7 cách phòng bệnh khi du lịch
Trong suốt chuyến đi du lịch dài ngày, để có sức khỏe tốt và phòng bệnh, bạn nên nghiên cứu kỹ nơi đến và thực hiện 7 bước phòng ngừa cần thiết.
Bạn trẻ Việt tập yoga khi du lịch Tây Tạng – Ảnh: PHỤNG YẾN
1. Trước khi đi du lịch
Tùy vào nước bạn đi, sứ quán nước đó sẽ chỉ định đơn vị khám sức khỏe, chủng ngừa cho bạn. Bạn cần cập nhật lịch tiêm chủng của mình vì có thể sẽ cần tiêm chủng nhắc lại và nhiều lần các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà (Tdap), cúm sởi – quai bị – sởi Đức (MMR), sốt bại liệt…
Nếu đi Bắc Mỹ, có thể cần tiêm chủng: Viêm gan A-B; Bệnh não mô cầu; Thương hàn. Chủng ngừa sốt vàng là cần thiết nếu đến một số vùng Tiểu Sahara, Trung Phi, và Nam Mỹ. Chủng ngừa não mô cầu trước khi đi Ả Rập Xê Út.
Ngoài ra, sẽ có các yêu cầu đề nghị chủng ngừa cho tùy từng đối tượng: trẻ em, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người thích tiếp xúc một số động vật…
Sốt rét là một bệnh nghiêm trọng lây lan do muỗi đốt. Bệnh thường xảy ra ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Triệu chứng bệnh giống cúm và thiếu máu, có thể gây sốt cao, ớn lạnh.
Nếu bạn đi đến vùng dịch tễ sốt rét, bạn cần biết và thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt và uống thuốc phòng bệnh. Thuốc được uống trước, trong suốt chuyến đi, và sau trở về.
3. Nhiễm virút Zika
Các triệu chứng do muỗi nhiễm Zika đốt gồm sốt, đau khớp, phát ban, và mắt đỏ (viêm kết mạc). Muỗi truyền Zika cũng lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Trước 2015, virút Zika được tìm thấy chủ yếu ở Châu Phi, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Ngày nay đã lan rộng đến nhiều bang và quốc gia khác như Brazil, Trung Mỹ…
Để tránh bị nhiễm Zika, hãy phòng ngừa muỗi đốt. Sử dụng bao cao su hoặc không quan hệ tình dục với người nghi nhiễm bệnh. Zika có thể truyền từ mẹ sang con.
Hiện chưa có thuốc chủng ngừa Zika.
4. Ngừa côn trùng cắn
Thoa thuốc chống côn trùng khi bạn ra ngoài. Thuốc thông thường bao gồm DEET và picaridin. Một số chất trừ sâu bọ là dầu của bạch đàn chanh (OLE), PMD, và IR3535.
Phải ngủ có màn (mùng), hay trong các khu vực được che chắn.
Mặc quần dài và áo sơ mi dài tay, đặc biệt vào lúc hoàng hôn.
5. Ăn uống sạch
Bạn có thể bị nhiễm trùng do ăn uống nước bị ô nhiễm, hoặc thực phẩm nấu chưa chín.
Nên hết sức cẩn thận hoặc tránh xa: thức ăn đường phố mất vệ sinh; trái cây, rau sống chưa được rửa sạch; các sản phẩm từ sữa không được khử trùng; nước nhiễm bẩn.
Bạn nên chỉ uống nước nấu chín, các loại thức uống đóng chai, trà và cà phê.
Không dùng nước đá trừ khi được làm từ nước tinh khiết.
6. Vệ sinh
Rửa tay thường xuyên bằng xà bông, hoặc chất tẩy rửa có chứa cồn.
Không đứng hay bơi trong các dòng sông, suối, hồ nước ngọt có phân thải nước thải, hoặc phân động vật.
7. Khi nào cần chăm sóc y tế
Tiêu chảy, cảm lạnh, viêm họng… là các bệnh thường gặp và chóng khỏi với các thuốc thông thường. Trước khi đi du lịch bạn nên đến bác sĩ riêng để hỏi mang theo các thuốc thông dụng cần thiết.
Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị các triệu chứng sau: tiêu chảy không cầm, sốt cao hoặc mất nước, mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên do.
Nếu bị sốt rét khi đi du lịch, ngay sau khi trở về bạn cần đi khám bác sĩ.
BS PHAN MỸ HẠNH
Theo tuoitre.vn
Nhiều bé bệnh sởi phải nhập viện
Nổi nốt đỏ ở mặt, loét miệng, bé trai 6 tháng tuổi ở Hà Nội được chẩn đoán bị sởi biến chứng viêm phổi.
Bé điều trị tại khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Mẹ bé cho biết không ngờ con mình mới 6 tháng tuổi đã mắc sởi, trong khi lịch tiêm chủng mũi sởi đầu tiên là khi bé 9 tháng tuổi. Hai ngày trước, con sốt cao, chị đưa đi khám tại một bệnh tư, cho uống thuốc hạ sốt nhưng bệnh không giảm.
Khi con xuất hiện các nốt đỏ ở mặt và vết loét trong khoang miệng, chảy nước mũi và ho nhiều, mẹ đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám. Bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi và phải nhập viện điều trị.
Bệnh nhi sởi đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: P.N.
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 7 bệnh nhi sởi. Từ đầu năm đến nay có hơn 70 trẻ mắc sởi điều trị tại đây, hơn 85% chưa được tiêm phòng. Trong số bệnh nhi chưa được tiêm phòng có hơn một nửa chưa đến tuổi tiêm.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ bị sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng... Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, gần đây lại xuất hiện quanh năm.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Khi bị sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.
Theo tiến sĩ Lâm, bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, có miễn dịch kém.
Các dấu hiệu điển hình của giai đoạn toàn phát bao gồm nổi ban sẩn, mịn như nhung. Ban xuất hiện theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay chân và biến mất theo thứ tự đã mọc.
Cách tốt là tiêm văcxin phòng bệnh. Trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt 85%. Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ đến 95%.
Tất cả trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
Đã có vắc xin 5 trong 1 mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng Chiều 16/4, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã lựa chọn được loại vắc xin mới 5 trong 1 của Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem trong TCMR. Tại Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm...