7 cách giảm cân kỳ quặc
Bịt mũi khi ăn, uống một thìa dầu ăn hay ăn thả phanh buổi sáng giúp ‘triệt tiêu’ trọng lượng cơ thể lạ kỳ.
1. Uống dầu
Giáo sư, tiến sĩ tâm lý học, Seth Roberts, tác giả của cuốn sách nổi tiếng The Shangri-La Diet, là người đi tiên phong trong việc cắt giảm lượng calo để giảm cân. Quan điểm cực đoan của ông gây ra những tranh cãi lớn. Nhưng Roberts không để những điều đó ảnh hưởng đến nghiên cứu của mình và sau một thập kỷ, phương pháp ăn uống của ông có tỷ lệ thành công nhất định.
Trong cuốn sách The Shangri-La Diet, Seth Roberts nói rằng bạn có thể giảm cân bằng cách uống từ 1 đến 3 thìa nước đường hoặc 1 đến 2 thìa dầu ô liu không nguyên chất, hai lần mỗi ngày giữa các bữa. Cách này kiềm chế cảm giác ăn uống ngon miệng và làm giảm đáng kể trọng lượng một số điểm trên cơ thể. Theo lý thuyết này, nếu bạn ăn các loại thực phẩm quen thuộc, hương vị phong phú thì não kích thích cảm giác đói, gây tăng cân. Nhưng nếu “tiêu thụ” thực phẩm có ít hoặc không mùi vị, não nghĩ rằng phải “bỏ đói” cơ thể, do đó giúp giảm cân.
2. Ăn nhiều gia vị
Thêm nhiều gia vị cho thực phẩm có thể giúp kiểm soát khẩu phần ăn và giảm cân. Nghiên cứu cho thấy, mọi người thường ăn ít hơn khi thử món có mùi vị mới và những đồ ăn chứa nhiều gia vị. Khi pha trộn nhiều loại gia vị khác nhau, bạn sẽ tạo ra vị mới cho đồ ăn, vì thế, lượng ăn sẽ giảm dần. Thêm vào đó, các loại gia vị truyền thống như nghệ, quế, thì là… cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
3. Không ăn nhẹ
Video đang HOT
Phương pháp này gây nhiều tranh cãi, nhất là khi nhiều người được khuyên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm cân. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học khi nghiên cứu các hormone đói, leptin và gherlin, cho biết, ăn quá thường xuyên có thể gây loạn các tín hiệu tự nhiên từ cơ thể. Thêm vào đó, nếu bạn thường xuyên ăn vặt, bạn khó kiểm soát được lượng calo “nạp” vào cơ thể và luôn có cảm giác mình không có được “bữa ăn thực sự” trong ngày.
4. Ăn kẹo khi đang nấu ăn
Đối với những đầu bếp thích nếm đồ ăn, việc nhấp môi nếm từng chút thức ăn khiến họ có cảm giác như thể đã ăn một bữa trước khi bữa chính được bày ra. Để hạn chế việc nếm đồ ăn, các chuyên gia khuyên bạn nên ngậm kẹo cứng, có hương vị, trong khi nấu ăn. Vị bạc hà, quế hoặc các loại hoa quả trong kẹo khiến vị giác của bạn “bận rộn” và không còn nghĩ đến việc thử đồ ăn nữa.
5. Bịt mũi
Mũi đóng một vai trò rất lớn trong quá trình chúng ta thưởng thức đồ ăn. Nếu bịt mũi, bạn sẽ khó phân biệt được mùi vị thức ăn. Phương pháp kỳ lạ này được thực hiện theo nguyên tắc, khi bịt mũi trong bữa ăn, bạn sẽ hạn chế được cảm giác thèm ăn và sẽ chỉ “tiêu thụ” đồ ăn vừa đủ.
6. Ăn một bữa mỗi ngày
Nhịn ăn liên tục (Intermittent fasting) là trào lưu giảm cân “được chuộng” hiện nay. Nó giúp cải thiện khả năng miễn dịch, trao đổi chất nhanh hơn, độ nhạy insulin tốt hơn, giảm nguy cơ ung thư và giảm cân. Việc nhịn ăn trong suốt 24 giờ có thể khiến bạn kiệt sức, vì thế nhiều người chọn cách dễ dàng hơn là chỉ ăn một bữa mỗi ngày.
7. Ăn bánh cho bữa sáng
Ăn bánh vào mỗi sáng có vẻ như là bí quyết giảm cân tệ hại nhất nhưng các nhà nghiên cứu Israel đã phát hiện ra rằng, những người béo phì ăn bữa sáng giàu chất đạm và carbohydrates, trong đó có một món tráng miệng, dễ giảm cân hơn những người ăn low-carb, ít calo và không ăn đồ ngọt. Các nhà khoa học đưa ra lập luận rằng, có thể việc “thả phanh” vào buổi sáng sẽ giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn ở các bữa khác trong ngày.
Theo Ngoisao
Những kiểu lạm thu tiền trường quái chiêu
Năm học này, học phí các cấp học phổ thông trong nội thành TP.HCM đã tăng từ 5 đến 7 lần.
Nhiều khoản thu lạ
Khi học phí tăng, nhà trường sẽ có thêm khoản thu để cân đối, tăng thu nhập cho giáo viên và chi thêm cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, các kiểu lạm thu của nhiều trường ngay đầu năm học 2013-2014 đã không giảm đi chút nào mà còn biến tướng thành các kiểu mà dù có tưởng tượng phong phú đến mấy phụ huynh cũng không bao giờ nghĩ ra.
Phụ huynh trường THPT Nguyễn Đình Chính hoa mắt trước thông báo quy định và các khoản thu đầu năm học.
Chị Hồng cho biết, từ ngày tựu trường đến giờ đã gần một tháng, chị phải "è cổ" ra đóng hàng chục thứ tiền học cho con mà vô lý nhất, làm chị "tức anh ách" là khoản hỗ trợ bán trú.
Con chị kể: "Học bán trú sướng lắm mẹ ơi. Buổi trưa cô bảo mẫu đi từng bàn rủ rỉ kể chuyện cho con và các bạn ngủ. Bạn nào khó ngủ, cô ngồi lại nhỏ to kể chuyện, có bạn còn được cô... gãi lưng cho". Cái giá của "kể chuyện và gãi lưng cho các bạn buổi trưa" đã được nhà trường... hiện thực hóa bằng 200.000 đồng/tháng cho mỗi học sinh.
Tại trường THCS C.L (quận 3) còn có kiểu thu tiền ăn bán trú... theo yêu cầu học sinh. Nhiều phụ huynh cho rằng đây đúng là kiểu thu... rất trời ơi. Theo đó, học sinh bán trú hôm trước sẽ yêu cầu cô bảo mẫu lên thực đơn bữa ăn cho ngày mai. Học sinh tha hồ chọn món, món nào được nhiều học sinh lựa chọn thì cô bảo mẫu sẽ yêu cầu nơi cung cấp thức ăn bán trú thực hiện cho học sinh vào ngày hôm sau. Học chưa đến một tháng mà tiền chọn món ăn của mỗi học sinh trường này đã tròm trèm 300.000 đồng. "Chiều học sinh cái kiểu gì kỳ vậy?", anh Lê Công - có con là học sinh lớp 7 của trường kêu trời.
Trường THCS N.T.T (quận 3) thì có khoản thu tiền bao tập khiến phụ huynh bất bình. Theo đó, để có tính mỹ thuật và đồng bộ, học sinh phải đóng khoảng 80.000 đồng/học kỳ để cô bảo mẫu mua giấy bọc sách vở: màu vàng là sách vở Toán, màu đỏ là sách vở Anh văn, màu xanh dương sách vở Lý, màu cam là sách vở Sinh hóa, màu tím là sổ Dặn dò...
Còn trường THCS Đ.T.H (quận 1) có khoản thu 450.000 đồng/năm tiền sổ liên lạc điện tử. Thắc mắc về khoản thu này thì phụ huynh được giải thích, đây là tiền tin nhắn mà giáo viên chủ nhiệm gửi cho phụ huynh vào khoảng 19h hằng ngày để phụ huynh nhắc nhở con em mình học và làm bài tập cho ngày mai. "Vậy thì nhà trường duy trì sổ Dặn dò để làm gì?", một phụ huynh (xin giấu tên) thắc mắc. Với thắc mắc đó, vị phụ huynh này được nhà trường giải thích, ở lứa tuổi THCS, học sinh và thậm chí cả phụ huynh rất... hay quên nên ngoài việc ghi dặn dò những bài gì phải làm ở nhà, phải học cho ngày mai, thì nhà trường thêm cái tin nhắn cho... chắc ăn.
Cái sướng, cái tiện cho nhà trường đã được cụ thể hóa bằng những số tiền cụ thể. Nhưng để "lách" các quy định của ngành giáo dục, nhiều trường "chẻ" việc thu tiền này thành những khoản nhỏ, nay thì 100.000 - 200.000 đồng, tuần sau thì 300.000 - 400.000 đồng.
"Lẻ mẻ, lắt nhắt như vậy để phụ huynh khỏi... xót ruột, thắc mắc vì phải đóng một cục cả triệu đồng. Nhưng cộng lại thì cũng cỡ đó chứ không ít", chị Hồng ngao ngán nói.
Ngành giáo dục bó tay?
Không chỉ sáng tác ra các khoản thu, một số trường còn có các kiểu cấm rất kỳ lạ. Như ở trường THCS Sông Lô (quận Phú Nhuận), đầu năm học mới, hàng trăm phụ huynh ngã ngửa vì nhà trường chỉ cho phép học sinh của trường sử dụng bộ sách giáo khoa có... con dấu của trường. Quy định kỳ lạ này khiến cả trăm phụ huynh méo mặt bởi trước khi bước vào năm học mới, họ đã cùng con em mình mua sắm đồng phục, tập vở, sách bút với tất cả sự nao nức chờ đón ngày khai trường. Cuối cùng thì sau ngày khai giảng, tất cả đều "dở khóc dở cười".
Tại trường THPT Nguyễn Đình Chính (quận Phú Nhuận) cũng vậy. Nhà trường chỉ cho phép học sinh mua đồng phục có dán phù hiệu của trường. Học sinh nào lỡ mua đồng phục ở ngoài (dù giống hệt: quần/váy xanh, áo trắng) mà thiếu cái phù hiệu thì chỉ còn nước... bỏ đi.
Trao đổi về những kiểu cấm, lạm thu rất quái chiêu này, bà Nguyễn Ngọc Kim Thanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, thanh tra của ngành giáo dục thành phố sẽ xử lý mạnh tay khi phát hiện trường nào "né" các quy định về thu và phụ thu mà ngành giáo dục đã ban hành đầu năm học 2013-2014. Nhưng khi được hỏi là ngành giáo dục sẽ xử lý mạnh tay như thế nào, xử phạt và chế tài ra sao thì bà Thanh cũng chỉ biết là làm theo những quy định về thanh kiểm tra, xử lý, xử phạt của ngành từ nhiều năm nay. Đây cũng là câu trả lời kiểu... hòa cả làng của ngành giáo dục TP.HCM trong buổi làm việc với các đại biểu HĐND TP.HCM vào giữa tháng 8 vừa qua, khiến nhiều đại biểu HĐND thành phố rất bất bình.
Trong khi ngành giáo dục TP.HCM chưa tìm ra phương thuốc để đặc trị lạm thu với sự "lạng lách" thiên biến vạn hóa của các trường thì học sinh vẫn phải đến trường và vẫn là "miếng mồi" béo bở, màu mỡ để các kiểu thu quái chiêu tung hoành!
Theo VNE
Kiệt sức vì xem Euro vẫn phải "trả bài" "Xem bóng đá tới gần giờ sáng mới đi ngủ, ai dè, 6 giờ vợ gọi dậy đòi "yêu". Vậy mới biết vợ mình "quái" thật". Mùa Euro 2012 mới khởi tranh chưa đầy một tuần mà "chuyện ấy" của nhiều gia đình đã trở nên khốn đốn. Thường các ông chồng luôn khiến cho vợ phải tức nổ "đom đóm" vì cái...