7 chi tiết mà fan DC có thể vỗ ngực tự hào vì Aquaman “cool” hơn Black Panther nhiều lần
Dù chỉ ra mắt duy nhất một phim trong năm 2018 nhưng “ Aquaman” khiến fan DC “nở mày nở mặt” với chất lượng khá tốt.
Ra mắt cách nhau gần một năm nhưng Aquaman ( Aquaman: Đế Vương Atlantis) và Black Panther ( Chiến Binh Báo Đen) thường xuyên bị đưa lên bàn cân bởi nội dung khá tương đồng. Cả hai đều xoay quanh cuộc chiến tranh giành ngai vàng ở những vương quốc tách biệt trên Trái đất. Tuy nhiên, bom tấn nhà DC dường như vượt trội hơn hẳn.
1. Ai cũng có vai trò cụ thể
Những bộ phim siêu anh hùng ngày nay thường có sự xuất hiện của nhiều nhân vật không thật sự cần thiết, dù chỉ để đóng vai trò “cây hài”, phản diện phụ hay để gợi mở cho những phần hậu truyện. Everett Ross (Martin Freeman) hay Nakia (Lupita Nyong’o) đều không có mục đích cụ thể và dễ dàng bị thay thế bởi các nhân vật khác như Shuri (Letilia Wright).
Với Aquaman, không nhân vật nào bị bỏ phí. Từ Vulko (Willem Dafoe) cho tới vua Nereus (Dolph Lundgren) vẫn đóng vai trò quan trọng trong mạch truyện. Với nội dung đơn giản, James Wan không cần thêm thắt vào quá nhiều nhân vật để mọi thứ trở nên phức tạp. Ngay cả Black Manta (Yahya Abdul-Mateen II) hay tiến sĩ Shin (Randall Park) cũng có tầm ảnh hưởng cụ thể trong phim và cả sau này.
2. Kỹ xảo hoành tráng
Wakanda là sự kết hợp giữa truyền thống châu Phi với công nghệ cao, nhưng vẫn bị kẹt ở những địa điểm quen thuộc. Trừ một cuộc rượt đuổi ngắn ở Hàn Quốc, phim chủ yếu chỉ nằm gói gọn tại Wakanda. Điều này khiến phần kỹ xảo khó mà hoành tráng với nhiều lỗi phông nền xanh xuất hiện rải rác xuyên suốt tác phẩm.
Aquman đã đưa phần kỹ xảo lên một tầm cao mới. So với Atlantis, Wakanda như… một ngôi làng thì đúng hơn. Ngay cả những cảnh quay trên mặt đất tại Sahara hay Sicily cũng có nhiều phút giât đắt giá. Không bối cảnh nào bị trùng lặp quá lâu và mọi thứ đều mang lại cảm giác chân thật.
James Wan và các đồng nghiệp đã làm được điều không tưởng với màu sắc, định hướng hình ảnh sáng tạo và góc máy quay tuyệt vời.
3. Phát triển nhân vật mạnh mẽ
Video đang HOT
Vào cuối phim, các nhân vật trong Aquaman đều rất khác biệt so với lúc bắt đầu. Là một người tốt nhưng ưa nổi loạn và thiếu tinh thần trách nhiệm, Arthur Curry ( Jason Momoa) đã biết chấp nhận ngôi vua Atlantis cũng như nghĩa vụ bảo vệ cả hai thế giới của mình. Vốn thù ghét nhân loại và “chảnh chọe”, Mera (Amber Heard) trở thành một người ấm áp và nhân hậu. Ngay cả Orm ( Patrick Wilson) cũng đã biết chấp nhận việc bản thân không xứng đáng với ngôi vua mà gã từng tự hào.
Với Black Panther, tính cách của T’Challa ( Chadwick Boseman) không có bất kỳ sự thay đổi nào. Anh vẫn là một vị vua của Wakanda như trước, sự khác biệt chỉ đến từ việc công khai với thế giới mà thôi. Trong khi đó, dàn nhân vật phụ cũng chẳng có sự phát triển nào rõ rệt.
4. Trận chiến cuối phim tuyệt vời
Đoạn kết của Black Panther khiến bộ phim bị kém chất lượng đi rất nhiều bởi kỹ xảo chưa hoàn thiện. Mặc dù có những cảnh hành động nổi bật trước đó, pha trộn giữa nhiều pha đánh đấm thực tế và kỹ thuật số nhưng toàn bộ phần sau khiến người xem cảm thấy nửa vời và giả tạo. Trận chiến giữa hai Black Panther và đoàn Vibranium thì thật sự kém.
Trong khi đó, trận đánh cuối cùng của Aquaman sử dụng kỹ xảo mãn nhãn đến mang đến những trải nghiệm choáng ngợp. James Wan đã tái hiện được phiên bản Lord of the Rings dưới “thủy cung”. Một cuộc chiến hoành tráng với cá mập, khủng long, Karathen và cả những vũ khí công nghệ cao khiến khán giả như lạc vào một thế giới chỉ có trong mơ.
5. Yếu tố hành động
Dù là một đạo diễn chuyên trị phim kinh dị nhưng James Wan không hề kém hành động một tí nào. Trường đoạn ở Sicily là một ví dụ điển hình với phong cách long-take (cú máy dài) kéo dài theo những bước chuyển động của nhân vật. Anh cũng thay đổi góc quay liên tục trong những phân cảnh chiến đấu để mang đến những trải nghiệm trực quan và kịch tính nhất.
Ryan Coogler cũng không hẳn là lép vế với cảnh hành động ấn tượng tại Hàn Quốc. Ông cũng sử dụng phong cách long-take cho trận đánh trong sòng bài rồi chuyển sang màn rượt đuổi ấn tượng trên đường phố. Tuy nhiên, đó cũng là điểm sáng nhất của Black Panther. Những pha cận chiến bị cắt cảnh quá nhiều nên chẳng thể tạo nên sự hấp dẫn cần thiết. Trận chiến cuối cùng được biên đạo kém khiến cái kết trở nên hụt hẫng.
6. Xây dựng thế giới
Black Panther tạo ra một đất nước có nhiều bộ lạc với văn hóa và cách sống khác biệt. Song, chỉ có hai nơi là thực sự xuất hiện trên phim. Về phần mình, Aquaman đã ghé thăm hầu hết các vương quốc được nhắc đến như Xebel, Atlantis, The Brine (Biển Mặn), The Deserter (Sa Mạc Quốc), Fisherman (Ngư Phủ) và The Trench (Vực Sâu). Mỗi nơi đều có tạo hình, kiến trúc đặc trưng.
Hiệu ứng hình ảnh độc đáo khiến các địa điểm trong phim đều có sự khác biệt rõ nét. Đội ngũ thiết kế đã làm được điều không tưởng khi phân biệt mỗi xã hội thông qua màu sắc và tạo hình nhân vật để chỉ ra mức độ kinh tế và xã hội của họ. Người xem dần được khám phá thế giới dưới lòng đại dương xuyên suốt thời lượng phim thay vì một đoạn clip ngắn giới thiệu chi tiết như Black Panther.
7. Một siêu anh hùng thú vị
Phải chăng vì ở dưới biển nên độ “mặn” của Arthur Curry cũng hơn T’Challa rất nhiều. Jason Momoa đã thể hiện được một siêu anh hùng xuề xòa và bốc đồng với năng lượng luôn tràn đầy. Anh chàng luôn có những câu “chặt chém” và bày tỏ cảm xúc quá đà chứ không hề nghiêm túc và đăm chiêu như Superman (Henry Cavill) hay Batman (Ben Affleck).
Trong khi đó, T’Challa lại là thanh niên nghiêm túc đúng nghĩa với gần như cùng một nét biểu cảm. Anh chàng luôn tuân theo quy chuẩn đạo đức và hình ảnh trang nghiêm của một vị vua mà thiếu đi sự năng động cần thiết. Có thể thấy, M’Baku (Winston Duke) hay Killmonger ( Michael B. Jordan) thú vị hơn Black Panther rất nhiều.
Aquaman hiện đang công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Helino
Giải mã cái kết bí ẩn có ảnh hưởng cực lớn tới hậu truyện "Aquaman"
Đoạn clip ngắn cuối phim "Aquaman" chứa nhiều thông tin quan trọng liên quan tới phần hậu truyện trong tương lai.
Những năm gần đây, After-credit (Cảnh hậu danh đề) là một "đặc sản" của các vũ trụ phim siêu anh hùng để hé những tình tiết then chốt trong phần hậu truyện hay liên kết với nhiều tác phẩm khác. Dù không kết nối trực tiếp tới Justice League năm 2017 hay DCEU nhưng đoạn clip cuối phim Aquaman ( Aquaman: Đế Vương Atlantis) lại gợi mở khá nhiều cho phần tiếp theo.
1. Có gì trong đoạn after-credit?
Đoạn clip có bối cảnh trong phòng thí nghiệm, nơi tiến sĩ Shin (Randall Park) đang mày mò công nghệ từ chiếc mũ bảo hiểm của Black Manta (Yahya Abdul-Mateen II). Gã vốn đã bị Aquaman (Jason Momoa) ném xuống vách đá trong trận chiến ở Sicily, Ý. Song, tên ác nhân vẫn sống sót và được Shin cứu chữa.
Trước đó trong phim, vị tiến sĩ này đã lên sóng truyền hình và cảnh báo về mối hiểm họa người Atlantis. Ông cho rằng việc Aquaman sống giữa nhân loại cho thấy con người sớm sẽ mất quyền "tối thượng" trên Trái đất vào tay những kẻ dưới đáy biển sâu. Mối nguy càng rõ rệt hơn sau khi Orm (Patrick Wilson) tung đợt sóng thần ném toàn bộ rác thải và tàu thuyền lên bờ khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Căn phòng của Shin cho thấy gã đã có âm mưu truy lùng Aquaman từ lâu khi rải rác khắp nơi là những mẩu báo, bản đồ và hình ảnh. Khi Black Manta tỉnh dậy, Shin đã gặng hỏi gã về công nghệ người Atlantis trên chiếc mũ. Lúc này, vị tiến sĩ vô tình kích hoạt vũ khí từ đôi mắt và thổi bay một góc trần nhà.
Shin yêu cầu được biết thêm về Atlantis. Black Manta đồng ý, đổi lại là toàn bộ thông tin về Arthur Curry.
2. Chi tiết này liên kết với nguyên tác ra sao?
Có thể thấy, Aquaman của James Wan chủ yếu dựa trên đầu truyện New 52 do Geoff Johns chấp bút. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Shin và Aquaman lại có chút khác biệt. Trong nguyên tác, ông là người bạn thân của cả hai cha con nhà Curry. Vị tiến sĩ này cũng là một chuyên gia về Atlantis và thường được Aquaman và Mera nhờ nghiên cứu những vấn đề hóc búa.
Song, ông càng muốn biết nhiều hơn thì Arthur lại càng giấu diếm. Điều này dẫn tới việc Shin tìm đến Black Manta để học hỏi. Từ đây, gã ác nhân thường xuyên lợi dụng Shin để thao túng Aquaman. Có một thời điểm, vị tiến sĩ phản bội bạn thân chỉ vì tham lam kiến thức về vương quốc dưới biển kia.
3. Những gợi mở cho Aquaman 2
Black Manta chắc chẳn sẽ trở lại trong phần 2 của Aquaman.
Dù chưa chính thức xác nhận nhưng với lượng doanh thu cứ đều đặn đổ về như thế này thì chắc chắn Aquaman sẽ có phần tiếp theo. Qua đoạn after-credit trên, phim chắc chắn sẽ có sẵn hai phản diện là Black Manta và Shin. Từ đây, một giả thuyết được đặt ra rằng bộ đôi sẽ đột kích căn hộ của Thomas Curry để tìm Aquaman.
Tuy nhiên, anh chàng hiện đang làm vua ở Atlantis và chỉ có Atlanna (Nicole Kidman) cùng chồng ở nhà. Cuộc xung đột sẽ xảy ra dẫn tới cái chết của Thomas, thậm chí là cả cựu nữ hoàng của Atlantis. Điều này sẽ dẫn đến mối thù không đội trời chung của Aquaman và Black Manta giống hệt như nguyên tác.
Ngoài ra, Orm dù thua trận nhưng chỉ bị giam vào ngục. Việc hắn trở lại nhờ vào sự giải cứu của Black Manta rồi phối hợp với Shin là hoàn toàn có thể xảy ra. Bộ ba này có cùng kẻ thù là Aquaman và đủ sức bổ khuyết điểm yếu cho nhau. Nếu vậy, Aquaman 2 thực sự sẽ là cuộc chiến long trời lở đất.
Aquaman hiện vẫn đang công chiếu trên toàn quốc.
Theo Trí thức trẻ
Soi kĩ 5 chi tiết truyện tranh được đồn đoán trở thành sự thật trong phim bom tấn "Aquaman" Từ khi công chiếu, "Aquaman" đã khiến nhiều fan hào hứng bởi một số giả thuyết trở thành sự thật. Sau nhiều lần góp măt với vai trò mờ nhạt trong Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) và Justice League (2017), cuối cùng Arthur Curry (Jason Momoa) cũng có một bộ phim của riêng mình. Sau khi trailer cuối cùng của Aquaman(Aquaman:...