7 chiêu trò móc túi khách hàng của các nhân viên đổ xăng
Để tránh bị “ móc túi” khi đổ xăng, bạn cần tỉnh táo với các chiêu trò gian lận của nhân viên bơm xăng.
Tống hơi vào bình
Khách yêu cầu đổ 50.000, nhưng khi màn hình đang hiện 45.000 thì nhân viên sẽ ngắt còi bơm, nhè nhẹ dốc vòi cho xăng chạy ngược về trạm và bấm còi thêm lần nữa để tống hơi vào bình xăng của khách dù đồng hồ vẫn nhảy về 50.000 như thường.
Trả lại tiền thiếu
Một cư dân mạng bức xúc chia sẻ thủ đoạn trả lại tiền gian của nhân viên cây xăng: “Đổ xong 100 nghìn xăng, mình đưa tờ 500 nghìn. Anh chàng nhân viên cầm một cọc tiền bên tay phải, cố ý đếm và tách rõ ràng cho mình thấy 1, 2, 3, 4 tờ tiền 100 nghìn qua tay trái để thối lại rồi nhanh chóng định quay đi đổ xăng cho người khác. Theo phản ứng tự nhiên mình kiểm tra lại thì chỉ còn 3 tờ. Bị lật tẩy ngay nên hắn lặng lẽ đưa thêm một tờ.”
Chiêu bài ở đây là cố ý đếm rõ ràng cho khách thấy số tiền trả lại, nhưng khi đưa tiền trả lại cho khách thì dùng ngón tay làm trò ảo thuật kéo giữ lại một tờ gộp chung vào cọc tiền. Vì tai nghe, mắt thấy nên khách cứ thế yên tâm nhét tiền trả lại vào túi mà không biết mình bị lừa.
Nhanh tay xóa số
Giả vờ vội để đổ cho người kế tiếp, nhân viên trạm xăng tự reset lại bảng điện tử trước khi khách hàng kịp kiểm tra. Chiêu trò này hay được áp dụng cho những khách không để ý kỹ, nhân viên chỉ đổ đến 30.000 nhưng vội reset về 0, dù khách yêu cầu đổ 50.000.
Kêu khách hàng dắt xe ra chỗ khuất bảng điện tử
Khi đông khách, nhân viên sẽ bắt bạn dắt xe lên chỗ khuất bảng điện tử, nếu không để ý người tiêu dùng có thể mất tiền như chơi. Mỗi lần như vậy bình xăng sẽ hụt khoảng 1/3 so với lượng tiền bỏ ra để mua xăng. Ví dụ như mua 60 nghìn là đầy bình thì lúc xong nhìn bảng đo chỉ được 2/3 bình.
Cảnh giác với những chiêu trò gian lận khi đổ xăng.
Khi không thể quan sát được bảng điện tử, cách tốt nhất là khách hàng nên để nhân viên trạm xăng thực hiện nhiệm vụ. Còn mình nên rời chỗ khuất để quan sát, hành động này sẽ khiến nhân viên nào muốn gian lận cũng khó thực hiện hoặc e ngại không dám làm.
Một nhân viên bơm xăng, một nhân viên tranh thủ bấm
Video đang HOT
Một trong những chiêu thức gian lận được nhiều nhân viên của các cây xăng áp dụng là bấm số “ảo” nhằm qua mắt người tiêu dùng. Trong lúc một nhân viên đổ xăng, một nhân viên khác sẽ đứng áp sát khu vực đồng hồ điện tử để quan sát, khi có cơ hội thuận tiện sẽ bấm thật nhanh cho đồng hồ chạy lên con số mà khách hàng muốn đổ.
Khách hàng cần lưu ý khi thấy cây xăng có đến hai nhân viên tại một trạm , mà một nhân viên chỉ đứng không làm việc thì nên cẩn thận đề phòng, nếu không muốn mất tiền oan.
Bấm cò
Chiêu ăn gian này chuyên áp dụng cho những khách hàng đổ xăng theo số tiền chẵn như 30.000, 40.000, 50.000 đồng,… Nếu khách hàng vào cây xăng yêu cầu đổ 50.000 đồng thì khi đổ tới 30.000 đồng, nhân viên bán xăng chỉ cần bấm cò hai cái sẽ nhảy lên 50.000 đồng.
Đề tránh mánh khóe này thì chúng ta nên đổ xăng theo lít, còn nếu đổ xăng theo tiền thì tránh đổ chẵn tiền, số dễ ăn gian nhất là 35.000 đồng còn số khó ăn gian nhất là 31.000, 32.000, 45.000, 65.000 đồng.
Bơm xăng nối số
Với cách này, sau khi đổ xăng cho khách, đáng lẽ nhân viên phải reset máy trở về 0 để bơm cho xe khác. Nhưng ở những cây xăng gian họ sẽ không làm thế mà đổ đè lên số lượng xăng của xe vừa đổ. Giả dụ một khách hàng vừa đổ 30.000 đồng, sau khi đổ xong, tiếp tục có một khách hàng đổ 100.000 đồng, nhân viên sẽ kéo luôn dây và bấm cò cho xăng chạy tiếp tới 100.000 đồng thì ngừng chứ không phải là 130.000 đồng.
Một cán bộ quản lý thị trường cho hay, tại buổi kiểm tra rất bất ngờ khi phát hiện nhiều đinh ốc gắn kèm trên các cột bơm xăng tại đây. “Tôi nghi ngờ đinh ốc này được nhân viên bơm xăng sử dụng để phục vụ cho việc gác cò bơm xăng kênh lên. Với mục đích giữ cho máy bơm xăng ở chế độ chờ để bơm nối số để móc túi người tiêu dùng”, vị cán bộ này phân tích.
“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Tương tự, lúc khách hàng đứng ở cột xăng bên này thì nhân viên dùng cột bên kia để đổ. Vì thế mà khách hàng không để ý kỹ đồng hồ lúc đầu chỉ bao nhiêu.
“Trò” này rất dễ nhận ra, vì nếu bạn thấy một nhân viên ở cột khác đến đổ, hãy yêu cầu được nhìn số tiền đã về 0 chưa.
Theo Phunutoday
Làm gì để không bị "móc túi" khi đổ xăng?
Một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp khách hàng tránh bị lợi dụng "móc túi" khi đổ xăng.
Tối 25.10, anh Hoàng Văn Vượng (26 tuổi, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) lái xe ô tô KIA Cerato 4 chỗ vào đổ xăng tại cây xăng trên đường Trần Cung. Sau khi đổ xăng xong, nhân viên bơm xăng tên T thông báo đổ hết 56,6 lít, tổng số tiền 1.020.000 đồng.
Anh Vượng cho rằng, bình xăng xe ô tô của anh chỉ chứa được 50 lít, không thể đổ được 56,6 lít. Nghi ngờ có sự gian lận, anh Vượng đã phản ứng lại với nhân viên đổ xăng tên T. Trong lúc nóng giận, anh Vượng đã tát nhân viên này.
Ngay sau đó, ông Trịnh Đức Hiệp - quản lý cây xăng trên đường Trần Cung - cho hay, nhân viên đổ xăng đã làm đúng quy trình và khẳng định không có chuyện nhân viên đổ xăng bơm nối số để gian lận.
Mặc dù chưa có bằng chứng khẳng định có sự gian lận ở cây xăng trên, tuy nhiên nhiều người lo ngại bị "móc túi" khi đổ xăng... Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - đã chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý đối với người dân khi đổ xăng.
Khi khách hàng đổ xăng nghi gian lận, cần khiếu nại tới cơ quan chức năng (ảnh minh họa).
Không để nhân viên bơm nối số
Theo quy định, nhân viên bán xăng phải đưa cần vòi về cây (gạt về more) trước khi bơm xăng cho khách. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp nhân viên đổ xăng không đưa vòi về cây trước khi bơm cho khách mà thực hiện luôn việc bơm nối số.
Ví dụ, nhân viên đổ xăng đang bơm xăng cho khách A 50.000 đồng, xong lại tiếp tục bơm cho khách B thêm 60.000 đồng. Nếu như khách hàng B không để ý, rất dễ bị nhân viên tính "nhầm" là 110.000 đồng.
Do vậy, khi thấy nhân viên bơm xăng không đưa vòi về cây (gạt về more) thì phải thắc mắc, có ý kiến ngay để đảm bảo việc mua xăng không bị gian lận.
Luôn nhìn vào cây bơm xăng
Khi đổ xăng, người dân quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện bất minh, khả nghi của nhân viên trạm xăng. Đồng thời, theo dõi luôn số lượng xăng nhân viên bơm xem đã đủ hay chưa. Nếu thấy nhân viên bơm xăng bơm thiếu, cần phải ý kiến ngay với quản lý cây xăng.
Xem cột xăng có dán tem hay không
Các cột bơm xăng bao giờ cũng phải thực hiện việc kiểm định đo lường, do vậy, nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng thì cây xăng đó phải có kẹp chì, tem kiểm định dán ở trên cột. Đấy là dấu hiệu để người dân biết là cây xăng tuân thủ pháp luật, đáng tin cậy.
Không trả tiền trước khi đổ xăng
Tại các cây xăng luôn có đông khách vào bơm xăng, nên nhân viên đổ xăng phải hoạt động liên tục. Do vậy, khách hàng không nên trả tiền trước để tránh chuyện nhầm lẫn, mất tiền "oan".
Nghi gian lận, khiếu nại lên cơ quan thẩm quyền
Trong trường người dân phát hiện cây xăng có biểu hiện gian lận thì nên phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về đo lường chất lượng ở địa phương (chi cục); hội người bảo vệ tiêu dùng ở địa phương; sở khoa học và công nghệ ở địa phương; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Những đơn vị này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý theo quy định.
Ngoài ra, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - cũng có thêm những lưu ý với khách hàng mua xăng:
Bơm xăng theo lít
Khi vào mua xăng, người dân thường yêu cầu nhân viên đổ xăng theo số tiền 30.000; 50.000 hoặc 70.000 đồng. Tuy nhiên, nếu mua xăng theo cách này, khách hàng không để ý thì số tiền có thể bị "nhảy" hoặc có thể bị bơm thiếu xăng.
Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền. Vì vậy, cách tốt nhất người dân nên mua xăng theo số lít: 3 lít, 5 lít, 6 lít...
Chọn thời điểm đổ xăng vào lúc mát
Xăng dãn nở theo nhiệt độ, khi lạnh xăng co lại, còn lúc nóng xăng nở ra. Do vậy, người dân nên chọn thời điểm đổ xăng vào lúc trời mát sẽ có lợi hơn.
Trong lúc đổ xăng, nếu cùng một cột bơm mà có tới 2 nhân viên (một người bơm, một người ấn số) thì khả năng cây xăng đó có gian lận rất cao. Bởi thông thường, một cây xăng chỉ cần một nhân viên, nếu là hai thì có thể họ đang thao tác "móc túi" khách hàng.
Chọn cây xăng uy tín, lớn
Những cây xăng nhỏ lẻ thì nguy cơ người dân bị "móc túi" khá cao. Do vậy, người dân nên chọn những cây xăng uy tín, lớn.
Không đổ đầy bình xăng
Anh Trần Xuân Hiếu (36 tuổi, nhân viên kỹ thuật cửa hàng bán ô tô trên đường Nguyễn Xiển, Hà Nội) cho biết, đối với từng loại xe ô tô, nhà sản xuất bao giờ cũng thông tin tới người mua về bình xăng có dung tích bao nhiêu lít, đây được xem là ngưỡng an toàn đối với người sử dụng. Đơn cử, xe ô tô Vios, bình xăng có dung tích 50 lít. Tuy nhiên, nếu đổ đầy bình (xăng lên tới nắp), có thể chứa được 55 lít.
Anh Hiếu khuyến cáo, người dân không nên đổ đầy bình xăng, bởi vì nếu đổ đầy bình, xăng tràn ra ngoài gây hư hại sơn xe, thậm chí có thể gây cháy nổ.
Theo_24h
Kinh nghiệm xương máu chống bị "móc túi" khi đổ xăng Dân Việt xin chia sẻ với độc giả những kinh nghiệm giúp tránh bị nhân viên cây xăng cố tình gian lận, "móc túi" khi vào đổ xăng. Tối 25.10, anh Hoàng Văn Vượng (26 tuổi, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) lái xe ô tô KIA Cerato 4 chỗ vào đổ xăng tại cây xăng trên đường Trần Cung....