7 bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng, 2 ca phải can thiệp tim phổi nhân tạo
Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho 19 bệnh nhân, trong đó 2 ca ECMO, 2 ca thở máy, ca 428 suy thận nặng.
Ngày 30/7, tại Trung tâm quản lý và Điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã làm việc với các điểm cầu về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành bệnh nhân COVID-19 tham dự.
Cùng tham gia hội chẩn còn có đội ngũ giáo sư đầu ngành đã tham dự hội chẩn cho bệnh nhân COVID-19 nặng suốt mấy tháng qua là GS.TS Nguyễn Gia Bình, GS.TS Ngô Quý Châu, GS.TS Nguyễn Như Hiệp, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo, PGS.TS Đào Xuân Cơ; Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp Nguyễn Trung Cấp, …. cùng những chuyên gia đầu ngành tại các điểm cầu.
Các chuyên gia trong buổi hội chẩn bệnh nhân nặng ngày 30/7.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đề nghị các chuyên gia báo cáo về tình hình bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở phải thở máy, công tác vận chuyển bệnh nhân giữa Bệnh viện Đà Nẵng đến Bệnh viện Trung ương; nhu cầu trang thiết bị, ECMO, máy lọc thân, quả lọc….
Tại buổi hội chẩn, các điểm cầu báo cáo về tình hình bệnh nhân đang điều trị, theo đó tại Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đang điều trị 2 bệnh nhân (BN) COVID-19 là BN 420 và 445, trong đó BN 420, không còn cảm giác khô miệng, vận động tay chân bình thường, thông khí phổi tốt. Trước đó, BN 420 có thời gian diễn biến nặng.
TS Lê Đức Nhân- Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện BV điều trị cho 19 BN, trong đó 2 ca ECMO, 2 ca thở máy, ca 428 suy thận nặng, thở máy vừa cấp cứu, các thông số tạm ổn; Hôm nay, bệnh viện đã làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế để chuyển thêm 5 bệnh nhân Thận nhân tạo đến Bệnh viện Trung ương Huế. Ngoài ra, có 1 bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ phải thở máy được đề nghị chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, về cơ sở vật chất BV có thể tiếp nhận bệnh nhân, nhưng nhân lực và trang thiết bị bệnh viện còn thiếu nhiều. GS Tuấn đề nghị bổ sung nhân lực hồi sức tích cực cho Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam từ các bệnh viện TP. Hồ Chí Minh.
Trước khó khăn trong công tác xét nghiệm, các Bệnh viện Đà Nẵng, Quảng Nam đã được bố trí 20 máy xét nghiệm.
Tại điểm cầu Bệnh viện Trung ương Huế, GS TS Nguyễn Như Hiệp Giám đốc bệnh viện cho biết, rút kinh nghiệm trong công tác vận chuyển, liên lạc và thông tin người bệnh từ buổi hội chẩn trước, bệnh viện đã tiếp nhận BN 438 từ Bệnh viện Đà Nẵng vào. Hiện bệnh nhân đã có tiến triển tốt hơn rất nhiều. BN không phải nằm hồi sức. BV cũng đang chuẩn bị tiếp nhận thêm các ca bệnh từ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và chuẩn bị khu tiếp nhận bệnh nhân nặng.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hiện điều trị 2 ca dương tính. Tuy nhiên, chỉ có ca 449 nặng do nhiễm trùng phổi, tiền sử cao huyết áp, sử dụng Corticoid trong thời gian dài. Hiện bệnh nhân đã hết sốt và ổn định hơn.
Báo cáo về tình hình đón bệnh nhân từ Ginea Xích đạo, TS Nguyễn Trung Cấp- Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện có 125 bệnh nhân dương tính trong đó có 6 bệnh nhân có tổn thương phổi, trong đó có 3/6 bệnh nhân đồng nhiễm sốt rét và ký sinh trùng cần theo dõi sát sao.
Tại buổi hội chẩn, các bệnh viện đã đề xuất về nhu cầu máy thở, ECMO, máy lọc thận, quả lọc, thuốc, vật tư tiêu hao….để điều trị và dự phòng cho công tác điều trị BN COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
PGS Sơn đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cử thêm BS Hồi sức hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam; Đề nghị Viện Pasteur hỗ trợ, đào tạo và kiểm định cho các bệnh viện tại Quảng Nam về công tác xét nghiệm.
Ca bệnh COVID-19 mới chuyển biến xấu nhanh, chủng virus đã biến đổi gene?
2 trong số 4 bệnh nhân COVID-19 mới đang trong tình trạng nặng, 1 người phải dùng ECMO - thiết bị tim phổi ngoài cơ thể. Theo thông tin từ phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch hôm nay 27-7, virus gây bệnh đã biến đổi.
Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đã được cách ly - Ảnh: TẤN LỰC
Theo đó, qua phân tích đánh giá về mẫu gen, chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở những bệnh nhân mới là chủng virus mới, khác hẳn 5 chủng đã ghi nhận ở Việt Nam trước đây.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia cho biết chủng virus này mới xuất hiện vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 trở lại đây và ghi nhận lần đầu tại khu vực Nam Á. Điều nguy hiểm là virus biến đổi theo hướng dễ lây hơn, tăng mức độ bám dính vào cơ thể.
Các chuyên gia cũng đánh giá qua rà soát ban đầu, các bệnh nhân đều có điểm chung là có thời gian từng đến Bệnh viện (Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình), 3 bệnh viện này lại có vị trí khá gần nhau, thậm chí bệnh nhân/người nhà có thể từ bệnh viện này sang bệnh viện khác sử dụng căng tin (bệnh nhân 419).
Việc khoanh vùng F0 và nguồn lây (hiện chưa tìm được), nhưng cũng cho thấy có manh mối.
Ban Chỉ đạo cũng lưu ý rà soát người nước ngoài sinh sống tại Đà Nẵng, ưu tiên xét nghiệm tìm kháng thể cho nhóm này. Những người từng đi Đà Nẵng và trở về từ 1-7 cần thông báo tới chính quyền địa phương, cơ quan y tế để theo dõi sức khỏe.
Những người từng đi qua ổ dịch tại Đà Nẵng cần phải được theo dõi, cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Trong 2 ngày cuối tuần, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã xác nhận có 4 bệnh nhân ở Quảng Ngãi và Đà Nẵng, đều lây từ cộng đồng, 2 trong số 4 người hiện đang trong tình trạng nặng.
Lý do phi công Anh không thể ghép phổi từ người cho sống Dù có hơn 60 người đăng ký hiến một phần phổi cho phi công người Anh nhưng không thể ghép phổi từ người cho sống. Bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Vietnam Airlines hiện là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất Việt Nam. Bệnh nhân trải qua 2 tháng điều trị, trong đó có tới 44 ngày phải sử dụng ECMO. Hiện phổi...