7 chất lỏng mà ô tô chạy điện vẫn cần
Dưới đây là 7 chất lỏng mà xe ô tô chạy điện (EV) vẫn cần và cũng tương tự như xe động cơ đốt trong (ICE).
Đây là một loại chất lỏng để bôi trơn động cơ và bánh xe EV. Nó được sử dụng trong các ứng dụng phanh thủy lực và ly hợp trong xe điện.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là hệ thống phanh của xe điện có thể ít được sử dụng hơn vì phanh tái tạo.
Dưới mui xe EV. Ảnh:Motorbiscuit.
Điều đó có thể khiến bạn không nhận thấy xe của mình đang thiếu dầu phanh. Vì vậy, bạn luôn phải theo dõi mức dầu phanh để kịp thời bổ sung nhằm tránh hư hỏng không đáng có.
Nước làm mát là cần thiết để giữ cho nhiệt độ xe của bạn luôn trong tầm kiểm soát, cho dù trong xe chạy điện hay xe chạy bằng xăng.
Chất làm mát. Ảnh:Motorbiscuit.
Dầu mỡ
Video đang HOT
Xe chạy điện không sử dụng dầu động cơ nhưng nó vẫn cần đến dầu mỡ. Bởi vì ô tô điện vẫn có các bộ phận chuyển động cần được bôi trơn để tránh hao mòn quá mức.
Chất lỏng trợ lực lái trong hệ thống lái thủy lực của ô tô hỗ trợ lực đánh lái khi bạn quay bánh xe.
Chất lỏng trợ lực lái tạo ra áp lực lên hai bên của pít-tông gắn trên thanh răng, điều này cho phép bạn xoay vô-lăng dễ dàng hơn, theo Prestone. Về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể lái xe mà không cần bất kỳ chất lỏng trợ lực lái nào, nhưng sẽ rất khó để quay bánh xe.
Chất lỏng không chỉ hỗ trợ nỗ lực lái mà còn bảo vệ hệ thống khỏi sự hao mòn thông thường.
Chất lỏng lái cần thiết để trợ lực cho hệ thống lái trợ lực thủy lực, điều này đang trở nên ít phổ biến hơn trong ngành công nghiệp ô tô.
Chất lỏng trợ lực lái. Ảnh:Motorbiscuit.
Các loại xe mới hơn có khả năng trang bị hệ thống lái trợ lực điện tử. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp một chiếc EV yêu cầu chất lỏng lái.
Bạn có thể phải thay đổi chất lỏng truyền động trong hộp số truyền động đa tốc độ hoặc dẫn động trực tiếp trong suốt thời gian sử dụng xe điện của mình.
Tuy nhiên, những chất lỏng này thường được thiết kế để có tuổi thọ cao và các nhà sản xuất ô tô đặt ra những kỳ vọng khác nhau. Vì vậy, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu mà bạn có ý định mua.
Đây là chất để làm mát pin, vì khi EV hoạt động pin sẽ bị nóng lên và chất này giúp pin giảm nhiệt để tránh bị quá nóng dẫn đến hư hỏng.
Chất lỏng gạt nước kính chắn gió
Chất này thì cả xe chạy điện và xe chạy khí đốt đều phải sử dụng. Chất lỏng này giữ cho kính chắn gió ô tô của bạn không bị bám bụi, bẩn và các vết sọc giúp trải nghiệm lái xe an toàn hơn.
Chính vì vậy, bạn cần theo dõi mức chất lỏng cần gạt nước của kính chắn gió và kịp thời thêm khi sắp hết.
Kinh nghiệm lái xe: Những điều cần làm trước mỗi chuyến đi dài
Những việc cần làm giúp bạn tự tin lái xe trong kỳ nghỉ Tết Độc lập tới đây, những công việc đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được mà không cần kỹ năng như những người thợ lành nghề...
Hãy quên đi những mối bận tâm về chiếc xe và mang lại sự tự tin nếu như bạn đã thực hiện các công việc đơn giản nhưng cực kì hữu dụng dưới đây. Đây hoàn toàn là những công việc không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt hay tay nghề: Thêm nước rửa kính, kiểm tra dầu phanh, dầu nhớt... là những việc bạn hoàn toàn có thể và nên biết làm để chăm sóc cho chiếc xe của mình.
1. Kiểm tra tình trạng hệ thống đèn: Một thực tế là hiếm khi bạn tự nhận ra đèn phanh hay đèn báo lùi của xe mình bị cháy bóng. Hãy nhờ một người bạn đứng bên ngoài để cùng bạn kiểm tra xem hệ thống đèn (pha/cốt/hậu và sương mù...) có hoạt động bình thường không. Điều này không chỉ giúp bạn lái xe an toàn mà còn giúp bạn không phải nộp phạt vì lỗi này.
2. Hãy đảm bảo lốp xe hoạt động tốt và được bơm đủ tiêu chuẩn: Thông tin áp suất lốp tiêu chuẩn có sẵn trong hướng dẫn sử dụng hoặc trên khung cửa bên ghế lái. Hãy đảm bảo lốp xe không bị cắt/chém hay có vết phồng bất thường, hoặc độ dày vân lốp còn trên 2 mm.
3. Cần chắc chắn mức dầu phanh, dầu trợ lực lái... còn đầy đủ: Bình dầu phanh được đặt bên trong khoang động cơ với mức dung dịch ở trong vạch tiêu chuẩn (giữa khoảng Min/Max). Tương tự, bạn cũng nên kiểm tra xem nước rửa kính còn hay không; nếu là xe mới, nên mua theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc nếu cần thiết, một chút nước rửa kính/rửa bát pha với nước sạch cũng là giải pháp tốt. Bạn cũng nên xem qua bình đựng nước làm mát để có thể yên tâm trước khi khởi hành.
4. Hệ thống phanh hoạt động bình thường: Khi đạp phanh không tiếng kêu bất thường từ hệ thống phanh, xe không lạng sang hai bên khi phanh trên đường thẳng, chân phanh có sự phản hồi khi đạp phanh cứng (nếu chân phanh từ từ hạ xuống khi bạn đạp hết phanh thì hãy lập tức mang xe đến garage để kiểm tra vì có khả năng mất áp lực phanh).
5. Hệ thống điều hoà: Nếu như quạt gió điều hòa có tiếng kêu lào xào, hệ thống sưởi không đủ ấm (cho thời tiết miền bắc), độ lạnh không đủ sâu (với các đợt nóng miền nam) hoặc đường lấy gió trong có mùi ẩm mốc... đó là lúc bạn cần đưa xe đi bảo dưỡng, kiểm tra lại đường ống/ga và vệ sinh lọc gió.
6. Học cách làm và chuẩn bị đủ đồ thay lốp: Dù không muốn, nhưng bạn cũng nên phòng trước những trường hợp xấu có thể xảy ra. Hãy học cách thay lốp dự phòng; khi đó, một chiếc kích nâng gầm phù hợp tải trọng của xe và một chiếc cờ-lê để tháo ốc sẽ rất hữu ích, bạn và gia đình sẽ không mất thời gian đợi chờ xe cứu hộ hay phải nhờ người khác.
7. Đừng "bỏ đói" xe: việc đổ đầy xăng trước khi lên đường sẽ giúp bạn yên tâm luôn đảm bảo chuyến đi của bạn không phải loay hoay tìm cây xăng giữa đường. Và nhất là việc phải dừng xe chờ cứu hộ vì hết xăng là một lí do cực kì "nhảm nhí" nếu như không thường xuyên lưu ý kiểm tra mức nhiên liệu.
Chúc các bạn lái xe an toàn và có những chuyến đi vui vẻ bên gia đình và bạn bè!
Giá ô tô điện đã qua sử dụng tăng nhanh hơn xe chạy bằng xăng, dầu Việc thiếu nguồn cung khiến giá bán ô tô đã qua sử dụng liên tục tăng cao hơn so với năm ngoái, trong đó giá ô tô điện đang tăng nhanh hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu. Cuộc khủng hoảng thiếu chip bán dẫn cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy... vẫn...