7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn
Cây đa ước chừng 600 năm tuổi, cây bàng 350 tuổi cây thị 200 tuổi… đang tô điểm nét cổ kính của quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
Hội đồng Cây di sản Việt Nam vừa công nhận quần thể 4 loài (7 cây) thuộc quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn là Cây di sản Việt Nam. Trong số này có cây đa sộp khoảng 600 tuổi nằm ở sườn đông ngọn Thủy Sơn, sau lưng chùa Linh Ứng.
Cây đa mọc trên núi đá, vẫn phát triển mạnh, tán phủ lên mái chùa càng tạo thêm nét cổ kính. Do lối lên cây di sản này chênh vênh, mới đây Ban Quản lý danh thắng Ngũ Hành Sơn đã làm một cầu thang tạm để phục vụ khách tham quan.
Ở sườn nam ngọn Thủy Sơn là 3 cây bồ kết nằm lọt trong động Tàng Chơn. Cây nhỏ nhất khoảng 160 tuổi, cây lớn nhất chừng 210 tuổi.
Trong số cây di sản ở Ngũ Hành Sơn vừa được công nhận, có hai cây bàng trước cổng chùa Tam Thai, trên ngọn Thủy Sơn.
Một cây ước chừng 350 năm tuổi.
Video đang HOT
Cây còn lại khoảng 240 năm. Gốc cuộn nhiều hình thù lý thú.
Phần gốc đầy nấm, rêu. Phần thân có nhiều cây nhỏ sống ký sinh.
Phía sau chùa Tam Thai có cây thị hơn 200 năm tuổi. Do nằm lọt thỏm trong khu vực nhà chùa đã xây nhà ở, du khách muốn chiêm ngưỡng phải đi vòng sang phía bên phải chùa (theo hướng từ cổng vào).
Cây thị xanh tốt, hàng năm đều ra hoa kết trái. Theo Ban Quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, những cây di sản này đang được chăm sóc, bảo vệ cẩn thận.
Bảy cây di sản ở danh thắng Ngũ Hành Sơn góp phần tạo thêm điểm đến, quảng bá danh thắng này.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Cây đa di sản ở Đà Nẵng chi chít vết khắc
Cây đa di sản hơn 800 năm tuổi trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng chi chít những vết thương trên thân do nhiều người đến tham quan khắc tên, lời tỏ tình, oán giận...
Cây đa nằm ở rìa phía đông bán đảo Sơn Trà (thuộc khu bảo tồn 63), có tán cây rộng, chu vi thân 10m, 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, tạo cảnh quan có một không hai.
Cây đa được phát hiện năm 1771, các nhà khoa học xác định tuổi thọ khoảng 800 năm tuổi. Cây được nhận xét có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, thu hút nhiều du khách đến ngắm nhìn.
Được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014, cây đa cũng được cơ quan chức năng cắm biển cấm leo trèo, đục khắc lên cây. Tuy nhiên, thân cây đang hằn nhiều "vết thương".
Vỏ ngoài thân cây chi chít những vết đục, khắc với nhiều nội dung khác nhau, từ khắc tên đến các ký hiệu. Vết mới chồng lên vết cũ.
Rễ cây sát mặt đất là nơi phải "gánh" nhiều vết thương nhất.
Không chỉ dưới gốc, trên thân cây cách vài ba mét cũng bị khắc tên.
Một số người dùng bút xóa viết, vẽ, nhiều dấu vết còn mới.
Có những vết cứa đang còn chảy nhựa.
Ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng, cho biết đơn vị đang quản lý cây đa di sản này về mặt du lịch. Những vết khắc đã xuất hiện từ lâu nay. Sau khi được công nhận là cây di sản, đơn vị đã cắm các biển cảnh báo, cắt cử người nhắc nhở du khách.
"Tuy nhiên nhiều người ý thức kém, nên khi vắng mặt lực lượng chức năng đã cố tình khắc tên, bôi bẩn cây di sản", ông Vũ nói.
Khu vực rừng có cây đa đại thụ nằm cách xa chân bán đảo Sơn Trà, lực lượng chức năng không thể túc trực thường xuyên, nên ông Vũ mong du khách đến tham quan ý thức hơn trong việc gìn giữ cây di sản.
Chứng kiến cảnh nhiều vết khắc chi chít trên cây, nhiều khách nước ngoài tỏ thái độ không hài lòng.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Rừng sa mu di sản khổng lồ ở biên giới Việt - Lào 56 cây sa mu dầu và 5 cây phay sừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (huyện Quế Phong, Nghệ An) vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là cây di sản. Trong số này có những gốc đường kính 3,7m, cao 60m. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có 85.200 ha nằm...