7 biểu hiện chứng tỏ con đang “khủng hoảng tuổi lên 3″: Ăn vạ, ích kỷ và đủ điều khiến bố mẹ sợ khiếp vía
Giai đoạn khủng hoảng này của trẻ thường kéo dài từ nửa sau của tuổi lên 3 đến nửa đầu của tuổi lên 4 với mức độ và cường độ khác nhau.
Bước vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ thường có nhiều sự thay đổi trong tâm tính, trở nên ương bướng khó bảo khiến nhiều bố mẹ vô cùng mệt mỏi.
Vậy khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
Khủng hoảng tâm lý là một khái niệm thường gặp trong Tâm lý học. Khái niệm này được nhắc đến lần đầu trong “Lý thuyết về sự phát triển Tâm lý xã hội” của nhà Tâm lý học người Đức Erik Erikson.
Theo Erikson, cuộc đời mỗi người trải qua 8 giai đoạn riêng biệt: Sơ sinh đến 1 tuổi rưỡi; Thời thơ ấu; Tuổi vui chơi; Tuổi đến trường; Tuổi mới lớn; Thanh niên; Trung niên và Cao niên. Mỗi giai đoạn sẽ có khủng hoảng tâm lý đặc trưng riêng và “Khủng hoảng tuổi lên 3″ thuộc giai đoạn 2 là Thời thơ ấu.
Trẻ lên 3 sẽ trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý. Ở độ tuổi này, trẻ đã nhận thức được mình là một cá nhân độc lập và cố gắng khẳng định sự tự chủ trong mọi hành động.
Trẻ biết được mình có nhiều khả năng, kỹ năng và mong muốn được tôn trọng, được làm nhiều thứ. Tuy nhiên ở độ tuổi này, trẻ vẫn bị kiểm soát quá mức ở người lớn nên dẫn đến những phản ứng tiêu cực.
Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài trong bao lâu?
Video đang HOT
Giai đoạn khủng hoảng này của trẻ thường kéo dài từ nửa sau của tuổi lên 3 đến nửa đầu của tuổi lên 4 với mức độ và cường độ khác nhau. Vì mỗi trẻ có thể chất, tình cảm, sự phát triển khác nhau.
Trái ngược với thời kỳ ổn định, giai đoạn khủng hoảng này thường không kéo dài, thậm chí có thể chỉ xảy ra trong một vài tháng.
7 dấu hiệu trẻ đang trong giai đoạn “Khủng hoảng tuổi lên 3″
Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học người Nga Lev Vygotsky đã chỉ ra 7 dấu hiệu khủng hoảng của trẻ trong giai đoạn này như sau:
Phản ứng tiêu cực: Thông thường trẻ sẽ nghe lời và làm theo những yêu cầu, chỉ dẫn của bố mẹ. Nhưng ở giai đoạn này, trẻ không nghe lời và có phản ứng chống đối vô cùng mạnh mẽ, tiêu cực.
Bướng bỉnh: Trẻ khẳng định về một vấn đề gì đó liên quan đến thế giới quan của mình và nhất định không đồng ý với cách giải thích khác, thậm chí chống đối lại sự hướng dẫn, quy tắc, lối sống của người lớn.
Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thỏa mãn, đòi hỏi của bản thân. Nhiều khi trẻ đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích mà là muốn bố mẹ phải chịu thua mình.
Ích kỷ: Trẻ tỏ ra ích kỷ và chuyên quyền với mọi thứ xung quanh, muốn tất cả phải thuộc về mình và không muốn chia sẻ với bất kỳ ai.
Ăn vạ: Khi không đạt được điều mong muốn, trẻ phản kháng bằng cách khóc lóc, mè nheo, thậm chí đập phá đồ đạc, tự làm mình bị thương để đạt được mục đích. Đây là sự phản kháng mang tính chất ngang ngạnh và cố chấp nhất.
Tự tiện và tò mò: Đây được coi là biểu hiện muốn thoát khỏi sự quản lý của người lớn. Trẻ tự mình quyết định làm gì đó mà không cần sự đồng ý của bố mẹ.
Chẳng hạn như tự cắt tóc, tự chọn quần áo mặc, lấy son vẽ lên tường,…
Vô lễ với người lớn: Khi không vừa lòng với điều gì đó, trẻ bắt đầu nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn. Một số trẻ thậm chí còn cấu véo, cắn, giơ tay đánh bố mẹ.
Theo Nhịp sống Việt
Em họ ở nhờ cả năm, ăn mặc thiếu vải, nhắn tin mùi mẫn với chồng tôi
Em mặc hở hang nhưng lại không có ý thức. Ngồi cạnh chồng tôi, em cứ thản nhiên hớ hênh. Rồi em nhờ chồng tôi làm việc này việc kia...
Vợ chồng tôi cùng từ quê lên Sài Gòn học đại học và lập nghiệp. Hai năm trước, chúng tôi mua được căn nhà phố 3 lầu, gồm 3 phòng ngủ ở lầu một và lầu hai. Lầu trệt là chỗ nấu ăn và nơi sinh hoạt chung.
Các con tôi còn nhỏ nên ngủ chung với bố mẹ. Hai phòng còn lại, chúng tôi để trống. Nhà rộng, không có người giúp việc nên vợ chồng tôi phải chia nhau lau dọn.
Năm ngoái, con gái của dì tôi ở quê lên Sài Gòn học nghề trang điểm. Em mới 16 tuổi, lại xa quê lần đầu nên dì gọi cho vợ chồng tôi xin cho em ở nhờ.
Nghĩ có em ở sẽ có người phụ việc nhà, đưa đón con đi học giúp, một phần cũng muốn giúp đỡ em, vợ chồng tôi đồng ý. Thế nhưng, từ ngày có em ở, tôi lại vất vả thêm.
Em đi học cả ngày, tối về là đi chơi, vào phòng đóng cửa lại xem tivi, ngủ. Em mặc tôi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con. Tôi nhẹ nhàng góp ý nhưng em chỉ ậm ừ rồi mặc kệ.
Có một chuyện nữa làm tôi không đồng tình là em mặc hở hang nhưng lại không có ý thức. Ngồi cạnh chồng tôi, em cứ thản nhiên hớ hênh.
Rồi em nhờ chồng tôi làm việc này việc kia. Đi chơi về khuya, em gọi cho chồng tôi nhờ đến đón về. Có khi em nhờ anh chở đi học, đi làm cái này cái kia.
Có lúc, em còn nhắn tin thân mật, tâm sự mùi mẫn với chồng tôi. Tôi giận và sợ mất chồng. Nói thẳng với chồng, tôi nghĩ không nên, vì dù gì cũng là em gái mình. Tôi rất buồn và luôn đặt câu hỏi, không biết, chồng tôi và em đã có tình cảm với nhau không, đã đi khách sạn chưa hoặc có lén lút tôi điều gì?
Tôi lên kế hoạch để đuổi em ra khỏi nhà. Tôi tỏ ra khó chịu, nói những lời nặng với em. Tôi đặt câu hỏi thẳng, khi nào em dọn đi? Nhiều hôm, em đi chơi về khuya, tôi không mở cửa, mặc em bấm chuông, gọi điện. Tôi cũng chặn số của em trên máy chồng.
Vừa rồi, tôi để 20 triệu trong túi của em và dựng ra chuyện mình bị mất tiền. Khi kiểm tra túi, em rất hốt hoảng vì trong túi mình có đủ số tiền tôi mất. Sau đó, tôi nói thẳng với em, chuyện kia là do tôi dựng nên. Tôi làm vậy là muốn em ra khỏi nhà. Thế nhưng, em vẫn ở nhà tôi, vẫn mặc 'thiếu vải', vẫn tỏ ra thân mật với chồng tôi. Tôi gọi cho dì kể chuyện về em. Dì nói với mẹ tôi, tôi quá đáng, ích kỷ. Tôi rất mệt mỏi về chuyện này. Tôi phải làm gì để em phải dọn ra ngoài ở, trả lại bình yên cho gia đình tôi.
Theo vietnamnet.vn
Đắn đo mãi mới dám bỏ tiền mua chiếc váy 300k đi đám cưới liền bị chồng mắng tiêu hoang, vợ 'sôi máu' nói ra sự thật Lần đầu tiên kể từ lúc lấy nhau, Hùng mới thấy Quyên gay gắt với mình như vậy. May mắn là mẹ Hùng vừa lúc ở ngoài về, mọi chuyện mới được êm xuôi. Bước từ tình yêu sang hôn nhân tuy chỉ cần đi qua một cánh cửa, nhưng khoảng cách của nó đôi khi chẳng khác gì từ trên trời rơi...