7 cách dạy trẻ đối phó với người lạ
Một số phụ huynh không biết bắt đầu từ đâu để dạy con bảo vệ mình trước người lạ. Nếu bạn đang tìm kiếm những cách thức hiệu quả, hãy tìm hiểu những gợi ý dưới đây. Hãy dạy con giống như lúc có người lạ ở trong nhà.
1. Trò giả định các tình huống
Một cách dạy con về người lạ thực sự có tác dụng là thông qua việc đóng giả định các tình huống. Diễn nhiều kịch bản khác nhau, chẳng hạn như một người lạ hỏi nếu con có muốn đi nhờ, hoặc một ai đó con quen biêt nói điều gì đó làm con ấy cảm thấy không thoải mái. Hãy dạy con biết cách xác định đâu là một tình huống tồi tệ, và nếu điều đó xảy ra, phải báo ngay cho bạn biết.
2. Nơi an toàn và người an toàn
Một điều quan trọng khác bạn cần cho trẻ biết đó là cần đến đâu và nói với ai nếu con gặp tình huống khó chịu khi không có bạn ở bên. Hướng dẫn trẻ đến những nơi như đồn cảnh sát, hay những trung tâm mua sắm đông người, hoặc nói chuyện với chú công an, thầy cô giáo. Hãy để con biết đến những nơi an toàn và gặp những người đáng tin như vậy khi thấy cảm thấy nguy hiểm.
3. Lặp đi lặp lại
Việc bảo con nhắc đi nhắc số điện thoại của gia đình và số cấp cứu của trung tâm khẩn cấp là vô cùng cần thiết. Cùng với đó là lặp lại các tình huống giả đình, lặp lại những người đáng tin và địa điểm an toàn. Việc làm này sẽ đảm bảo con sẽ không quên bất cứ điều gì quan trọng, cũng như cảm thấy tự tin biết phải làm gì trong một tình huống nguy hiểm.
Video đang HOT
4. Giáo dục giới tính
Dạy trẻ biết về cơ thể của mình cũng rất quan trọng. Nếu con bạn biết những nơi nào trên cơ thể không cho người khác đụng vào, thì bé sẽ thấy thoải mái nói ra điều gì đó không ổn. Giải thích cho bé biết có một số khu vực là của cá nhân, và không ai có quyền chạm vào chỗ đó, hoặc bất cứ chỗ nào khác mà bé không cảm thấy thoải mái.
5. Dạy về bản năng
Trẻ em thậm chí nhạy cảm hơn so với người lớn, và sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để dạy trẻ chú ý đến bản năng của chúng. Điều quan trọng là cho con bạn biết rằng bé sẽ không bao giờ bị chỉ trích khi đưa ra yêu cầu giúp đỡ, và nếu bé không thấy an toàn hay vui vẻ vì lý do nào đó, bé cần phải nói cho bạn biết càng sớm càng tốt.
6. Việc hét to là tốt
Hãy dạy con hét thật to! Nếu con bạn bị người lạ tiếp cận, con cần biết phải làm gì. Một ý tưởng hay đó là dạy bé phải hét lên càng to càng càng tốt (với những câu như “Cháu không biết cô là ai!” sẽ rất hiệu quả), cùng với la hét, bạn có thể bảo con phản kháng lại nếu cần để bảo vệ bản thân. Mọi người xung quanh cần phải biết người đó không được đến gần con bạn.
7. Tạo ra một từ mật mã
Một ý tưởng tuyệt vời khác bạn nên áp dụng đó là tạo ra một mật mã cho phép con biết ai là người an toàn được phép ở gần con. Nếu ai đó không phải bạn đến đón con, chắc chắn họ biết từ mật mã bí mật đã được giao kèo trước, để con biết việc đi cùng họ là an toàn. Và nếu người đó không biết từ mật mã, con không được phép đi bất cứ nơi nào cùng với họ.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Làm gì khi trẻ nói dối?
Nói dối là một biểu hiện của sự không trung thực. Cần phải giáo dục phẩm chất trung thực và uốn nắn tật nói dối cho trẻ ngay từ nhỏ.
Ảnh minh họa.
Với trẻ, tật nói dối nếu không xử lý và uốn nắn sớm thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ. Nếu con bạn có tính nói dối, bạn sẽ xử lý như thế nào. Một số cách sau sẽ giúp bạn khắc phụ tính nói dối ở trẻ.
Để bồi dưỡng phẩm chất trung thực cho trẻ, trước tiên, phải cho trẻ sống trong môi trường trung thực. Người lớn phải làm gương cho trẻ về sự trung thực. Đây là một ảnh hưởng cực kỳ quan trọng. vì vậy người lớn cần chú ý không nói dối trước mặt trẻ. Đối với trẻ việc phân biệt phải trái rất kém, nhưng lại rất hay bắt trước. Chúng tiếp thu gương của người lớn, mà không phải phân biệt trắng đen gì cả và vô hình trung sẽ bị tiêm nhiễm tật xấu nói dối. Cho nên, một môi trường trung thực và tấm gương trung thực là điều kiện tiên quyết để bồi dưỡng tính trung thực cho trẻ.
Khi phát hiện ra trẻ nói dối, trước hết, phải tìm hiểu rõ sự việc xem vì sao trẻ nói dối? Trẻ nói dối nhằm mục đích gì? Vì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ nói dối, có thể do sợ hãi, có thể là do trẻ tưởng tượng ra, có thể là để lấy lòng, có thể là để thể hiện mình.
Cha mẹ cần chú ý một trường hợp đặc biệt: trẻ nhỏ rất giàu trí tưởng tượng và tương tượng lại chiếm một ví trí chủ yếu. Đôi khi trẻ rỏ ra khoác lác, thậm chí còn không phân biệt nơi thật giả. Vị trí tưởng tượng vừa bắt nguồn từ hiện thực khách quan, lại vừa cải tạo thực hiện, trẻ em thường không được xử lý mối quan hệ phức ạp giữa tưởng tượng và thực tế nên chúng khoác lác qua thực tế hoặc lại lẫn lộn thực tế với tưởng tượng. Biểu hiện này thường bị coi là nói dối.
Ví dụ như trẻ rất muốn có một món đồ chơi, bố mẹ cũng hứa mua cho chúng nhưng lại không thực hiện. Khi các trẻ khác nói tới món đồ chơi đó, trẻ bèn coi tưởng tượng là thực tế và nói: "Tới cũng có nhé". Như vậy, không nên coi đó là nói dối. Nhưng tất nhiên, cũng cần giúp trẻ phân biệt tưởng tượng với thực tế.
Nếu quả thực trẻ đã có tật nói dối, thì cần có cách giáo dục đúng đắn sau khi đã tìm hiểu rõ tình hình, để trẻ có thể tự mình chủ động thừa nhận sai lầm của việc nói dối, có gắng tránh phân tích sơ sài và càng không nên trách mắng trẻ thậm tệ.
Dạy cho trẻ biết hệ quả của việc nói dối: Cho trẻ hiểu rằng nói dối là một tính xấu và không được chấp nhận trong cộng đồng. Nói dối sẽ biến trẻ trở thành người ích kỷ, bị mọi người xa lánh và không còn sự tin tưởng. Khi đã bình tĩnh, hãy giải thích cho trẻ biết rằng nói dối là không chấp nhận được và bạn muốn rằng lần sau trẻ không làm như thế nữa. Khi trẻ đang nói dối mà người lớn trao đổi ngay chuyện này thì thường kém hiệu quả. Hãy cho trẻ chút thời gian để bình tĩnh trở lại và sẵn sàng lắng nghe. Nói một cách ngắn gọn và bình tĩnh cho trẻ biết là việc nói dối sẽ ảnh hưởng tới mọi người ra sao và tại sao đó lại là vấn đề.
Không buộc tội trẻ: Khi biết chính xác trẻ đang nói dối, bạn có rất nhiều cách để xử lý, tuy nhiên nên tránh việc buộc tội trẻ ngay. Hãy làm cho trẻ cho trẻ phải thú nhận là mình đang nói dối, chứ không chối cãi. Vì chối cãi bao giờ cũng là phản ứng ban đầu của những trẻ nói dối.
Khuyến khích sự thật thà ở trẻ: Bạn nên sử dụng những câu hỏi mở để trẻ có thể nói ra sự thật, tạo nên niềm tin và sự vị tha cho trẻ thú nhận. Sau khi trẻ đã thú nhận mọi việc, bạn đừng vội mắng trẻ, vì như vậy trẻ sẽ không dại gì mà nói thật vào những lần sau. Cha mẹ nên nhẹ nhàng chỉ bảo, phân tích cho trẻ, đồng thời có thể cảm ơn trẻ vì đã nói thật " Cảm ơn con đã nói thật việc này với mẹ. Mẹ cảm thấy rất vui vì con đã tôn trọng và tin tưởng mẹ". Những suy nghĩ chân thành từ bạn, trẻ sẽ nhận ra sự cần thiết của lòng thật thà. Và khi nói thật, trẻ sẽ được đón nhận, được tha thứ chứ không bị trách phạt nặng nề như chúng vẫn nghĩ. Điều quan trọng là khen ngợi trẻ vì đã nói thật cho dù chuyện xảy ra có không theo ý muốn của bạn.
Theo VnMedia
Kỹ năng sinh tồn nhất thiết phải dạy con Để trẻ được tự lập, tự do mà vẫn an toàn trong khuôn khổ, các bà mẹ đừng quên dạy con những điều này. Mới đầu hè nhưng đã có quá nhiều những trường hợp đau lòng khi trẻ tử vong vì hóc, vì đuối nước, những em bé theo cha mẹ đi chơi mùa hè rồi lại bị lạc khóc đến xót...