhiều loại quả đặc trưng như bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn, cam, bưởi, qúyt Cái Bè…
Đặc biệt, các ghe thuyền tại chợ Cái Bè thường treo hàng hóa lên một cây sào dài để trước ghe, được gọi là “cây bẹo”. Nguyên nhân là vì không gian chợ quá rộng, tiếng ghe thuyền qua lại ồn ào làm người bán không thể cất tiếng rao bán, chào hàng như trên bờ.
Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long
Chợ nổi Trà Ôn. Ảnh: Viet Fun Travel
Chợ nổi Trà Ôn nằm ở hạ lưu sông Hậu và cách vàm Trà Ôn khoảng 250m. Nơi đây được coi như chợ đầu mối vì tập trung bán rất nhiều các loại nông sản như khoai mỡ, khoai lang, dưa chuột, cam sành Tân Thanh, sầu riêng Lục Sĩ Thành…
Ngoài ra, một món ăn được coi như “đặc sản” của chợ chính là bún bò viên ăn cùng rau chuối. Vì thế khi đến đây, bạn đừng quên thưởng thức món bún bò miền Tây độc đáo này.
Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
Chợ nổi Ngã Bảy. Ảnh: Vietnam Travellog
Chợ nổi Ngã Bảy là một trong những chợ nổi nức tiếng và lâu đời nhất miền Tây. Chợ nằm cách trung tâm Hậu Giang khoảng 75km và Cần Thơ khoảng 35km. Điều đặc biệt của khu chợ này đó là chợ nằm tại ngã bảy – nơi bảy con sông giao nhau.
Chợ nổi Ngã Bảy thường bày bán rau củ, vật dụng gia đình, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các món ăn miền nam và bạt ngàn các loại trái cây như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt tại đây còn có các “mặt hàng” độc lạ như rắn, tắc kè, chim, sóc, ba ba…
Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên. Ảnh: Tổng cục du lịch
Chợ nổi Long Xuyên nằm trên sông Hậu, thuộc địa phận phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Vì không bị tác động bởi thương mại hóa nên khu chợ này không sầm uất như nhiều chợ nổi khác.
Chợ nổi Long Xuyên họp đông nhất vào buổi sáng, hàng hóa chủ yếu là các loại rau, dưa, bí, cải… và các món ăn nổi tiếng đất An Giang như bún cá, bánh da lợn, bánh tằm bì… Người dân nơi đây sinh sống và buôn bán quanh năm suốt tháng trên thuyền, vì vậy họ xem đây như ngôi nhà của mình.
Chợ nổi Cà Mau
Chợ nổi Cà Mau nằm ở đoạn cuối của con sông Gành Hào, cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200m. Chợ thường bắt đầu hoạt động buôn bán từ 2 -3h sáng, bày bán các mặt hàng từ thực phẩm, nhu yếu phẩm đến các loại nông sản đặc trưng của vùng như dừa nước, xoài, chôm chôm, nhãn, măng cụt…
Ngoài ra, điểm độc đáo của chợ nổi Cà Mau là bày bán chiếu rong – một loại chiếu đặc trưng của người Cà Mau. Du khách đến đây có thể ngồi trên xuồng hoặc đò để ghé thăm các gian hàng chọn mua những thứ cần thiết hay trao đổi hàng hóa ngay trên sông.
Đông Hòa Hiệp - ngôi làng cổ miền Tây
Thật ngẫu nhiên khi ba ngôi làng cổ đẹp bậc nhất ở Việt Nam lại nằm ở ba vùng miền của cả nước.
Ở miền Bắc là làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), miền Trung có làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) và đại diện miền Nam là làng cổ Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Cả ba ngôi làng cổ này đều đã được xếp hạng Di tích quốc gia, trong đó làng cổ Đông Hòa Hiệp mang dấu ấn riêng của miệt vườn sông nước Tây Nam Bộ.
Nhà cổ của ông Lê Văn Xoát.
Vùng đất miền Tây trù phú
Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nằm ở phía tây sông Cái Bè, thuộc vùng hạ lưu sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho 46km. Làng cổ này là một vùng quần cư trải rộng trên nhiều ấp, là nơi tập trung nhiều di sản văn hóa và kiến trúc đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
Theo tài liệu lịch sử, Đông Hòa Hiệp hình thành vào cuối thế kỷ XVIII. Năm 1732, chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn (thuộc khu vực Sài Gòn - Gia Định) một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Trong suốt 25 năm là lỵ sở dinh Long Hồ (1732 - 1757), làng Đông Hòa Hiệp đã quy tụ nhiều vị quan lại và địa chủ sinh sống, vì thế nơi đây mang nhiều dấu ấn của giới thượng lưu khi đó.
Từ thế kỷ XIX - XX, ở Đông Hòa Hiệp, nhiều ngôi nhà được xây cất bằng gỗ qúy nằm ẩn mình bên những dòng sông, kênh rạch, vườn cây thoáng mát, tạo ra diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội so với các nơi khác. Đông Hòa Hiệp nằm kề sông Cái Bè và sông Tiền, cách chợ nổi Cái Bè 1km. Đó là điều kiện thuận lợi cho giao thông, giao thương phát triển, góp phần làm vùng đất này trở nên trù phú.
Di sản lớn nhất ở Đông Hòa Hiệp là qũy kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Trong đó có 7 ngôi nhà cổ từ 150 - 220 năm và 29 ngôi nhà từ 80 - 100 năm, 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình làng trên 100 năm. Các ngôi nhà cổ tiêu biểu là nhà ông Lê Văn Xoát (ở ấp An Thạnh, xây dựng năm 1818 - là ngôi nhà cổ nhất), nhà ông Phan Văn Đức (ấp An Lợi, xây dựng năm 1870), nhà ông Trần Tuấn Kiệt (ấp Phú Hòa, xây dựng năm 1838)... Các ngôi nhà này có kiến trúc thuần Việt hoặc kết hợp kiến trúc phương Đông, phương Tây hài hòa. Đặc điểm chung của các ngôi nhà cổ là cao rộng, lợp mái ngói, có hệ khung gỗ được chạm trổ cầu kỳ với các đề tài truyền thống và đều nằm trong khuôn viên với vườn cây rộng, hàng rào và cổng bề thế, thể hiện sự giàu có của tầng lớp quan lại, địa chủ vùng Nam Bộ xưa. Ngoài ra, trong các ngôi nhà này còn bảo lưu nhiều đồ cổ như hoành phi, liễn đối, ván ngựa, tủ thờ, lư hương... có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.
Điểm du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn
Xã Đông Hòa Hiệp có 7 ấp với khoảng 4.000 hộ gia đình. Người dân xưa kia sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và buôn bán trên sông nước. Điểm nhấn đáng chú ý là những loại cây trái như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng, măng cụt, nhãn, bưởi hay các nghề làm bánh cốm, bánh tráng, bánh phồng... Từ nhiều năm nay, người dân Đông Hòa Hiệp còn có nguồn thu nhập không nhỏ từ du lịch. Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km nên nhiều du khách đã chọn tour Cái Bè - làng cổ Đông Hòa Hiệp với trải nghiệm tham quan làng cổ, chợ nổi, nhà thờ Cái Bè.
Đây cũng được coi là một "điểm sáng" về du lịch sinh thái - cộng đồng được nhiều người ưa thích. Chính quyền xã Đông Hòa Hiệp đã có kế hoạch, chính sách bảo tồn di sản và phát triển du lịch phù hợp với đặc thù địa phương. Cùng với việc gìn giữ những ngôi nhà cổ, miệt vườn xanh mướt, người dân Đông Hòa Hiệp còn phát huy giá trị của nếp sống nông thôn bình dị, văn hóa bản địa tạo nên hình thức du lịch cộng đồng mang bản sắc riêng. Nhiều gia đình đã mở dịch vụ homestay phục vụ ăn uống, lưu trú. Tới đây, du khách có thể cùng người dân địa phương làm cốm, bánh tráng, bánh phồng, chăm sóc vườn cây ăn trái, tát mương bắt cá, nghe đờn ca tài tử...
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa và các sản vật của địa phương, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh đất và người Tiền Giang, từ năm 2013, cứ 2 năm một lần huyện Cái Bè và tỉnh Tiền Giang lại tổ chức Lễ hội văn hóa - du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp với nhiều hoạt động xúc tiến du lịch mang bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương như: Triển lãm sinh vật cảnh, hòn non bộ; hội thi làm bánh dân gian; tổ chức các trò chơi dân gian, đua xuồng; diễu hành thuyền hoa, hội thi mâm ngũ quả, đờn ca tài tử, tái hiện nghi thức cung đình xưa...
Tới làng cổ Đông Hòa Hiệp, du khách đắm mình vào không gian sông nước mênh mông, thư giãn trong những vườn cây trái, tìm hiểu nhiều điều thú vị ở những ngôi nhà cổ và cảm nhận rất rõ sự chân tình, hồn hậu, mến khách của người dân miền Tây.
Du lịch kiểu 'tay lấm bùn' khiến khách châu Âu mê tít khi về miền Tây Khách Tây được tận mắt nhìn người thợ làm đồ gốm rồi thích thú bắt chước làm theo, đó là một trải nghiệm du lịch độc đáo khi về miền Tây. Nụ cười tươi của hai du khách châu Âu khi tham gia hoạt động làm đồ gốm thủ công - Ảnh: NGỌC DIỄM Trong đó, tổ chức cho khách tham quan và...