7 cán bộ ngân hàng BIDV bị truy tố vì cho vay sai quy định
Nhóm cán bộ Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô và Tây Nam Quảng Ninh bị cáo buộc duyệt cho vay sai, gây thiệt hại hơn 360 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 7 bị can nguyên là cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Thành Đô về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã phân công Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án này theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Theo đó, 7 bị can gồm Đỗ Quốc Hùng (SN 1963, nguyên Giám đốc BIDV Thành Đô) cùng các cán bộ cấp dưới: Lưu Thị Bích Thủy (SN 1962, nguyên Phó Giám đốc), Phạm Anh Tài (SN 1961, nguyên Trưởng phòng tín dụng), Nguyễn Văn Hà (SN 1978, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng), Lại Minh Ngọc (SN 1975, nguyên Trưởng phòng thẩm định). Liên quan đến vụ án còn có bị can Lê Vũ Thanh (SN 1948, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh), Đỗ Xuân Khoan (SN 1973, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh).
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô.
Theo cáo trạng, Công ty TNHH đầu tư và phát triển Kenmark (Công ty Kenmark) là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do Công ty TNHH Cheermaster (trụ sở tại Samoa) thành lập tại tỉnh Hải Dương để thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark tỉnh Hải Dương với tổng vốn đầu tư 1.594 tỉ đồng. Người đại diện pháp luật là ông Hwang Jonathan Cheng Yu (quốc tịch Mỹ) là Tổng giám đốc.
Video đang HOT
Để có tiền thực hiện dự án, tháng 2/2008, Công ty Kenmark ký hợp đồng tín dụng vay hơn 67 triệu USD của các ngân hàng SHB, HHB và BIDV. Theo đó, BIDV chi nhánh Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD, SHB chi nhánh Quảng Ninh hơn 18 triệu USD và Habubank chi nhánh Kinh Bắc 10 triệu USD (nay SHB chi nhánh Quảng Ninh và Habubank chi nhánh Kinh Bắc sáp nhập là SHB chi nhánh Kinh Bắc).
Theo Viện Kiểm sát, từ tháng 2/2008 đến tháng 5/2010, các ngân hàng đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỉ đồng. Đến tháng 6/2010, Công ty Kenmark có thông báo về việc tạm dừng hoạt động, người đại diện pháp luật của công ty này đã xuất cảnh khỏi Việt Nam và “xù nợ”.
Kết quả điều tra cho thấy, sau khi Công ty Kenmark có giấy đề nghị vay vốn gửi tới BIDV chi nhánh Thành Đô đề nghị vay hơn 69 triệu USD trong thời hạn 84 tháng để thực hiện dự án, bị can Đỗ Quốc Hùng (khi đó là giám đốc BIDV chi nhánh Thành Đô) đã ký tờ trình tổng giám đốc BIDV lúc đó, đề nghị đồng ý cho tiếp nhận hồ sơ vay vốn và là ngân hàng đầu mối thẩm định cho vay dự án và được BIDV đồng ý.
Tháng 12/2007, bị can Hùng ký quyết định thành lập tổ thẩm định chung các ngân hàng đồng tài trợ dự án Việt Hòa – Kenmark. Tổ có 13 thành viên, riêng BIDV Thành Đô có 5 thành viên gồm: Lưu Thị Bích Thủy (phó giám đốc, tổ trưởng tổ thẩm định chung), Phạm Anh Tài (trưởng phòng tín dụng), Nguyễn Văn Hà (phó trưởng phòng tín dụng), Lại Minh Ngọc (phó trưởng phòng thẩm định), Nguyễn Khắc Cường (chuyên viên phòng thẩm định); Lê Vũ Thanh (giám đốc chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh), Đỗ Xuân Khoan (phó trưởng phòng tín dụng); BIDV Đông Anh có Nguyễn Hữu Tiến (phó giám đốc chi nhánh) và Nguyễn Chí Thành (phó trưởng phòng tín dụng).
Theo tìm hiểu, Công ty Kenmark 100% vốn nước ngoài, phụ thuộc vào chủ sở hữu và Công ty Cheemaster, trong khi tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp thể hiện Công ty Cheermaster có chỉ số rủi ro cao; tình trạng hoạt động: “Không tồn tại văn phòng hoạt động. Giấy phép hoạt động của công ty được sử dụng với mục đích miễn trừ thuế”.
Ngoài ra, Công ty Kenmark lần đầu thành lập ở Việt Nam, chưa có kinh nghiệm kinh doanh, lần đầu thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp ở Việt Nam. Mặc dù hồ sơ của Công ty Kenmark không đảm bảo điều kiện vay vốn, năng lực tài chính không đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết… nhưng tổ thẩm định dự án Việt Hòa – Kenmark vẫn báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, đánh giá Công ty Kenmark đã đáp ứng được các yêu cầu cho vay theo quy định, đề xuất cho công ty này vay tối đa hơn 67 triệu USD.
Sau khi được nguyên tổng giám đốc BIDV phê duyệt cho vay, tháng 2/2008, ông Đỗ Quốc Hùng cùng Nguyễn Văn Thắng (khi đó là Giám đốc SHB Quảng Ninh) và Hoàng Thu Huyền (Giám đốc HBB Bắc Ninh) đã ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Kenmark vay hơn 67 triệu USD, trong đó BIDV Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD (57,8%), SHB Quảng Ninh cho vay hơn 18 triệu USD (27,4%) và HBB Bắc Ninh cho vay 10 triệu USD (14,8%). Từ ngày 25/2/2008 đến ngày 18/5/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỉ đồng, đạt trên 80% giá trị hợp đồng.
Cáo trạng cho rằng, việc các ngân hàng giải ngân như trên là không đúng yêu cầu về hình thức giải ngân hai bước theo chỉ đạo của BIDV, vì đến cuối năm 2009, Kenmark không phát sinh thêm doanh nghiệp nào ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Mặt khác, Công ty Kenmark mới cơ bản hoàn thành đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật của 13/27 nhà xưởng đã giải ngân khi dự án không đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay.
Khi Công ty Kenmark dừng hoạt động, đại diện pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam, các ngân hàng thu nợ và bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty Kenmark, đối trừ số tiền cho Công ty Kenmark vay tính đến ngày khởi tố vụ án (tháng 9/2020) thì dư nợ không có khả năng thu hồi của Công ty Kenmark tại ngân hàng BIDV, SHB là hơn 15 triệu USD (tương đương hơn 360 tỉ đồng), trong đó BIDV là hơn 9 triệu USD, SHB là hơn 6 triệu USD. Đến nay, số tiền Công ty Kenmark còn dư nợ không thu hồi được tại 3 chi nhánh BIDV là hơn 7,8 triệu USD, tương đương hơn 180 tỷ đồng.
Từ những thông tin trên, Viện Kiểm sát kết luận, các bị can trong vụ án này đã làm sai quy định, giúp Công ty đầu tư và phát triển Kenmark vay từ BIDV, SHB và Habubank (nay sáp nhập vào SHB) hơn 52,8 triệu USD cùng 57 tỷ đồng mặc dù không đủ điều kiện cho vay. Việc này dẫn tới thiệt hại cho các ngân hàng 360 tỉ đồng tại thời điểm khởi tố vụ án (tháng 9/2020).
Tạm hoãn phiên toà xét xử vụ án "đưa, nhận hối lộ" tại Cảng hàng không Phú Bài
Do luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Quốc Cường và một số người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt nên HĐXX TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án "đưa, nhận hối lộ" xảy ra tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Phú Bài.
Sáng 4/10, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "đưa, nhận hối lộ" xảy ra tại Cảng HKQT Phú Bài.
Theo đó, các bị cáo: Đỗ Chí Thành (SN 1962), nguyên Giám đốc Cảng HKQT Phú Bài; Lê Văn Lộc (SN 1967), nguyên Phó Giám đốc; Trần Xuân Long (SN 1978), nguyên Chánh Văn phòng Cảng HKQT Phú Bài bị Viện KSND tỉnh Thừa Thiên-Huế truy tố tội nhận hối lộ theo điểm a, b, khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Phùng Tuấn Dương (SN 1978), nguyên Phó Giám đốc Cảng HKQT Phú Bài; Lê Quốc Cường, nguyên Trưởng phòng An ninh Cảng HKQT Phú Bài bị truy tố tội nhận hối lộ theo điểm c, d, khoản 2, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo Nguyễn Văn Hiền (SN 1965), nguyên Giám đốc Công ty CP Phú Hoàng Thịnh chi nhánh Thừa Thiên-Huế (taxi Vàng); Nguyễn Tiến Đường (SN 1988), nguyên Giám đốc Công ty Taxi TC Huế (taxi Thành Công) và Lý Diệu Thanh (SN 1983), nguyên kế toán taxi Vàng bị truy tố tội đưa hối lộ theo khoản 4, Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Trần Đình Hải, nguyên Phó Giám đốc taxi Vàng bị truy tố tội đưa hối lộ theo khoản 3, Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa, do luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Quốc Cường và một số người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt nên HĐXX TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án.
Bị cáo Đỗ Chí Thành (đứng bên trái), nguyên Giám đốc Cảng HKQT Phú Bài bị truy tố tội nhận hối lộ.
Trước đó, như Báo CAND thông tin, từ đầu năm 2021, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế nắm được thông tin Cảng HKQT Phú Bài chỉ cho hãng taxi Thành Công đón khách tại ga, khiến nhiều hành khách phải kéo hành lý ra QL1A để đón taxi khác. Vụ việc làm cho tình trạng giao thông trước sân bay Phú Bài rất lộn xộn, gây mất an ninh chính trị, khiến dư luận bức xúc. Trước tình hình trên, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành kiểm tra, xác minh.
Sau thời gian điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can và bắt tạm giam để điều tra làm rõ.
Điều tra của cơ quan Công an cho thấy, từ tháng 10/2017 đến ngày 8/1/2021, trong quá trình quản lý, điều hành khai thác Cảng HKQT Phú Bài, các bị cáo trên đã thỏa thuận, bàn bạc thống nhất đưa và nhận hối lộ số tiền gần 6,5 tỷ đồng liên quan đến việc nhượng quyền khai thác dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi tại Cảng HKQT Phú Bài, gây thiệt hại cho Cảng số tiền 12 tỷ đồng
Ngày 18/5, xét xử cựu Chủ tịch VEAM gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) vào ngày 18/5 tới. Thẩm phán Trần Nam Hà được phân công làm chủ toạ phiên toà xét xử vụ...