7 bí kíp sinh tồn hữu ích trong những cảnh ngặt nghèo nhất, bất kỳ ai cũng nên học
Chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra, nên chúng ta cần phải chuẩn bị thật kỹ.
Trong những tình huống hiểm nghèo, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái khá lưỡng lự. Bạn phải quyết định trong giây lát, nhưng đồng thời cũng… không biết phải làm gì, dẫn đến trạng thái cực kỳ căng thẳng.
Những lúc như vậy, việc nắm được một số kiến thức sinh tồn là cực kỳ cần thiết, bởi chúng sẽ giúp bạn bình tĩnh trở lại. Sau đây là một số bí kíp như vậy, có lẽ ai cũng nên nắm được phòng khi tình huống xấu xảy ra.
1. Cách để trị vết sứa đốt
Bị sứa đốt là chuyện không hiếm khi đi tắm biển. Chúng mang lại cảm giác bỏng rát, thậm chí một số loài sứa còn gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn bị đốt quá nhiều.
Vậy nên ngay khi cảm nhận được vết đốt, hãy lên bờ ngay lập tức. Sau đó, bạn cần phải sử dụng nhíp (kẹp) để loại bỏ phần xúc tu còn kẹt lại trên da, rồi ngâm vùng bị ảnh hưởng vào nước ấm trong vòng 20 – 40 phút.
Với trường hợp vết đốt quá nặng, bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời chữa trị.
2. Khi bị cá mập tấn công
Đầu tiên, bạn cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để kích động con vật. Hãy luôn để ý vị trí của con cá, đề phòng nó bất ngờ tấn công.
Trong trường hợp thấy con cá có xu hướng chuẩn bị tấn công, hãy cố gắng dang rộng hai tay, để bản thân trở nên to lớn nhất có thể. Như vậy, cá mập có khả năng sẽ bỏ đi, vì dẫu sao con người cũng không phải con mồi ưa thích của chúng. Còn trong trường hợp nó chỉ bơi ngang qua, hãy thu mình lại, càng nhỏ càng tốt để tránh thu hút sự chú ý.
Nếu thực sự bị tấn công, bạn buộc phải chống trả. Hãy vận sức đá hoặc đấm vào các vị trí nhạy cảm của cá mập – như mắt hoặc mang, và đừng để nó bơi vòng ra sau lưng bạn. Sau khi đuổi được nó đi, hãy bơi chậm rãi vào bờ, tránh gấp gáp vì vừa mất sức, vừa dễ lôi kéo sự chú ý.
3. Khi bị cướp xe
Cái này thì đơn giản thôi: Đừng mạo hiểm với mạng sống của mình. Hãy đưa tài sản cho tên cướp rồi nhanh chóng trình báo với chính quyền địa phương.
4. Bị nhốt trong thùng xe
Nếu chẳng may rơi vào cảnh này, hãy nhớ bạn có một số cách để thử. Đầu tiên, hãy thử kéo cần để mở khẩn cấp trong thùng xe. Nếu nó không hoạt động, thử cạy lẫy khóa bên trong thùng. Bạn cũng có thể thử mở đèn xe, thò tay ra và lôi kéo sự chú ý của người đi đường.
5. Dùng quần dài để tạo thành phao cứu sinh
Video đang HOT
3 quy tắc: Buộc, vung mạnh và giữ chặt
Trong trường hợp rơi xuống nước và chưa thể vào bờ ngay, hãy cởi ngay chiếc quần bạn đang mặc, buộc 2 chân lại với nhau. Sau đó hãy vung mạnh quần để thu lấy không khí càng nhiều càng tốt, rồi choàng qua cổ. Khi đó, chiếc quần sẽ trở thành phao cứu sinh tạm thời.
6. Biến túi nylon thành dây buộc
Bạn sẽ cần nhiều hơn 1 chiếc túi – phụ thuộc vào độ dài của sợi dây bạn muốn làm.
Đầu tiên, hãy cắt đôi chiếc túi ra, đục một lỗ ở đáy ở mỗi bên. Sau đó, hãy luồn túi qua lỗ, buộc lại. Làm tương tự với những chiếc túi khác để kéo dài sợi dây.
7. Cách phá cửa khi cần thiết
Chẳng hạn khi có hỏa hoạn mà cửa lại khóa chẳng hạn, lúc đó buộc phải phá cửa đúng không?
Bạn sẽ cần phải đá trúng vị trí cần thiết, và đó là điểm bên cạnh ổ khóa. Để hiệu quả hơn, hãy dồn sức vào gót giày và đạp một cách dứt khoát.
TIN NÓNG
Nóng: Sở Y tế Hà Nội làm rõ thông tin Phòng khám ĐK Thu Cúc từ chối tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19
NÓNG: TP.HCM đang lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 toàn bộ bệnh nhân nội trú và nhân viên y tế trực đêm 12/5
Mới: Danh sách 40 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19
Hà Nội khẩn tìm người tới quán phở, đi tàu từ TP.HCM ra
Người mẫu ảnh dương tính với SARS-CoV-2 đi nhiều nơi ở Đà Nẵng, Hội An
MULTIMEDIA
Chợ cóc vẫn hoạt động rầm rộ sau khi Hà Nội ban hành lệnh cấm để chống dịch COVID-19
Ngày 11/5, TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu dừng hoạt động các nhà hàng bia hơi, quán bia, giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nhưng ghi nhận tại nhiều nơi sáng 12/5 các chợ cóc vẫn ngang nhiên hoạt động.
Hà Nội mưa lớn, phố biến thành sông, người đàn ông chật vật đẩy ô tô về nhà
Các nguồn lây COVID-19 trong cộng đồng tính đến ngày 11/5
Dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp: 501 ca bệnh trên 24 tỉnh thành, Hà Nội hỏa tốc yêu cầu không tập trung quá 10 người
Khoảnh khắc chạy BMW pô xe nổ to, 2 người đàn ông bị chém tới tấp
NHỊP CẦU NHÂN ÁI
Rơi vào cảnh túng quẫn, vợ chồng nghèo khẩn thiết cầu xin sự sống cho hai con cùng mang bệnh tan máu bẩm sinh
Chồng đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, thai phụ chờ ngày sinh đôi đau đớn gánh nỗi lo hai con bệnh tật
Chồng bị thần kinh, vợ đang nguy kịch vì bỏng nặng rất cần sự giúp đỡ
Không còn tiền, người mẹ nghèo bất lực nhìn con đau đớn với bệnh tật
Hai năm hai lần mất con, người đàn ông tàn tật bất lực kêu trời vì tai họa liên tiếp giáng xuống
DOANH NGHIỆP – DOANH NHÂN
Bamboo Airways chính thức mở đường bay thẳng tới Mỹ, rút ngắn thời gian không cần quá cảnh
Unispace Corp Việt Nam đang tư vấn, môi giới đầu tư giao dịch chứng khoán quốc tế ảo “chui” tại Rubymarkets.com?
Hơn 44.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng cao nhất 4 năm
Doanh nghiệp lữ hành khóa sổ sớm vì quá tải, khách khó đặt tour dịp nghỉ lễ 30/4
Trang Fanpage Linh Ka sẽ được đổi tên thành Theanh28 Showbiz
Bị cá mập cắn mất chân, người đàn ông được giữ lại một thứ để... kỉ niệm
Người đàn ông bị mất một chân trong cuộc tấn công của cá mập trắng khi đang lướt sóng đã giành được quyền giữ một chiếc răng mà con vật mắc lại trên ván lướt sóng của anh ta.
Vận động viên lướt sóng Chris Blowes đã suýt chút nữa thiệt mạng trong vụ bị cá mập tấn công diễn ra ở Nam Úc vào năm 2015. Anh bị hôn mê trong 10 ngày và phải cắt cụt chân.
Con cá mập đã để lại răng của nó trên ván lướt sóng của Chris. Thông thường, anh ta sẽ không được phép giữ chiếc răng vì đó là của một loài động vật được bảo vệ, tuy nhiên Chris đã được giữ nó làm "kỷ niệm".
Chris Blowes nói với BBC, khi anh đang lướt sóng trong khu vực thì bị con cá mập hung dữ dài khoảng 5,4 mét tấn công từ phía sau. Người đàn ông 32 tuổi nhớ lại: "Kẻ săn mồi làm tôi rung lắc và chới với một chút, nhưng cuối cùng thì chính nó đã khiến tôi mất một chân vĩnh viễn".
Hai người bạn đã nhanh chóng đưa Chris Blowes vào bờ. Tại đây, anh được các nhân viên y tế chăm sóc, sau đó chuyển đến bệnh viện địa phương ở Adelaide.
"Khi đó, tim tôi ngừng đập, họ phải tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi tôi bắt đầu có dấu hiệu sự sống trở lại", Chris Blowes nói thêm.
Các cảnh sát sau đó đã đến phục hồi ván lướt sóng của anh ta và tìm thấy một trong những chiếc răng của con cá mập cón dính trên đó. Theo luật pháp Nam Úc, chiếc răng đã được giao cho nhà chức trách.
"Và kể từ ngày đó tôi không được phép nhìn thấy chiếc răng cá mập đó", Chris nói.
Theo Đạo luật quản lý nghề cá của tiểu bang, việc sở hữu, bán hoặc mua bất kỳ bộ phận nào của cá mập trắng là bất hợp pháp - và những người vi phạm luật có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 100.000 đô la Úc hoặc hai năm tù.
Chris đã hỏi các nhà chức trách nhiều lần rằng liệu anh có thể lấy lại chiếc răng hay không. Một chính trị gia địa phương nghe thấy trường hợp của anh ta và một sự miễn trừ theo Đạo luật quản lý thủy sản đã được thông qua.
"Nó bị mắc kẹt trong tấm ván của tôi. Tôi sẽ không bao giờ giết một con cá mập vì chiếc răng của nó nhưng nó đã lấy mất chân của tôi vì vậy tôi không thể hiểu lý do gì khiến tôi không thể có được điều đó. Con cá mập không mọc lại được răng và tôi sẽ không lấy lại được chân của mình", Chris nói.
David Basham, quản lý phụ trách các ngành công nghiệp chính và phát triển khu vực, cho biết: "Rõ ràng Chris Blowes đã trải qua một trải nghiệm vô cùng đau thương và tôi muốn xem liệu bản thân có thể giúp được gì cho cậu ấy không".
Chris Blowes muốn giữ lại chiếc răng để cho các cháu của anh trong tương lai có thể trực tiếp biết về chiếc răng cá mập đã lấy đi một bên chân của anh: "Đó không phải là một cuộc trao đổi công bằng, tôi đã phải trả giá bằng một bên chân để giữ lại chiếc răng cá mập đó
8 cách để tự bảo vệ bản thân trước thế giới phức tạp và nhiều cạm bẫy bên ngoài: Hiểu biết không bao giờ là thừa Tự vệ không chỉ là chống trả, mà còn là cách để nhận biết hiểm nguy nữa. Các kỹ năng tự vệ đôi lúc có thể trở thành phao cứu sinh của bạn trong những tình huống hiểm nghèo. Nhưng tự vệ ở đây không đơn giản chỉ là kỹ năng chống trả, mà còn ở chỗ nhận biết rủi ro. Bạn cần...