7 chất độc hại trong mỹ phẩm làm đẹp!
Trước khi mua một mỹ phẩm, bạn hãy nhìn vào nhãn mác và xem loại mỹ phẩm đó có chứa những thành phần chất độc hại như dưới đây hay không?
Collagen
- Được tìm thấy ở xà phòng
- Collagen còn được gọi là elastin
- Tác dụng nguy hiểm: Đây là thành phần chất được biết đến có nguồn gốc từ chất béo của động vật. Collagen có khả năng mài mòn làn da, gây nên hiện tượng &’khó thở’ cho da và làm cho da bị ẩm quá mức cần thiết.
Dầu khoáng chất có nhiều trong kem nền dạng lỏng sẽ ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.
- Được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu
- Nó còn được biết đến với các dạng: formalin, formic aldehyde, oxomethane, oxymethylene
- Tác dụng nguy hiểm: Những sản phẩm làm đẹp có chứa các chất này sẽ làm làn da bị tấy rát, dễ gây dị ứng. Và việc hít phải thành phần chất độc hại này có thể khiến bạn bị hen suyễn hay nguy cơ mắc nhiễm các chứng bệnh ung thư càng cao.
- Được tìm thấy nhiều trong kem chống nắng, thuốc tẩy tóc, kem che khuyết điểm, dung dịch rửa mặt, kem làm trắng da.
Video đang HOT
- Nó còn được biết đến dưới dạng 1,4-Benzenediol, 1,4-Dihydroxybenzene, P-Dioxybenzene, 4-Hydroxyphenol, P-Hydroxyphenol,1,4Benzenediol
- Tác dụng nguy hiểm: Hydroquinone sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiễm chứng bệnh ung thư, phá vỡ các tuyến nội tiết và làm tăng khả năng sản xuất, phát triển của các độc tố có hại.
Formaldehyde có trong sơn móng tay sẽ làm làn da bị tấy rát, dễ gây dị ứng.
Dầu khoáng chất
- Được tìm thấy trong son môi, lotion, nước tẩy trang, kem nền dạng lỏng.
- Nó còn được biết đến với các dạng: liquidum paraffinum, paraffin oil, paraffin wax.
- Tác dụng nguy hiểm: Dầu khoáng chất có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nó có khả năng tạo một lớp màng dày trên bề mặt da, ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.
- Được tìm thấy trong nước hoa, các loại sơn móng tay, kem dưỡng ẩm, xà bông, dầu gội đầu.
- Được biết đến dưới dạng: DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP.
Propylene Glycol có trong sản phẩm khử mùi, dầu gội sẽ gây nên hiện tượng kích ứng mạnh mẽ, gây tổn thương nặng nề cho gan và thận.
- Tác dụng nguy hiểm: Sự hoạt động của những chất này có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ thống nội tiết, các hóc môn trong cơ thể người. Những loại nước hoa có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây trầm cảm, sự khó chịu hay dẫn đến những sự hiếu động thái quá. Ở Anh, những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.
Propylene Glycol
- Được tìm thấy trong sản phẩm khử mùi, dầu gội, dầu dưỡng tóc, lotion dưỡng tay và cơ thể, kem dưỡng da.
- Còn được biết đến là các chất: Humectant (chất dưỡng ẩm), MSDS.
- Tác dụng nguy hiểm: Propylene Glycol được xem là một chất chống đông lạnh được sử dụng trong hệ thống phanh ô tô và chất lỏng thủy lực. Nhưng nếu dùng cho da thì sẽ gây nên hiện tượng kích ứng mạnh mẽ, gây tổn thương nặng nề cho gan và thận.
Tốt hơn hết bạn hãy tránh xa những thành phần chất độc hại này khi mua mỹ phẩm.
Sodium Lauryl Sulfate (SLS)
- Được tìm thấy trong kem đánh răng, mỹ phẩm, dầu gội đầu.
- Được biết đến dưới các dạng: Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS
- Tác dụng nguy hiểm: SLS hoạt động như một chất tẩy rửa, gây khô da và có thể hình thành các hợp chất gây ung thư khi kết hợp với một hóa chất nào đó khác. Có một số hãng mỹ phẩm sử dụng chúng như một thành phần để tạo bọt. Còn một số khác lại sử dụng chúng để kiểm tra xem khả năng gây tấy rát cho da.
Theo Eva
Nắng nóng: Cẩn trọng dừa lạnh ngâm hóa chất
Để dừa được trắng, nhìn bắt mắt thì hầu hết những người bán dừa đều đã sử dụng thuốc tẩy trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc để ngâm dừa.
"Đắt như tôm tươi"
Trong những ngày qua, dù là những vựa dừa lớn tại các chợ hay những xe ba gác chở dừa bán dạo đến các xe bán sâm lạnh, dừa tươi trên các dọc đường hay cả những nhà hàng, quán cà phê dừa tươi luôn là sự lựa chọn số một của thực khách. Anh Lê Thành Tố - chủ vựa dừa rất lớn tại chợ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp cho biết, cả tháng nay vựa anh luôn trong tình trạng "cháy" hàng. Thông thường, anh chở một xe tải lớn dừa từ miền Tây lên sẽ bán trong vòng 5 ngày nhưng trong những ngày nắng nóng vừa qua chỉ trong một ngày anh đã bán hết sạch. Có khi vựa anh không còn hàng để giao cho mối. Trong khi đó, anh Thành Nam (quê Nam Định) vào Sài Gòn đi bán dừa dạo đã được gần 10 năm thì hồ hởi nói: "Chưa khi nào tôi thấy dừa bán chạy như vậy. Nhiều hôm bán xong sớm tôi đứng nghỉ ở đây (đường Hoàng Minh Giám - gần Công viên Gia Định - PV) có nhiều khách đi đường ghé vào mua tôi tiếc hùi hụi. Biết bán được hàng tôi đã chủ động lấy nhiều gấp 3, 4 lần ngày thường vậy mà vẫn không đủ bán. Cũng muốn lấy thêm hàng nữa nhưng dừa nặng quá chở không được".
Dừa trắng nhờ ngâm hóa chất.
Bột hóa chất dễ dàng mua được tại các chợ đầu mối.
Không chỉ tăng về số lượng mà giá của dừa tươi cũng nhảy vọt từ 5 ngàn đồng/trái lên 8 ngàn đồng, rồi 10 ngàn và có khi lên tới 12 - 13 ngàn đồng/trái. Chị Phương Trâm bán các loại nước giải khát trên lề đường Phổ Quang thật thà kể, hình như quá nắng nên người đi đường đã không để ý đến giá cả. Hầu hết đều tấp vào mua dừa uống rồi vội vã trả tiền và chạy xe đi như thể trốn nắng, không ai kịp quan tâm tới giá cả. Tại quán cà phê sân vườn Em và Tôi trên đường Thống Nhất, chị Nhật Hằng - một nhân viên phục vụ ở đây cho biết, rất nhiều khách hàng vào quán nhân viên chưa kịp đưa menu thì đã gọi dừa tươi. Trong những ngày nắng nóng vừa qua, dừa tươi bán "đắt như tôm tươi"!
Tẩy trắng cũng vì... khách hàng?
Là câu trả lời của những người bán dừa có sử dụng bột trắng hay còn gọi là thuốc tẩy có nguồn gốc Trung Quốc với mục đích cho dừa trắng. Anh Thành Nam kể, trước khi đi bán dừa, anh đã được mách nước là phải ra chợ Kim Biên (quận 5) hay Chợ Lớn (quận 6) mua thuốc tẩy trắng về ngâm dừa. Dẫu không biết rõ nhưng anh cũng hình dung đó là loại hóa chất độc hại nếu sử dụng sẽ rất nguy hiểm cho người uống và cho cả mình nữa. Nhưng rồi, dừa anh sau khi gọt lớp vỏ xanh bên ngoài để một tí thì dừa thâm đen và chẳng còn ai ghé mua uống nữa. Mặc dù dừa rất ngọt nhưng vẫn ế ẩm vì trông không bắt mắt. Cuối cùng để kiếm kế sinh nhai, anh đã phải làm theo mọi người mua bột tẩy trắng về để sử dụng. Cứ như vậy gần 10 năm nay, anh đã không chỉ dùng cho mình mà còn chỉ cho những người quen mới tập tễnh "vào nghề" bán dừa. Chị Phương Trâm cũng không hề giấu diếm, "nếu em không tẩy trắng thì không bán được đâu. Nhưng bột đó độc lắm, nếu mình trực tiếp làm sẽ hại tới da tay nên chị lấy sẵn hàng làm rồi (dừa đã được ngâm bột trắng - PV) từ các chủ vựa. Thứ bột này, những người làm ngó sen cũng dùng nữa đó em à, như vậy ngó sen mới trắng chứ không đen thui à. Em cứ ra Chợ Lớn hay chợ Kim Biên hỏi mua bột tẩy trắng dừa, bao nhiêu cũng có. Nhưng phải biết chỗ mua nếu không họ nói giá trên trời đó.
Đi một vòng ở chợ Kim Biên và Chợ Lớn, tôi thấy quả là chị Phương Trâm nói đúng. Một mê hồn trận cả sản phẩm lẫn giá cả. Tôi chỉ mới chớm hỏi mua bột tẩy dừa, một chủ sạp ở chợ Kim Biên đã vồn vả: "Em muốn mua loại nào, bây giờ hàng này nhiều người mua nên giá hơi cao 80 ngàn đồng/kg. Nhưng 1kg em sử dụng được nhiều lắm. Chỉ vài ba muỗng cà phê là pha được gần một xô nước đầy rồi. Ngâm thoải mái. Em ở Sài Gòn hay ở tỉnh, mua nhiều hay ít, nếu mua nhiều lần này em mua vậy chứ lần sau chỉ cần gọi điện là chị gửi hàng tận nơi cho em". Tại một sạp khác, họ lại chào tôi với giá 50 ngàn đồng/kg. Mà không quên giải thích thêm, trước đây chỉ 30 ngàn đồng nhưng giờ do xăng tăng giá, lại phải vận chuyển từ Trung Quốc nên giá phải lên. Khi tôi thắc mắc hàng không có nhãn mác và không ghi rõ thành phần hóa học thì rất dễ chứa chất gây độc hại, chủ sạp liền chống chế: bột được đóng thành những bao lớn mà người mua lẻ lại nhiều nên chị phải chiết ra nhỏ lẻ nên không có nhãn mác.
Theo BS. Nguyễn Xuân Mai - nguyên phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM, những loại hóa chất không rõ nguồn gốc, thành phần thường có xuất xứ từ Trung Quốc. Do chưa được kiểm nghiệm lại chưa có kiểm tra của cơ quan chức năng nên những loại hóa chất này thường rất độc hại, dễ gây nên ngộ độc, tiêu chảy... Nếu sử dụng nhiều và lâu dài thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất lớn. Cũng chưa biết chính xác những người bán dừa ngâm dừa trong bao nhiêu lâu, nếu dừa bị ế ẩm phải ngâm đi ngâm lại nhiều lần thì rất có thể với loại bột trắng có chất tẩy mạnh sẽ ngấm vào dừa, lúc đó nếu uống sẽ vô cùng độc hại. Còn trong trường hợp dừa ngâm trong ít phút vẫn không đảm bảo sự an toàn. Bởi lẽ dung dịch tẩy trắng này có thể sẽ văng vào trong nước dừa khi chặt uống. Cũng có thể sử dụng chanh và muối để ngâm dừa nhưng để dừa trắng thì phải dùng số lượng nhiều. Trong khi đó, một trái dừa có giá vừa phải nên chắc chắn vì lợi nhuận mà người bán sẽ không muốn chọn giải pháp này.
Dừa tươi là một loại nước giải khát rất tốt. Tuy nhiên, phải chọn dừa còn nguyên trên chùm, chưa gọt vỏ xanh bên ngoài. Với những trái dừa khi có mùi lạ, hăng hắc thì tuyệt đối không được uống.
Theo SKĐS
Bạn đã biết chăm sóc cơ thể đúng cách hay chưa? 1. Bạn học sáng. Dậy sớm khoai vật! Thành ra bạn luôn... nhịn bữa sáng. Nên chỉ đến tiết 2 là mắt mũi đã "nở hoa" tung toé rồi, đói mà! Vậy nếu có 5 phút để ăn sáng, bạn sẽ chọn: a. Một lát bánh mỳ với mứt và một cốc nước cam. b. Một bát mỳ tôm và 2 lát bánh...