7 cách đơn giản giảm nguy cơ ung thư
Ăn nhiều rau củ màu cam, rau lá xanh đậm, các loại hạt, thực phẩm như tỏi, nghệ, cà chua…, bổ sung kẽm, magie để giúp giảm nguy cơ ung thư.
Ung thư la căn bênh nguy hiêm nhưng lại khá phổ biến hiện nay. Nguy cơ mắc bệnh không trừ một ai, vì thế chủ động phòng chống cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là 7 phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, theo Care2.
1. Sử dụng thực phẩm hưu cơ
Thưc phâm dan nhan hưu cơ (organic) là những thực phẩm không chứa thuốc trừ sâu. Ảnh: Articles.elitefts.com
Môt nghiên cưu mơi công bô trên tập san Entropy đa chi ra răng glyphosate – thanh phân chinh của thuôc diêt co co liên quan đên ung thư. Glyphosate chi la môt trong rất nhiêu loai thuôc trư sâu đươc sử dụng trong qua trinh san xuât nông nghiệp co nguy cơ gây ung thư cao. Do đó, sử dụng cac thưc phâm dan nhan hưu cơ (organic) – thưc phâm không chưa thuôc diêt sâu, diêt co… đươc coi la tôt hơ thưc phâm thông thương.
2. Đừng bỏ qua các loại rau củ quả màu cam
Một nghiên cứu trên 124.000 người do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện cho thấy, những người tiêu thụ nhiều thức ăn giàu carotenoid trong thực đơn hàng ngày giảm tới 32% nguy cơ ung thư.
Tiêu thụ nhiều thức ăn giàu carotene trong thực đơn hàng ngày giúp giảm tới 32% nguy cơ ung thư. Ảnh: Puregoodness.net
Carotenoid là một loại phytonutrient (chât dinh dương tâp trung ơ lơp vo, tao nên hương thơm, mui vi, mau săc cho rau quả) tạo ra màu đỏ, cam, vàng cho trái cây và rau quả. Dưỡng chất này có trong các thực phẩm như ca rôt, khoai lang, mơ, bi đo, ca chua, đu đu va thưc phâm co mau tương tư. Các chất có thể bạn từng biết đến như beta-carotene, lutein va lycopene, đêu la nhưng dang đăc biêt cua nhom chât carotenoid này.
Video đang HOT
3. Bổ sung vào thực đơn các thực phẩm chống ung thư
Viêt quât, bông cai xanh, toi, tra xanh, trai lưu, ca chua, nghê la nhưng thưc phâm tuyêt vơi co đăc tinh chông ung thư cao. Danh sach thưc phâm chông ung thư rât đa dang va đều co đặc điêm chung la nhưng loai thưc vât cơ ban, dễ tìm như trai cây, rau cu va cac loai hat.
4. Cung cấp đủ vitamin cho cơ thể
Tắm nắng vưa phai va đung cach la biên phap tôt nhât đê bổ sung vitamin D cho cơ thể. Ảnh: news.softpedia.com.
Vitamin D giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật, trong đó có cả ung thư. Tắm nắng vưa phai va đung cach la biên phap tôt nhât đê bổ sung vitamin D cho cơ thể. Ngoai ra có thể uống bổ sung vitamin D theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Vitamin D co thê hoa tan trong chât beo nên nếu dùng quá nhiều sẽ tích trữ trong cơ thể và gây tình trạng dư thừa.
5. Bổ sung magie
Theo kêt qua nghiên cưu đăng trên Nutrion Reviews, thiêu hut magie có thể gia tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia ươc tinh có tơi 80% dân sô thiêu chât dinh dương quan trong nay.
Magie co nhiêu trong hanh nhân, hat vưng, hat hương dương, trai sung, chanh, tao, cac loai rau co mau xanh sâm, cân tây, ngon linh lăng, gao lưc. Liêu magie đươc khuyên nghi la khoang 200-800 mg/ngay.
6. Tiêu thu cac loai hat giúp tăng cương hê miên dich
Hat bi đỏ đươc chưng minh co kha năng bao vê tuyên tiên liêt va la thưc phâm tôi ưu đê thêm vao bưa ăn hang ngay cua ca nam giơi lẫn phu nư. Ban nên chon hat còn sống va ươp lanh đê bao đảm nguyên vẹn axit beo omega-3 co trong hat bi đỏ. Ngoài ra, các loại hạt khác chống ung thư có thể kể đến như hat lanh, hat gai dâu, hat hương dương…
Hat bi đỏ đươc chưng minh co kha năng bao vê tuyên tiên liêt. Ảnh::fairwaymarket.com.
7. Bô sung kem
Kem co liên quan đên hơn 300 chưc năng cua cơ thê trong đo bao gôm qua trinh san sinh loại enzim chông oxy hoa manh la SOD (superoxide dismutase). SOD la môt trong nhưng tuyên phong thu tôt nhât cua cơ thể giúp ngăn ngừa ung thư nhơ kha năng chông cac gôc tư do của nó. Kem co nhiêu trong cac loai chôi, hat bi ngô, qua hach Brazil, hanh và rau co mau xanh đâm.
Theo VNE
Cách nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ bú mẹ
Dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ là băn khoăn của không ít các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi bằng sữa mẹ thì ngay sau đẻ trong vòng 1 giờ, bà mẹ nên bắt đầu cho con bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết, trẻ sẽ nhận được sữa non giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn sau đẻ và thải phân nhanh, trẻ đỡ vàng da. Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt để trẻ nhận đủ sữa. Cho trẻ bú theo nhu cầu và nên cho bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo. Điều quan trọng là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu nước và các chất dinh dưỡng, không cần cho trẻ ăn thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác (kể cả nước trắng).
Đối với trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn quan trọng, đáp ứng được 70% nhu cầu năng lượng lúc trẻ 6 - 8 tháng tuổi, 55% khi trẻ từ 9 - 11 và 40% khi trẻ 12 - 24 tháng tuổi. Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 2 năm cùng với ăn bổ sung.
Sữa và các sản phẩm từ sữa cần cho các bữa phụ để bổ sung năng lượng cho trẻ.
Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác cùng với sữa mẹ. Thức ăn bổ sung bù đắp sự thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng (protein, sắt, vitamin A...). Thời gian bắt đầu ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày hoặc 26 tuần tuổi) vì ở lứa tuổi này trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, răng bắt đầu mọc, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai, đồng thời có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc. Ăn bổ sung quá sớm sẽ làm cho trẻ bú mẹ ít đi, sự tiết sữa giảm ảnh hưởng đến việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, chức năng tiêu hóa còn yếu nên chỉ chấp nhận thức ăn lỏng. Những thức ăn bổ sung dưới dạng lỏng thường ít chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, đồng thời thiếu hụt các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và hô hấp. Ngược lại, ăn bổ sung quá muộn thì trẻ cũng dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất (kẽm, sắt, vitamin A, B...).
Thức ăn bổ sung cần đa dạng và đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của thể chất, tinh thần, trí não của trẻ và sẵn sàng có ở từng địa phương nhưng phải có đủ 4 nhóm thức ăn:
Nhóm tinh bột từ ngũ cốc và khoai củ là thức ăn chiếm nhiều năng lượng khẩu phần để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của trẻ ở thời kỳ này.
Nhóm chất đạm từ nguồn đạm động vật và đậu đỗ để bù đắp sự thiếu hụt protein, sắt, vitamin A...
Nhóm chất béo từ dầu mỡ là nguồn bổ sung năng lượng và làm cho thức ăn mềm dễ nuốt, đồng thời là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K).
Nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau lá màu xanh thẫm và củ quả có màu vàng đỏ giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Năng lượng từ thức ăn bổ sung khoảng 200 - 300 kcal/ngày cho trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi, 300 - 400 kcal/ngày cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi và 500 - 700 kcal/ngày lúc trẻ 12 - 24 tháng tuổi.
Số bữa ăn và số lượng mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ. Để trẻ nhận đủ dinh dưỡng, cần tăng đậm độ năng lượng thức ăn bằng cách quấy bột đặc hơn, có thể thay thế một phần nước nấu bột bằng một lượng sữa tươi hoặc 1 thìa sữa bột vào bát bột hoặc cho thêm giá đỗ (10g giá đỗ/10g bột) để thủy phân tinh bột làm cho bột lỏng mà không thay đổi thể tích, đảm bảo đậm độ năng lượng. Cho trẻ ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 - 150ml (10g bột/100ml) với trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml và ăn thêm 1 bữa phụ với trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml và 2 bữa phụ với trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn. Bữa ăn phụ cung cấp thêm dinh dưỡng như hoa quả, sữa và các sản phẩm của sữa. Thức ăn chứa nhiều đường, ít dinh dưỡng như nước ngọt có ga, kẹo, kem... không coi là bữa ăn phụ. Các bữa ăn phụ không thể thay thế các bữa ăn chính.
Khi ăn bổ sung, cần cho trẻ uống thêm nước, trung bình 100 - 150ml/ngày kể cả lượng nước có trong thức ăn. Vì vậy, cần chú ý cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội khoảng 400 - 600ml/ngày.
Theo VNE
Ăn nhiều đậu để sống lâu Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Harvard (Mỹ) tin rằng chỉ cần ăn một nắm hạt đậu mỗi ngày là có thể giúp con người giảm nguy cơ chết vì bệnh tim hoặc ung thư. Ảnh minh họa: Guardianlv hư chúng ta đã biết, các loại đậu rất tốt cho sức khỏe nhờ nguồn protein dồi dào, axit béo "tốt", và...