7 cách tránh cúm trong mùa đông hiệu quả nhất
Mùa đông thường có tỉ lệ ho, cảm lạnh và cúm cao hơn so với các mùa khác trong năm. Tuy nhiên, 7 biện pháp dưới đây có thể giúp bạn chống lại bệnh tật trong mùa này.
Những người có kinh nghiệm thì thường nói rằng nên tránh ăn đồ ăn lạnh để tránh bị các triệu chứng theo mùa nói trên. Có nhiều người lại có quan điểm rất kì lạ, đó là không phải tác động gì cả, cứ nằm nghỉ trên giường chờ bệnh biến mất. Nhưng xem ra những cách này đều không mấy hiệu quả trong việc phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông.
Tuy nhiên, có 7 biện pháp dưới đây có thể là “cứu tinh” giúp bạn chống lại những kích thích gây bệnh trong mùa đông. 7 biện pháp này tuy đơn giản và có vẻ không đáng tin cậy nhưng lại được chứng thực là có hiệu quả cao.
Hãy đọc tiếp để tìm hiểu nhiều hơn những gì bạn có thể làm để điều trị những khó chịu trong thời tiết lạnh này!
1. Nghỉ ngơi nhiều
Điều tốt nhất bạn có thể làm hàng ngày để điều trị cảm lạnh khá đơn giản, đó là ngủ. Ngủ trong một chiếc giường ấm áp dưới chăn sẽ giúp cơ thể của bạn để tập trung năng lượng vào việc chống virus đang ẩn giấu trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất khi nó có thể tập trung vào công việc, mà để hệ miễn dịch tập trung vào công việc thì cơ thể bạn phải không được quá mệt mỏi.
2. Cơ thể giữ đủ nước
Các bác sĩ luôn luôn khuyên chúng ta cần uống nước khi chúng ta đang bị bệnh. Và đó là một lời khuyên rất thực tế. Chất lỏng, chất lỏng đặc biệt là nóng, sẽ giúp giữ cho các hoạt động của cơ thể. Một chất lỏng nóng sẽ làm cho đường mũi mở ra và làm thông, tránh tắc nghẽn do thời tiết lạnh. Trong trường hợp này, súp gà là sự lựa chọn phổ biến nhất vì không phải ai trong số chúng ta cũng ưa thích một tách cà phê khi chúng ta đang bị bệnh. Hơn nữa, khi bị bệnh chúng ta cũng nên tránh tiêu thụ caffeine.
3. Rửa tay
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đã thấp, bạn không muốn để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thêm nữa. Luôn chắc chắn rằng bạn rửa tay thật kỹ trước khi xử lý và ăn uống thực phẩm, bất kể khi bạn có bị bệnh hay không.
4. Súc miệng thường xuyên
Súc miệng bằng nước muối một vài lần một ngày có thể giúp điều trị viêm họng và chống nhiễm trùng. Nước muối nên được pha nóng và hơi đậm đặc (2 muỗng cà phê muối ăn mỗi cốc) và không nên nuốt. Nên súc miệng trong nhà vệ sinh, tránh súc miệng trong nhà bếp để tránh lây lan vi trùng sangn bất kì khu vực chuẩn bị thức ăn nào.
5. Bổ sung Vitamin C
Khi hệ thống miễn dịch của bạn là ở mức rất thấp, hãy bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh hoặc dùng các viên nang hoặc viên nén có chức năng bổ sung vitamin cho cơ thể nếu không muốn ăn hoa quả. Nếu bạn đang bị bệnh, và có thể không muốn ăn cam, hãy dùng các loại thuốc thay thế.
Video đang HOT
6. Giữ ẩm cho chính mình
Độ ẩm là một công cụ tuyệt vời khi bạn bị bệnh, vì virus không thể di chuyển trong không khí ẩm. Một môi trường khô có hại cho việc phục hồi của bạn, do đó, nên sử dụng máy tạo ẩm trong phòng hoặc tắm vòi hoa sen. Tắm vòi hoa sen còn có tác dụng giúp bạn thư giãn cơ thể, giữ cho tinh thần sảng khoái.
7. Ăn tỏi
Tỏi có thể không phải là món ăn ngon nhất thế giới nhưng nó lại là một cách tốt để điều trị cảm lạnh. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc cho thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày trong các bữa ăn của mình.
Trên đây là danh sách 7 cách đơn giản nhưng có hiệu quả điều trị cảm lạnh không ngờ. Nếu với từng đây cách thức chống cảm lạnh mà bạn cảm thấy không đỡ hơn thì có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
TheoSK&ĐS
Thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông
So với các mùa còn lại trong năm, thời tiết mùa đông khắc nghiệt hơn. Khí hậu giá lạnh khiến cho hoạt động của hệ miễn dịch trở nên chậm chạp. Đây chính là thời điểm cơ thể dễ bị tấn công bởi nhiều căn bệnh như cảm, cúm, ho, viêm họng...
Nhiệt độ lạnh cộng với thời gian ban ngày ngắn lại cũng khiến cơ thể trở nên lười vận động và tăng cảm giác thèm ăn. Lúc này, mục tiêu của bạn là phải chọn lựa được những thực phẩm có khả năng giúp cơ thể cảm thấy ấm áp hơn trong mùa đông. Trong y học cổ truyền của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực các nước Ả-rập đã liệt kê rất nhiều loại thực phẩm giúp giữ ấm cho cơ thể và được người dân ở những nơi này sử dụng từ thời cổ đại. Ngày nay, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại đã khẳng định bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có những tác động nhất định đến cơ thể. Sau khi đã được tiêu hóa, ảnh hưởng của thực phẩm đối với cơ thể con người sẽ do yếu tố gene di truyền và thể trạng quyết định.
Ảnh: Fitsugar.com
Một số người có thể trạng nóng, trong khi đó, những người khác sẽ có thể trạng hàn. Vào mùa đông, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, những người có thể trạng hàn cần phải dùng những thực phẩm đặc biệt - vốn có khả năng làm ấm cơ thể từ bên trong - để kích thích hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Trái lại, việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này ở những người có thể trạng nóng có thể làm cho miệng bị phồng giộp và gây tiêu chảy.
Việc giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông là điều quan trọng và không khó thực hiện. Một trong những cách đơn giản nhất là tập trung vào danh sách những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:
Ảnh: Gtscrj.com
- Hạt vừng: Cả hai loại hạt vừng trắng và đen đều được cho là có khả năng mang đến sức nóng cho cơ thể sau khi được tiêu hóa.
Ảnh: Thealkalinediet.org
- Tỏi: Không chỉ có tác dụng hạ thấp mức cholesterol, tỏi còn là một loại gia vị giúp giữ ấm cho cơ thể. Mùa đông là khoảng thời gian khá khắc nghiệt đối với những người mắc bệnh viêm phế quản và hen suyễn. Một trong những phương pháp trị hai căn bệnh này chính là loại súp hoặc cháo nấu từ cá lóc dùng kèm với thật nhiều rau xanh và tỏi.
- Gừng: Tương tự như tỏi, gừng cũng là gia vị có tính nóng, giúp làm ấm cơ thể rất tốt. Hãy tăng cường sử dụng gừng khi chế biến các món ăn trong mùa đông hay cho thêm gừng vào các loại nước uống như nước gừng nóng, trà gừng...
Ảnh: Coloneltiki.com
- Quế: Đây cũng là gia vị nằm trong danh sách những thực phẩm giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông. Quế có vị ngọt nên thường được sử dụng trong các món ăn ngọt hoặc cho thêm vào những ly trà nóng.
- Hành: Hành thích hợp với các món súp và cà ri, vốn là những món ăn nóng được nhiều người yêu thích trong thời tiết lạnh.
Ảnh: Foodista.com
- Hạt thì là: Loại hạt này là thành phần quan trọng không thể thiếu trong bột cà ri. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, hạt thì là còn có khả năng hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp chữa bệnh khó tiêu, đầy hơi trong bao tử nhờ vào tính chất nóng của chúng.
- Tiêu: Độ hăng cay của tiêu giúp mang đến hơi nóng cho cơ thể. Chúng còn là thực phẩm rất tốt cho những người mắc bệnh hen. Cách sử dụng tiêu vô cùng đơn giản: chỉ cần rắc thêm một ít tiêu vào các món ăn mà bạn dùng hàng ngày trong mùa đông.
Ảnh: Maplerowe.com
- Đinh hương: Đinh hương được đánh giá là có công dụng kháng khuẩn, giúp khử mùi hôi miệng.
- Hạnh nhân: Để làm ấm cơ thể, hãy ngâm khoảng 10 hạt hạnh nhân trong nước và dùng chúng vào bữa ăn sáng của ngày hôm sau.
Ảnh: Leahmullettblog.com
- Hạt bí ngô: Loại hạt này không chỉ là một món ăn vặt ngon miệng trong những ngày trời lạnh mà còn các tác dụng tăng cường khả năng chịu lạnh cho cơ thể.
- Hạt đậu phộng: Mặc dù có khả năng mang đến hơi ấm nhưng loại hạt có dầu này sẽ gây đầy hơi nếu bạn ăn chúng quá nhiều.
Ảnh: 100cafestreet.com
- Mật ong: Không chỉ là một chất làm ngọt tự nhiên, mật ong còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả việc giữ ấm cho cơ thể. Không gì tuyệt vời hơn việc được nhâm nhi một tách trà gừng pha với mật ong nóng ấm trong một buổi sáng mùa đông giá lạnh.
- Nghệ tây: Là loại gia vị có hương thơm, nghệ tây còn có công dụng phòng chống ung thư, chứa nhiều chất chống ô-xy hóa. Đặc tính cay nóng của nghệ tây đã giúp chúng lọt vào danh sách những thực phẩm giúp giữ ấm cho cơ thể.
Ảnh: Constantlyhealthy.com
- Trái cây và rau xanh: Mùa đông cũng là mùa của những thực phẩm có tính nóng. Những loại trái cây như cam, mận, đào hay các loại rau củ như cà rốt, khoai tây... sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể và tăng cường sức mạnh cho hoạt động của hệ miễn dịch.
Những thực phẩm cần tránh
Ảnh: Ankarascene.com
Bánh mì làm từ bột mì trắng, khoai tây chiên, các loại đồ uống có gas, sữa đông, cà phê lạnh, dưa chuột, chất cồn, tiêu thụ quá nhiều bơ hay uống nước lạnh sau các bữa ăn đều là những thứ không được khuyến khích trong điều kiện thời tiết lạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn quá nhiều vào ban đêm vì điều này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và hoạt động yếu đi.
Theo PNO
Mẹo hay điều trị viêm họng tại nhà Thời tiết thay đổi, lại thêm một chút se lạnh khiến không ít người bị viêm họng, và thường kéo dài lâu khỏi. Một số phương pháp điều trị tại nhà có khi lại rất hiệu quả. Đau họng thường xảy ra khi một người bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể là do nhiễm trùng cổ họng liên...