7 bí kíp tâm lý giúp bạn tự tin “bao trọn” mọi cuộc trò chuyện, kể cả phỏng vấn xin việc
Đôi khi chỉ cần thay đổi tư thế của mình một chút thôi, kết quả của cuộc nói chuyện đã rất khác biệt.
Ngôn ngữ cơ thể là một phương pháp hiệu quả và rất quyền lực để truyền đi những thông điệp đằng sau lời nói.
Và bạn biết không, ngôn ngữ cơ thể cũng được xem là mánh khóe tâm lý. Bằng những cử chỉ, dáng hình và cử động phù hợp, bạn có thể làm tăng tính thuyết phục của bản thân khi tỏ rõ sự tự tin dù bên trong cảm thấy rất căng thẳng hay mệt mỏi.
Sau đây là một chuỗi những bí kíp cần có về ngôn ngữ cơ thể, để đảm bảo được sự tự tin khi nói chuyện cho chúng ta.
Theo Michael Ellsberg – chuyên gia ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp ánh mắt là công cụ quan trọng nhất khi trò chuyện. Việc cứ lảng tránh ánh mắt của nhau sẽ làm giảm lòng tin, sự đồng cảm, và sự chú ý của đối phương. Tuy nhiên, cũng cần chú ý không nên nhìn vào mắt quá nhiều, tránh tạo cảm giác… gây hấn.
Một người kiểm soát được giao tiếp ánh mắt tốt sẽ dễ dàng cho thấy sự tự tin của bản thân, qua đó tăng tính thuyết phục cho câu chuyện của mình.
2. Nên nghiêng về phía trước một chút
Nên nghiêng về phía trước một chút khi trò chuyện
Trong một cuộc trò chuyện riêng, bạn có thể cân nhắc tư thế này: ngồi thoải mái, hơi nghiêng về phía người đối diện.
Tư thế này cho thấy bạn đang chú ý vào những gì đối phương nói. Hơn nữa, nó cũng thể hiện sự tự tin của bản thân khi cố gắng xóa đi rào cản giữa 2 người.
Ngược lại nếu ngả về sau sẽ làm tăng khoảng cách, và thể hiện sự thiếu quan tâm đến câu chuyện.
Video đang HOT
Nhìn chung, những người có thói quen cúi đầu khi trò chuyện thường mang tính cách hướng nội. Dáng hình này thường được mô tả là thiếu tự tin, thiếu tự trọng. Ngược lại, ngẩng đầu khi trò chuyện cho thấy sự tự tin, đáng tin cậy và tự hào về bản thân.
4. Đứng thẳng, tư thế cởi mở
Đây là tư thế cần chú ý, đặc biệt là trong các dịp phỏng vấn xin việc. Nếu muốn cho nhà tuyển dụng thấy mình đang tự tin, dáng lưng của bạn cần phải thẳng và trông thật thoải mái. Tốt hơn hết là kéo vai về sau để ngực ưỡn ra, đầu ngẩng lên.
Tư thế lưng gù, căng thẳng, vai co về phía trước và cúi đầu thì ngược lại, dễ cho thấy sự bất an, căng thẳng và gượng ép.
Ngoài ra, bạn hãy để ý đến vị trí chân của mình – nên cách nhau ra một chút. Khi sử dụng tay để mô tả, hãy cố gắng làm nó rộng một chút để thể hiện sự cởi mở.
5. Đừng giấu tay
Nếu muốn người đối diện thấy được sự tự tin của bản thân, hãy đảm bảo đôi bàn tay luôn hiện diện, đừng đút vào túi.
Việc đút tay vào túi quần sẽ cho thấy sự căng thẳng, bất an – vì phải vậy nên mới muốn giấu, phải không? Hãy để tay một cách thoải mái, và ở vị trí có thể quan sát.
6. Đôi chân hướng về đối phương
Cử chỉ này thường ít được xem trọng, nhưng thực ra nó rất quan trọng. Trên thực tế, con người ta thường hướng đôi chân vào người họ chú ý – có thể là bạn thân hoặc người được xem là lãnh đạo. Nếu để ý đến chi tiết này, bạn sẽ tạo cho đối phương cảm giác câu chuyện của mình đang được chú ý đến, và họ sẽ chia sẻ thoải mái hơn.
7. Mỉm cười
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thần kinh, một nụ cười kèm theo cái nhướn mày nhẹ nhàng sẽ giúp đối phương cảm thấy được đồng cảm, và làm tăng niềm tin trong họ.
Về cơ bản khi trò chuyện, chúng ta sẽ muốn hướng đến một người thân thiện, sẵn sàng lắng nghe, thay vì ai đó cảm thấy không thoải mái và xa cách.
Đọc vị suy nghĩ người khác qua ngôn ngữ cơ thể hóa ra siêu dễ, chỉ cần nắm được 8 bí kíp này là có thể "bắt bài" được bất kỳ ai
Ngôn ngữ cơ thể con người vô cùng thành thật và để đọc được chúng không hề khó như bạn tưởng.
Lời nói có thể ngụy tạo nhưng ngôn ngữ cơ thể của con người thì thành thật hơn nhiều. Trong giao tiếp hằng ngày, nếu quan sát kỹ và tinh tế một chút thì bạn có thể đọc được tâm trạng, trạng thái của người đối diện. Dưới đây là một vài ngôn ngữ cơ thể phổ biến không khó để nhận ra nhưng lại cho biết khá chính xác suy nghĩ của con người.
1. Bắt tay
Ngay từ cái bắt tay chào hỏi đầu tiên đã có thể nói lên một số điều về người đối diện bạn. Trong ảnh trên là hai tư thế bắt tay hoàn toàn khác nhau và chúng ta có thể thấy thái độ của những người trong ảnh một cách khá rõ ràng.
Khi bắt tay đối phương, hãy quan sát vị trí lòng bàn tay của họ. Nếu lòng bàn tay hướng lên trên thì họ có thể là người khiêm tốn. Lòng bàn tay hướng xuống thì người đó thích thống trị, lãnh đạo hơn. Còn nếu bàn tay của cả hai người ở cùng một vị trí thì mới bình đẳng, trung lập. Nếu gặp phải kiểu người thống trị, chúng ta rõ ràng sẽ khó thuyết phục và thảo luận với họ hơn, nhất là trong mối quan hệ công việc.
2. Nụ cười
Để phân định đâu là một nụ cười giả tạo hay thành thật thì không thể chỉ dựa vào "cảm giác". Khi cười, con người sẽ sử dụng các cơ mặt. Nếu là nụ cười tự nhiên chân thành, cơ má sẽ được sử dụng nhiều. Vì thế mà phần khóe môi kéo lên, những nếp nhăn quanh mắt xuất hiện; da dưới lông mày có thể hơi đi xuống một chút.
Giờ thì cùng quan sát cách mà một người cười nhé. Chỉ với một cái nhìn tổng quan, thì rất dễ để bạn có thể tìm thấy được sự khác nhau của một nụ cười giả tạo và thật bởi vì những nhóm cơ sẽ chịu trách nhiệm cho việc này. Còn khi cười giả tạo thì chỉ có các phần cơ quanh môi được sử dụng để đẩy các góc môi ra xa nhau, còn phần trên của khuôn mặt không di chuyển đáng kể.
3. Xem xét kỹ các ngôn ngữ ký hiệu của đối phương
Không phải lúc nào con người cũng thành thật. Khi nói dối, sẽ có một số biểu hiện nhỏ đáng quan sát. Ví dụ nếu bạn thấy một người đang giơ ngón tay cái lên, vốn là mang ý đồng ý nhưng họ lại có đôi môi đang mím chặt thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Hay như khi một người nói rằng "đồng ý" nhưng kèm theo một cái nhún vai, rất có thể họ chỉ đang miễn cưỡng mà thôi.
4. Quan sát bàn tay
Nếu thấy người đối diện đang nắm chặt tay thành nắm đấm hay úp hai tay vào với nhau thì nhiều khả năng họ đang lo lắng hoặc tâm trạng không tốt. Ngay cả khi họ đang cầm vật gì đó thì cũng sẽ có xu hướng chắp hai tay vào nhau. Dù gương mặt, lời nói của họ đang cố tỏ ra bình thản thì những hành động nhỏ này vẫn có thể "lật tẩy" cảm xúc thật.
5. Nhìn vào lòng bàn tay
Vị trí đặt lòng bàn tay ở đâu, hướng về đâu cũng là một tín hiệu để đọc vị cảm xúc người đối diện. Nếu lòng bàn tay họ đặt trên khuỷu tay hay cánh tay thì có thể người đó đang bồn chồn, đang cố giữ trong lòng cảm xúc tiêu cực của mình. Hành động này là một nỗ lực của tiềm thức để giúp bình tĩnh và ổn định tâm trạng của họ.
Tương tự, hai tay hạ xuống, lòng bàn tay đan vào nhau cũng là dấu hiệu của người đang bị căng thẳng. Còn ở tư thế ngồi, việc một người đặt tay trên đầu gối, liên tục chuyển động có thể nói lên rằng người đó đang nóng lòng được kết thúc cuộc đối thoại.
6. Quan sát cách mà một người thay đổi vị trí để tay của họ
Khi chúng ta đưa hai tay ra sau lưng theo tiềm thức, con người đang phơi bày ra những bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể. Một người sẽ có cử chỉ này chỉ khi họ hoàn toàn tự tin, thoải mái, thấy an toàn vào thời điểm đó. Nhiều khả năng họ không có gì để che giấu và họ hoàn toàn trung thực với bạn.
7. Nhìn những động tác nhỏ
Khi lo lắng, con người sẽ vô thức làm một vài động tác nhỏ để che đi sự bối rối của mình. Đàn ông thường chạm vào mặt, còn phụ nữ chạm vào cổ, quần áo và tóc.
8. Nhìn vào cách tạo dáng
Cách tạo dáng có thể cho thấy người đó đang lo lắng hay thoải mái. Nếu chân mở rộng thì nghĩa là họ cố gắng tìm một số cơ sở để lấy lại tự tin. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn, họ càng lo lắng. Còn tư thế chân bắt chéo thì biểu hiện họ đang cảm thấy thoải mái và bình tĩnh.
Còn đối với bàn chân, nếu gót chân trên mặt đất, mũi chân thì hướng lên có nghĩa người này đang có tâm trạng tốt. Còn gót chân hướng lên, mũi chân ngang đất là tín hiệu cho thấy một người đang chuẩn bị hành động.
7 thói quen lái ô tô tai hại của chị em khiến xe nhanh hỏng Dù chỉ là thao tác khởi động xe nhưng nếu không biết làm đúng cách vẫn có thể khiến "xế cưng" của bạn ngốn cả chục triệu tiền sửa chữa. Mỗi người lái xe ô tô đều có những thói quen nhất định. Những thói quen xấu để xảy ra lâu dài có thể rất khó để sửa. "Của bền tại người", sử...