7 bài thuốc từ quả trám chữa ho, viêm họng
Thời tiết đang dần chuyển sang lạnh là điều kiện thuận lợi gây ho, viêm họng. Quả trám vừa là thức ăn, vừa có thể sử dụng làm vị thuốc trị triệu chứng này.
1. Đặc điểm của quả trám
Quả trám có hai loại chính là trám trắng và trám đen. Tùy vào từng loại trám mà có đặc điểm nhận biết khác nhau. Cụ thể:
- Trám trắng(Canarium album Raeusch.): Cây to, cao độ 20m, lá kép lông chim, mọc so le, gồm 7-11 lá chét, cúng, mặt trên màu xanh đậm, cả hai mặt đều có lông, cuống lá dài, phiến lá hình trứng thuôn, đầu nhọn, mép nguyên.
Hoa đơn tính, hình cầu màu trắng, mọc từng chùm kép thành chùy dài ở đầu canh hay kẽ lá. Quả hình thoi hai đầu tù. Hạch hình thoi, cứng, 2 đầu nhọn, trong có 3 ngăn. Quả được dùng làm thuốc.
- Trám đen hay cây b ùi (Canarium nigrum Engl.): Cây to, cao độ 16m, cành nằm ngang, quả màu tím đen.
Trong bài viết này, bạn có thể sử dụng trám đen hoặc trám trắng đều có tác dụng như nhau.
2. Bài thuốc từ quả trám
- Ho khản cổ
Thành phần: Quả trám tươi 4 quả, huyền sâm 10g.
Cách dùng: Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Bài thuốc có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt, giải độc, tán thũng.
- Chữa đau họng, nhiều đờm nhớt
Video đang HOT
Thành phần: Quả trám tươi 500g, đường trắng 100g.
Cách dùng: Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho đường trắng, hòa tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15ml, uống với nước đun sôi để nguội ngoài ra súc miệng nước muối pha loãng ngày nhiều lần.
Thành phần: Quả trám 30g, cam thảo 06g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g.
Cách dùng: Sắc thay trà uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Quả trám được sử dụng chữa ho khan, ho có đờm…
- Chữa viêm họng mạn tính
Thành phần: Quả trám 06g, trà xanh 06g.
Cách dùng: Sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn nửa, để nguội, sau đó hòa 1 thìa mật ong vào uống từng ngụm sẽ có tác dụng trị viêm họng mạn tính.
- Chữa ho khan do viêm phế quản bằng quả trám
Thành phần: Quả trám 20g, vừng đen 30g, bạch truật 15g, đào nhân 05g.
Cách dùng: Sắc cùng 1 lít nước trong vòng 20 phút, loại bỏ bã, lấy nước uống, mỗi ngày 3 bữa sau bữa ăn có tác dụng điều trị ho khan hiệu quả. Có thể thêm 1-2 thìa cà phê mật ong để dễ uống hơn.
Quả trám trắng.
- Chữa ho gà, ho do cảm lạnh bằng quả trám
Thành phần: Quả trám tươi (bỏ hạt) 10, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Sắc cùng 1 lít nước, có thể thêm đường phèn, uống khi còn ấm, 2 bữa sáng- tối sau bữa ăn 30 phút có tác dụng chữa ho gà, ho do cảm lạnh. Kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày để trị bệnh được triệt để.
- Giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng bằng quả trám
Thành phần: Quả trám tươi (bỏ hạt) 10g, ngó sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 06g.
Cách dùng: Cho các thành phàn trên vào máy ép, ép lấy nước, uống đều 2 lần/ngày, sau bữa ăn 30 phút có tác dụng giải nhiệt, thanh phế, lợi cho hầu họng.
Loại rau mọc dại khắp nơi là "thuốc" bổ phổi, bảo vệ họng
Đây là loại rau giúp giảm ho, nuôi dưỡng phổi rất tốt nhưng nhiều người chê không ăn vì mùi vị của nó.
Rau diếp cá. Ảnh: ST
Thời tiết miền Bắc đang chuyển từ thu sang đông tạo điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn tấn công vào hầu họng gây viêm, ho, thậm chí là viêm phế quản, viêm phổi. Rau diếp cá là một trong những loại rau, vị thuốc dưỡng phổi, chữa viêm họng, giảm ho, giảm đau khi thời tiết chuyển mùa.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, rau diếp cá còn được gọi là dấp cá, ngư tinh thảo là loại rau quen thuộc với người Việt. Diếp cá thường được dùng làm rau gia vị ăn kèm với thịt, cá,... Không chỉ là rau gia vị, diếp cá còn có những dược tính điều trị bệnh như hạ sốt; chữa viêm họng, viêm phổi, mụn nhọt, bệnh trĩ... Nhờ những công năng này mà diếp cá còn được vì là cây "nuôi dưỡng phổi".
Rau diếp cá (Ảnh: ST)
Diếp cá là loại rau sống ở những nơi ẩm ướt, rất dễ trồng và sinh trưởng tốt. Lương y Sáng nói ngày xưa khi thuốc còn chưa phổ biến thì gần như nhà nào cũng trồng vài bụi rau diếp cá để ăn và khi cần có thể làm thuốc.
Cây diếp cá là loại cây toàn năng vì toàn bộ cây dùng làm thuốc. Lá diếp cá được thu hái quanh năm và thường được dùng để ăn sống. Hoặc có thể hái cả cây về, bỏ rễ và phơi khô dùng dần.
Trong y học cổ truyền, rau diếp cá có vị chua, tính hơi hàn, vào kinh Can và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, hóa đờm, lợi thấp và tiêu thũng. Diếp cá chủ trị viêm phế quản, kiết lỵ, ho gà, viêm niệu đạo, tiêu chảy, mụn nhọt, côn trùng cắn, viêm amidan, cảm lạnh...
Rau diếp cá được dùng rất nhiều trong các bài thuốc bổ và chữa bệnh cho phổi. Người bị viêm phổi dùng cát cánh 20g và rau diếp cá 40g, sắc uống hằng ngày. Hoặc dùng rau diếp cá nấu canh trứng tạo thành món ăn tốt cho phổi. Nên ăn món ăn này liên tục trong 30-60 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Trường hợp bệnh nhân ung thư phổi sau quá trình điều trị có thể dùng rau diếp cá để cải thiện chức năng cho phổi. Bài thuốc hỗ trợ ung thư phổi gồm: Thổ phục linh , đông quỳ tử mỗi thứ 40g; rau diếp cá, hạn liên thảo mỗi thứ 24g; cam thảo 6g.Sắc uống, ngày dùng 1 thang liên tục trong nhiều tháng.
Lương y Sáng cho biết người có ho lao phổi tổn thương dùng diếp cá với phổi lợn, liều lượng: diếp cá tươi 80g, phổi lợn lượng vừa đủ nấu lên. Dùng ăn cả cái và nước, một tuần ăn từ 2-3 lần, giúp trừ ho cải thiện chức năng phổi.
- Hạ sốt: Rau diếp cá 30g rửa sạch, xay sinh tố, lọc lấy nước đun sôi uống. Vớt bã đắp lên trán giúp hạ nhiệt.
- Chữa viêm đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g, xa tiền tử và rau diếp cá mỗi thứ 20g. Đem sắc uống.
- Chữa trĩ: Lá diếp cá tươi ăn sống và xông hậu môn.
- Chữa trị lỵ cấp, viêm ruột cấp: Rau diếp cá tươi 80g hoặc dùng khô 40g, sắc với nước và thêm đường vào uống.
- Sản phụ tắc sữa: Rau diếp cá khô 25g, táo đỏ 10 quả, sắc uống liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Chữa đái dắt và đái buốt: Rau mã đề và rau má mỗi thứ 40g, rau diếp cá 20g. Sắc lấy nước uống hoặc giã nát, lọc nước uống.
- Chữa chứng táo bón và đại tiện khó: Rau diếp cá khô 10g. Hãm với nước sôi trong 10 phút và uống 1 lần/ngày.
Lương y Sáng cho hay khi dùng diếp cá cần lưu ý rửa sạch do rau mọc dại sống ở vùng ẩm thấp, dễ có ký sinh trùng. Rau có tính hàn nên người có mụn nhọt thể âm hoặc người có hư hàn không nên dùng. Khi dùng rau diếp cá để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Thuốc long đờm cho trẻ khi nào cần dùng? Ho có đờm khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của trẻ, gây mệt mỏi cho trẻ và người chăm sóc. Một trong những cách hiệu quả trong giảm ho có đờm là dùng thuốc long đờm. Vậy khi nào nên dùng thuốc? Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp dưới. Trẻ bị ho có...