7 cách phân biệt người hướng nội và người nhút nhát thường bị nhầm lẫn với nhau
Với nét tính cách gần giống nhau mà người hướng nội và người nhút nhát thường bị đánh đồng là một, và dưới đây là 7 cách phân biệt hai kiểu người này.
Theo một thống kê, có khoảng 50% dân số thế giới là người hướng nội. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được tính cách của người hướng nội và người nhút nhát khác nhau như thế nào. Vì cả hai đều có vẻ ít nói, không thể hiện nhiều ra bên ngoài như người hướng ngoại nên có sự nhầm lẫn cũng là chuyện bình thường.
Dưới đây là 7 cách phân biệt tính cách của người hướng nội và người nhút nhát:
Người hướng nội thích ở một mình và không xem điều đó là cô đơn, trong khi người nhút nhát không đủ dũng cảm để hoà mình vào xã hội:
Người hướng nội tuy ít nói nhưng họ vẫn có thể tự tin nói trước công chúng nếu cần. Ngược lại, người nhút nhát luôn tỏ ra lo lắng khi ở giữa nơi đông người:
Video đang HOT
Với một nhóm khoảng 2-3 người, người hướng nội có thể trò chuyện thoải mái nhưng nếu đó là đám đông, họ thường lựa chọn thu mình lại. Người nhút nhát khác hơn một chút, trong đầu họ có rất nhiều suy nghĩ nhưng họ không biết cách diễn đạt ra:
Người hướng nội thích các cuộc chuyện trò sâu sắc với nhiều chủ đề khác nhau nếu hợp cạ. Người nhút nhát lại không giỏi bày tỏ các suy nghĩ của bản thân. Một dấu hiệu khác của người nhút nhát là họ rất quảng giao trên mạng xã hội nhưng lại có vẻ lầm lì khi giao tiếp ở bên ngoài:
Người hướng nội thường bị hiểu lầm là người nhút nhát vì họ không thích thể hiện cảm xúc của bản thân ra bên ngoài. Trong khi đó, người nhút nhát lại không biết phải làm sao nếu rơi vào một tình huống họ chưa gặp bao giờ:
Không phải người hướng nội giao tiếp kém mà là họ không thích làm điều đó, còn người nhút nhát lại rất ngại khi phải bắt đầu cuộc trò chuyện trước:
Vì tính cách thiên về nội tâm nên người hướng nội dễ mệt mỏi khi phải tiếp xúc xã hội quá nhiều. Người nhút nhát lại tỏ ra lo lắng ngay từ khi mới bắt đầu các tương tác:
Nguồn: lifehack
Theo Helino
Bác sĩ phẫu thuật xong mới phát hiện nhầm bệnh nhân
Bác sĩ ở Ấn Độ bị bệnh viện sa thải sau khi phẫu thuật chân nhầm bệnh nhân.
Theo Asiaone, bác sĩ này đã khoan một lỗ ở chân phải của bệnh nhân Vijendra Tyagi và bắt vít vào xương trước khi nhận ra mình nhầm bệnh nhân.
Ông Tyagi nhập viện với thương tích ở đầu sau tai nạn xe hơi vào tuần trước. Bác sĩ nhầm ông với một bệnh nhân bị gãy chân, và tiến hành phẫu thuật để điều trị một vết nứt xương chân mà Tyagi không hề có.
Giám đốc bệnh viện là Ajay Bahl nói với AFP rằng bệnh nhân được gây mê nên không thể phản bác sự nhầm lẫn này. Tên của bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật nhầm bệnh nhân không được tiết lộ, nhưng bệnh viện đã sa thải bác sĩ do tắc trách này. "Bác sĩ đã nhận ra sai lầm và xin lỗi", ông Balh nói.
Ông Tyagi được ra viện vào cuối tuần, nhưng vết mổ oan ở chân phải mất một tuần mới bình phục hoàn toàn.
Ảnh: Reuters.
Các vụ tắc trách trong y tế thường gây hậu quả chết người, không phải chuyện hiếm ở Ấn Độ. Cũng trong tuần trước, hai bác sĩ bị bắt sau khi bị cáo buộc chẩn đoán sai cho một chuyên gia vật lý trị liệu 51 tuổi nhập viện do huyết áp cao. Bệnh nhân này bị ngừng tim và sau đó qua đời.
Một tuần trước vụ việc trên, một phụ nữ 30 tuổi có cơn đau bụng nhẹ đã bị chỉ định lọc máu nhầm ở Viện Khoa học Y khoa Ấn Độ. Bác sĩ điều trị sau đó đã cố thay đổi giấy tờ để che giấu sai lầm của mình.
Tháng 12 năm ngoái, bệnh viện ở New Delhi tuyên bố nhầm cặp sinh non chết trong khi một bé vẫn còn sống, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ buộc chính phủ phải đóng cửa viện này. Vài ngày sau đó em bé còn sống cũng qua đời ở một bệnh viện khác.
Thu Hiền
Theo vnexpress.net
Bạn gái liên lạc với tình cũ khi chúng tôi cãi vã Sau này cô ấy có tìm đến người cũ tiếp khi chúng tôi giận nhau? Tôi sợ chuyện này sẽ ám ảnh mình về sau. Tôi và cô ấy quen nhau từ năm ngoái, trải qua bao khó khăn cuối cùng hai đứa yêu nhau được hơn một tháng rồi. Tôi 27 tuổi, làm việc tại Hà Nội, cô ấy 22 tuổi, làm...