7 cách cha mẹ ngày xưa dạy con cái, tưởng cũ những lại rất hữu hiệu cho việc dạy trẻ hiện nay
Nuôi con bây giờ hoàn toàn khác so với vài thập kỷ trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể áp dụng lại một số phương pháp nuôi dạy con thành công từ thế hệ trước.
Việc học tập và thừa hưởng lại những kiến thức từ việc dạy con ngày xưa đôi khi cũng là phương án hay ho. Nếu thế hệ trước họ áp dụng hiệu quả, thực sự điều này có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc nuôi dạy những đứa trẻ trong thời đại này.
Dựa trên một vài nghiên cứu, cách nuôi dạy con của cha mẹ ngày xưa đã có một tác động rất lớn đến cuộc sống và cách phát triển của thế hệ sau. Dưới đây là những cách hiệu quả nhất được được Brightsight thống kê lại.
Giữ cuộc sống đơn giản.
Cha mẹ ngày xưa dù không thể cho con cái quá nhiều thứ về vật chất, thế nhưng tất thảy những điều nhỏ bé mà cha mẹ truyền lại mỗi ngày khiến cuộc sống mỗi người hạnh phúc hơn. Những niềm vui đơn giản từ cuộc sống mà cha mẹ đã cho chúng ta khi chúng ta còn nhỏ, giống như một chiếc bánh ngon do mẹ nấu hoặc một món đồ chơi do cha làm bằng tay, tất cả những thứ đó đều mang một ý nghĩa to lớn đối với chúng ta.
Trước đây các gia đình thường có cuộc sống rất bình dị, việc xem phim cùng nhau, cười và ăn bỏng ngô không phải là quá hiếm như ngày nay. Sinh nhật của những đứa trẻ không có gì lạ mắt, chỉ có rất nhiều trẻ em, một chiếc bánh tự làm, nước ngọt và rất nhiều trò chơi, nhưng điều này mang lại cho chúng tôi rất nhiều niềm vui.
Dành thời gian nhiều nhất có thể với con cái.
Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới vô cùng bận rộn, cha mẹ của cha mẹ phải đau đầu mới cân bằng được thời gian cho con cái với công việc và cả trách nhiệm cuộc sống. Thật đúng là ai cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn để cho con cái mình có một cuộc sống thoải mái, nhưng những thứ như thời gian chơi, đọc sách hay đơn giản là ở bên con mới là điều quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Ngày trước, việc dành thời gian tốt nhất với con cái luôn được các bậc phụ huynh ưu tiên lên hàng đầu. Họ đặt giá trị lớn vào việc tạo ra những kỷ niệm cùng nhau, bởi vậy mà họ không bao giờ bỏ qua bữa tối gia đình, họ coi việc ăn cùng nhau như một nghi thức hàng ngày, đó là khoảng thởi gian cả gia đình sẽ chia sẻ lại được những tâm tư nguyện vọng hay những cảm xúc của bản thân.
Cha mẹ để con cái được trải nghiệm thất bại và thất vọng.
Video đang HOT
Mỗi cha mẹ đều muốn điều tốt nhất cho con mình, một cuộc sống tuyệt vời tràn ngập niềm vui và thành công. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta luôn bảo vệ chúng bằng cách nhảy vào giúp đỡ họ mọi lúc và giải quyết những khó khăn để làm cho cuộc sống của con trẻ trở nên dễ dàng.
Bố mẹ ngày xưa đã làm rất tốt việc dạy con mình biết tự ngã tự đứng lên. Họ cho con trẻ thử, thất bại, cảm thấy thất vọng và đối mặt với hậu quả tự nhiên từ hành động của mình vì đây là cơ hội để chúng tôi phát triển và học hỏi.
Tin tưởng con cái
Hầu hết ai cũng có thể tự đi bộ một mình đến trường, chơi bên ngoài với bạn bè cho đến khi trời tối, leo rào, hoặc đi xe đạp trong nhiều giờ không về nhà. Cha mẹ ngày xưa nuôi dạy con trẻ trở thành một người độc lập và họ cho chúng thấy được sự tự do vì họ tin tưởng vào khả năng của con trẻ để đưa ra một quyết định tốt nhất.
Điều này thực sự quan trọng đối với cách bạn chuẩn bị cho con bạn trong tương lai. Quá bảo vệ và quá cảnh giác có thể biến con bạn thành một người trẻ kém trách nhiệm và kém trưởng thành.
Dạy con trẻ hiểu giá trị của tiền.
Ngày nay, nhiều thanh thiếu niên có một nhận thức khá méo mó về tiền bạc, rất bối rối về ranh giới tốt đẹp giữa mong muốn và nhu cầu. Ngày trước, cha mẹ đã làm rất tốt khi dạy con trẻ tầm quan trọng của tiền và chi tiêu có trách nhiệm. Họ khuyên những đứa con của mình về cách tiết kiệm và cách quản lý ngân sách.
Bằng cách chỉ cho con bạn, từ khi còn nhỏ, muốn làm ra tiền con phải làm việc chăm chỉ vượt qua được khó khăn. Nếu phụ huynh áp dụng hiệu quả điều này, con trẻ có thể phát triển một số thói quen tài chính lành mạnh và nó sẽ giúp ích cho sự trưởng thành của mỗi người.
Khuyến khích con cái khám phá bên ngoài.
Cha mẹ ngày xưa luôn ưu tiên việc cho con mình được tự do chơi bên ngoài nhiều như chúng muốn. Họ chuẩn bị cho trẻ một bữa ăn nhẹ để sau khi chúng đi học hay đi chơi cả ngày ở ngoài có thể đem theo. Bởi cha mẹ luôn biết rằng thiên nhiên rất có lợi và họ đã không muốn con trẻ bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với những đứa trẻ khác, tập thể dục và phát triển khả năng sáng tạo của chúng theo cách tự nhiên nhất có thể.
Để con làm việc vặt.
Nhiều người trong chúng ta có thể nhớ ngày còn nhỏ bản thân đã làm được rất nhiều điều lặt vặt trong nhà. Cha mẹ ngày xưa luôn nhắc con cái hiểu rằng làm việc nhà có nghĩa là con đã thực sự lớn biết quan tâm gia đình và mọi người. Vì vậy, chúng có thể hoàn thành tốt những công việc đơn giản như rửa chén, dọn bàn, lau nhà vệ sinh, dọn giường hoặc giúp đỡ trong vườn. Thật ra những việc làm có căn cứ, có trách nhiệm, có tổ chức sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển được toàn diện, trẻ trở nên độc lập và biết chăm sóc người thân hơn.
Theo Brightside/Helino
Muốn dạy con tiết kiệm cha mẹ nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ?
Dường như việc cho trẻ nhỏ tiền tiêu vặt không còn là điều xa lạ đối với nhiều phụ huynh, nhưng nếu muốn dạy con tiết kiệm thì cha mẹ cần để ý nên cho con bao nhiêu là đủ.
Với cha mẹ con cái luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi vấn đề, từ việc ăn uống giải trí cho tới các hoạt động nâng cao trí tuệ phát triển mọi mặt. Tuy nhiên cũng bởi sự quan tâm thái quá này mà nhiều phụ huynh thường hay chiều chuộng con cái mình dẫn tới những hệ lụy không thể kịp thời kiểm soát được.
Việc chu cấp cho con tiền tiêu vặt trên thực tế là điều mà cha mẹ nên làm. Bởi thông qua hoạt động này cha mẹ có thể dạy được con cái biết về những kiến thức liên quan tới tài chính cơ bản như tiền từ đâu mà ra, giá trị của số tiền cha mẹ cho chúng mua được những món đồ nào. Thế nhưng nhiều phụ huynh luôn ôm trong mình một nỗi băn khoăn "cần bao nhiêu tiền cho đứa con mình là đủ" mà vẫn dạy con được việc tiết kiệm tiền.
Cha mẹ nên cho con bao nhiêu tiền thì đủ (Ảnh minh họa)
Không có con số nào cụ thể
Cha mẹ nên cho các con quen dần với việc dùng tiền. Dạy con tiêu tiền đúng cách tốt hơn việc cho con "miễn nhiễm" với tiền bạc. Khi các con có khái niệm sở hữu, con mới có khái niệm tiêu xài hợp lý và dành dụm các khoản lớn hơn. Bố mẹ có thể cho con tiền từ khi con lên năm và hãy thường xuyên có thêm những khoản tiền thưởng nho nhỏ để chúng hiểu được giá trị của bản thân.
Thật ra không có một con số nào cụ thể cho việc nên đưa bao nhiều tiền tiêu vặt cho trẻ vào mỗi ngày, mỗi tháng hay thậm chí là trong một năm. Vấn đề này còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chu cấp cho con mình theo những con số khác nhau. Tuy nhiên không phải cứ vậy mà cho con số tiền lớn để tiêu xài phung phí. Việc không quản lí được mức tiêu sài của con cái luôn là điều dẫn tới nhiều phụ huynh cho con tiền vô tội vạ, chúng trở nên ỷ lại, coi thường giá trị đồng tiền cũng như không có ý thức kiếm tiền bằng khả năng của chính mình.
Xem xét nhu cầu từng độ tuổi
Hãy xem xét từng độ tuổi mà đưa cho con mình số tiền khác nhau. Đề cử như khi các con đang ở tuổi mầm non, tiểu học, giá trị đồng tiền với chúng giường như là con số không nếu cha mẹ không khéo léo bồi thêm kiến thức về tiền mỗi ngày. Cùng với việc ở tuổi này, mọi hoạt động ăn uống, mua sắm đều đã được phụ huynh lo nên việc tiêu vặt sẽ hạn chế hơn, nhưng cha mẹ vẫn nên cho con những đồng tiền lẻ để chúng học cách tiết kiệm, phục vụ những lúc cần thiết.
Khi con lên cấp hai cấp ba, đây có lẽ là độ tuổi nhạy cảm nhất của con trẻ với tiền bạc. Nếu các bậc phụ huynh không quản lí được nhu cầu của con mình ở giai đoạn này, việc cho chúng tiền tiêu vặt quá ít hoặc quá nhiều cũng đều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện và việc dạy chúng cách tiết kiệm. Bởi thực tế ở tuổi này con trẻ sẽ bắt đầu có những đòi hỏi nhiều hơn, chúng cũng có thể tự mua sắm, tự ăn uống và chăm chút cho bản thân. Ngoài việc liệt kê giá trị của những món đồ cần thiết, cha mẹ nên thường xuyên trao đổi với con về tiền bạc. Hãy hỏi con bạn rằng:
"Hôm nay con cần mua thêm thứ gì không?
Ở trường con có muốn ăn thứ gì không?
Lớp có yêu cầu nộp thêm quỹ gì không?
Mẹ cho con từng này được chứ?
Con có thể nói lí do tại sao lại cần nhiều tiền thế được không?"
Đại học, sinh viên là độ tuổi đã khá đủ trưởng thành để hiểu rõ về tiền bạc. Ở cái ngưỡng này,con cái đã có thể tự kiếm ra những đồng tiền quý giá đầu đời cho bản thân, nhiều người sẽ bắt đầu hiểu được giá trị những đồng tiền cha mẹ đưa cho mình thế nào. Dù vậy với nhiều bậc phụ huynh, đây vẫn là độ tuổi khá nặng trong chuyện tiền bạc nuôi con. Đưa con tiền không phải chỉ để con tiêu vặt nữa, mà còn để chúng sử dụng tiền trong nhiều vấn đề khác như tiền phòng, tiền học phí, tiền mua sắm mọi thứ. Số tiền đưa con ở khoảng này chắc chắn sẽ tốn kém khá nhiều, tuy nhiên nếu muốn con mình được phát triển tốt cha mẹ vẫn nên dành một phần ưu tiên trong việc kiểm soát việc chi tiêu của con và luôn phải dạy chúng biết tiết kiệm.
Theo Helino
12 câu nói tưởng vô hại nhưng lại vô tình gây ra những ám ảnh tâm lý lâu dài đối với con mà cha mẹ không hề nhận ra Thậm chí, có những câu cha mẹ nói khi con còn nhỏ có thể mắc kẹt lại trong ký ức của con mãi mãi chẳng quên. Những ai đã và đang làm cha mẹ đều biết rằng đánh mắng con là điều không nên làm. Tuy nhiên, trên thực tế, có những câu nói của cha mẹ tưởng chừng là vô hại, tưởng...