7 cách giúp game thủ mới chơi trở thành tỷ phú trong The Division
Sau 40 tiếng cày kéo trong bản Beta và lăn lội từng góc phố, con đường tại New York trong The Division, cuối cùng, tôi cũng tổng kết ra được những thứ cần làm để trở thành tỷ phú trong sản phẩm này. Và như bạn đã biết rồi đấy, tiền trong The Division vô cùng quan trọng, nó giúp bạn mua sắm đồ đạc, chuẩn bị nguồn lực tới khi game có chế độ trade sau này.
The Division sẽ không đưa hệ thống mua bán vật phẩm, microtransactions vào game. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tự kiếm tiền bằng tay, mua bán, trao đổi (sau này) và vì thế tính cân bằng cũng được cải thiện đáng kể. Vậy thì, làm thế nào để trở thành một đại gia trong thế giới The Division, dưới đây là một vài tips, tricks cơ bản nhất.
Trong game, sử dụng 2 loại tiền chính vào thời điểm hiện tại: Tiền thông thường (kiếm được trong quá trình bạn chơi bên ngoài khu Dark Zone với nhiều phương thức) và tiền Dark Zone (chỉ kiếm được trong khu Dark Zone, nơi mà các game thủ gỡ nhau).
Tiền thông thường
Hoàn thành nhiệm vụ chính và nhiệm vụ bên lề
Sai lầm của nhiều người chơi khi bắt đầu game là lao ngay vào khu Dark Zone để kiếm trác nhờ những người bạn có sẵn sở hữu các vũ khí và gear mạnh. Bạn sẽ sớm nằm sấp nếu lang thang trong khu Dark Zone mà chưa có một thứ gì trên người do không đủ mạnh và chưa mở khóa được các skill, damage nhận vào người rất nhiều và chết là bị trừ tiền. Để tránh tình trạng đó, hãy tích cực kiếm đồ và tiền bên ngoài Dark Zone. Các nhiệm vụ chính và phụ nằm dày đặc trên bản đồ sẽ giúp người chơi có exp dễ dàng để mở khóa, có thêm đồ để mặc lên người và có thêm cả tiền tích góp cho các mua bán giao dịch sau này. Các lớp nhiệm vụ tương đối dễ hiểu hầu hết là tiêu diệt mục tiêu, giải cứu con tin, chống các đợt tấn công của kẻ địch. Tuy nhiên, càng về sau thì level kẻ địch càng cao, chúng bắn cũng rát hơn và vì thế để hoàn thành nhiệm vụ cũng vất vả hơn nhiều lần. Bù lại tiền kiếm được là rất ổn.
Nhặt đồ, bán đồ
Công việc hiển nhiên này sẽ kiếm cho bạn nguồn lợi tức khổng lồ. Tuy nhiên, thế giới trong New York rộng lớn tới mức không chỉ cho game thủ lang thang ngoài đường, mà còn cho người chơi đi vào một số khu vực ở bên trong các tòa nhà hoặc chìm sâu dưới lòng đất. Bằng cách tiêu diệt những NPC bên ngoài sẽ giúp bạn sở hữu các key rơi ra từ chúng. Một số tòa nhà có những cánh cửa bị khóa lại mà chỉ có key mới giúp bạn mở chúng ra. Đương nhiên những chỗ khóa chặt như vậy luôn có một lượng lớn đồ đạc ngon lành cành đào và đầy béo bở, đi kèm là số tiền rất cao. Các khu vực như vậy sẽ tự động respawn lại sau khoảng 12 tiếng đồng hồ với nhiều đồ đạc mới. Hãy nhớ vị trí của chúng để tiếp tục loot lại một lần nữa khi có thời gian.
Video đang HOT
Đừng tốn tiền vào những việc vô ích
Có 3 chỉ số rất quan trọng trên người của nhân vật bao gồm chỉ số DPS (Số dame gây ra trong một giây), Health (Tổng lượng máu), Skill Power (giúp mở khóa các Talent trong các vũ khí tím, vàng). Đồ bạn mặc trên người là để tăng các chỉ số như vậy. Giai đoạn early game việc đốt tiền vào shop nhằm mua các trang bị để tăng các chỉ số lên là hoàn toàn bất hợp lý, bạn dễ dàng có thể kiếm được nhiều hơn nếu chạy nhảy bên ngoài. Mặt khác, tùy theo lối chơi của bạn, bạn cũng cần phải tính toán sự hi sinh chỉ số. VD khi so sánh 2 món đồ đang mặc trên người và một món đồ trong shop, liệu nó giảm chỉ số Health và tăng DPS như vậy có hợp lý hay không?, có đáng theo lối chơi của bạn không? Thông thường, game thủ sẽ đốt tiền một cách khá vô ích vào shop, thậm chí mua cả các món đồ màu tím vì thấy giá nó rẻ nhưng không mang lợi nhiều. Các món đồ tím hoặc xanh bán trong shop nằm ở phần Base của game, thường không tốt bằng các vật phẩm bán trước mỗi khi bạn tham gia vào Dark Zone mà giá quy đổi lại ngang nhau.
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Hãy kiểm soát nguồn tiền chi ra của bạn để tránh lãng phí.
&’Cá kiếm từ’ Dark Zone
Việc này chỉ sử dụng khi bạn đã có một lượng đồ đạc nhất định. Có một đặc điểm thú vị đó là việc bạn có thể kiếm đồ trong Dark Zone (đều là các đồ có giá trị cao) nhưng khi bán ra tại shop đồ nó lại cho về dạng tiền thông thường chứ không phải tiền Dark Zone. Dù sao, có vẫn còn hơn không và thường nó sẽ mang cho bạn lượng tiền cực kì lớn dựa trên giá trị của vật phẩm bạn bán.
Tiền Dark Zone
Tiền trong khu vực Dark Zone có giá trị hơn hẳn so với tiền thông thường và cũng là mục tiêu săn đón của nhiều game thủ khác. Tôi tin tưởng việc sau khi ra chế độ trading, DZ sẽ là kiểu tiền tiêu chuẩn để mua bán. Lý do vì bạn hoàn toàn có thể dùng tiền Dark Zone để mua các vật phẩm nằm trong các Safe house, tồn tại trong Dark Zone nơi có những vật phẩm quý hiếm nhưng với mức giá vô cùng đắt đỏ, bù lại là uy lực rất cao và xứng đáng với đồng tiền bạn bỏ ra. Vì vậy, hãy kiếm càng nhiều tiền DZ thì càng tốt. Dưới đây là một vài thứ có thể kiếm được cho bạn những đồng DZ.
Tiêu diệt các NPC
Luôn có tiền khi bạn tiêu diệt NPC, ban đầu tôi đã tưởng rằng mình chỉ có thể kiếm được tiền từ các NPC có thanh máu màu tím tuy nhiên thật ra mỗi khi bạn tiêu diệt được hoặc cho chúng dính đạn là bạn đã có tiền rồi. Người chơi khác vẫn nhặt được tiền và bạn cũng như vậy không mất đi đâu cả. Nhưng không rõ trong bản chính thức mọi chuyện sẽ như thế nào, nếu không có thể sẽ xảy ra những trận chiến rất đẫm máu giữa các người chơi với nhau khi người này “lỡ tay” cướp một đống tiền từ người khác khi tiêu diệt NPC. Well, hãy đợi xem.
Một đặc điểm khác các NPC này sẽ respawn lại mỗi khi bạn tiêu diệt hết chúng. Thời gian có thể kéo dài từ 10 đến 15 phút nên hãy nhớ vị trí các bãi quái đó để kiếm thêm thu nhập cho mình. Tôi cũng hi vọng rằng, Ubisoft sẽ bổ sung nhiều ví trị respawn hơn và tăng theo từng cấp độ để tránh việc bị nhàm chán.
Mở hòm lớn
Có nhiều người hoàn toàn không biết các hòm đồ cực kì lớn bên cạnh các hòm đồ nhỏ. Sẽ cần key để bạn mở chúng nhưng tương tự như khu bên ngoài DZ, bạn có thể kiếm được khi tiêu diệt các NPC. Trong lần Closed Beta đầu tiên, những hòm này ngoài việc mang lại đồ ngon cho bạn, còn cho bạn tới 1000 DZ, một con số rất lớn, trong lần Open Beta, con số này bị giảm xuống 300 nhưng thế đã là quá tốt rồi. Trong vùng DZ mới, chắc chắn số hòm đồ tương tự như vậy sẽ rất nhiều.
Đừng chết trong Dark Zone
Thế giới DZ rất nguy hiểm, bạn đương nhiên sẽ chết nếu bị kẻ khác hạ sát. Không chỉ mất tiền, còn mất cả đồ. Đen hơn là khi bạn đang có trên mình đồ hiếm. Một điểm khác, khi bạn trở thành Rogue, kẻ bị truy nã vì giết người chơi khác, số tiền bạn mất đi khi bị người chơi khác tiêu diệt sẽ tỉ lệ thuận với số vạch mà bạn dính phải (Mỗi khi đang ở trạng thái Rogue mà diêt người chơi khác sẽ lên 1 vạch, tối đa 5 vạch). Tôi và 3 người chơi khác đã bị mất tới hơn 1200 DZ khi trở thành những kẻ Rogue 5 vạch. Bạn càng tồn tại lâu trong trạng thái này thì bạn càng mất nhiều tiền khi chết. Hãy chạy đi, đừng để kẻ khác bắn và cũng đừng bắn lại.
Tiêu diệt Rogue hoặc trở thành Rogue và cố mà trốn thoát
Một trong những thứ tạo nên kịch tính của The Division chính là cho phép game thủ tiêu diệt người chơi khác trong vùng DZ không những vậy bạn sẽ có được tất cả những đồ mà người này loot được trong vùng DZ, kèm một lượng tiền nhất định. Tuyệt vời hơn nếu bạn giết và loot được đồ của Rogue.
Nhưng nếu bạn tiêu diệt người thường, bạn sẽ bị phát lệnh truy nã ngay sau đó. Có 5 mức truy nã tất cả trong bản thử nghiệm. Cứ mỗi lần tiêu diệt 1 người bạn sẽ bị lên 1 vạch. Số tiền kiếm được từ người chơi bị tiêu diêt, tỉ lệ thuận với số vạch bạn đang có. Với 1 vạch, vùng phát truy nã trong DZ sẽ thấp, nhưng ở mức 5 vạch, bạn sẽ bị truy nã toàn bản đồ. Thời gian countdown xóa bỏ truy nã lên tới 5 phút ở vạch thứ 5 và sẽ bị đứng lại mỗi khi bạn chủ động bắn hoặc dính đạn. Nhưng, vấn đề là số tiền bạn kiếm được đương nhiên sẽ rất ngon lành. Cứ mỗi 1 vạch là 200DZ (trong bản thử nghiệm), 5 vạch tương ứng với 1000DZ. Quá thơm ngon nhưng cũng quá mạo hiểm. Bạn kết thúc trạng thái Rogue ở mức 5 vạch thì ez có tiền, còn không thì mất bao nhiêu không rõ nữa. Rủi ro càng cao thì càng được nhiều tiền!
Trên đây là tổng hợp những cách mà bạn có thể kiếm tiền trong The Division. Hãy tận dụng chúng để trở thành những kẻ lắm tiền nhiều của trong game và trải nghiệm game tốt hơn.
Theo Game4V
Game thủ The Division kêu trời vì 'mắc bẫy' cài driver của Nvidia
Nếu bạn chưa download phiên bản mới nhất cho các thế hệ card màn hình của Nvidia, hãy dừng việc đó lại ngay lập tức nếu như không muốn mắc hàng loạt lỗi trong The Division, sinh ra từ bản update driver mới nhất của hãng.
Nvidia vừa phát hành phiên bản driver mới nhất dành cho các tựa game mới ra mắt, chạy trên nền tảng GPU GeForce. Tên của phiên bản này là 364.47 với mục đích tối ưu hiệu năng của cả The Division và Need For Speed. Tuy nhiên, đã có rất nhiều game thủ sau khi download phiên bản này gặp hàng loạt lỗi liên quan tới The Division. Rất nhiều các báo cáo được gửi về từ diễn đàn của Nvidia, Comment trên Steam và cả Reddit.
Người dùng thông báo rất nhiều lỗi liên quan tới màn hình xanh, không thể boot vào Windows, màn hình đen, màn hình nhấp nháy và rất nhiều các vấn đề liên quan tới hiển thị khác. Nguyên nhân của sự việc trên hiện chưa được xác nhận và báo cáo đến từ một khoảng rất rộng các thế hệ GPU. Nhiều người phát hiện việc khi sử dụng nhiều màn hình sẽ gây lỗi. Số còn lại quả quyết nguyên nhân do cài đặt Windows 10.
Nvidia thậm chí còn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra điều trên. Nguyên nhân ban đầu được xác định do sử dụng trên nhiều hơn một màn hình và tiến hành cảnh báo người dùng không nên chọn Express khi cài đặt Drivers.
"Chúng tôi đề nghị người dùng hãy thử cài đặt ở chế độ Custom => Clean Install Installation. Nếu bạn vẫn gặp các vấn đề, bạn có thể tháo bỏ driver thông qua chế độ Window Safe-Mode và sau đó chuyển về bản cài đặt trước đó."
Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ loại bỏ driver phổ biến như Display Driver Uninstaller trong Safe Mode. Nhưng cách tốt nhất vẫn là đợi drivers mới nhất từ Nvidia.
Quả là một tình huống ngoài dự đán với người dùng Nvidia, cho dù hãng này đã làm việc vô cùng chặt chẽ với Ubisoft để hoàn thiện game. Chúng tôi sẽ cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm này trong thời gian tới.
Theo Game4V
The Division và ngày mở màn tệ hại: Server sập, game thủ chửi, lỗi driver Sau 1 bản thử nghiệm trong im lặng và 2 bản thử nghiệm công khai, The Division vẫn liên tục gặp các lỗi vô cùng khó chịu về server, thứ đã trở thành truyền thống với phần chơi mạng của các game do Ubisoft phát triển. Lỗi kết nối mạng đã liên tục xảy ra trong những giờ khắc đầu tiên tôi đặt...