7 bài thuốc trị ho hiệu quả bằng củ cải và vỏ bưởi
Thời tiết thay đổi dễ làm phát sinh nhiều chứng ho: ho do dị ứng thời tiết, ho gió, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho do viêm họng, viêm phế quản mãn tính….
1. Trị ho bằng mật ong
- Mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh
Cách làm: Quất (3 – 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro.
Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5s trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng…
Mật ong thường được sử dụng để chữa ho trong dân gian.
- Mật ong hấp lá hẹ
3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.
- Mật ong hấp tỏi
4 – 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (Không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 -3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa… Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.
2. Trị ho bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi 10 gr, thêm đường kính, hấp uống dần dần.
Vỏ bưởi có tác dụng chữa ho
Video đang HOT
3. Cây xương sông
Trị ho có đờm: Lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa con mật ong. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát hấp cùng mật ong (để sôi chừng 10 phút). Sau đó để nguội rồi chắt nước cho trẻ uống.
4.Cây dâu tằm
Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba albeae cho ta nhiều vị thuốc quý như tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), sâu dâu, nấm dâu, tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dâu).
Chữa ho lâu năm: 10g tang bạch bì, 10g vỏ rễ cây chanh khô, sắc uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi.
Chữa ho ra máu: lấy tang bạch bì 600g cho vào nước vo gạo ngâm trong 3 đêm. Tước nhỏ, cho vào 250g gạo nếp sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Sử dụng 16g mỗi ngày chia đều làm 2 phần.
- Chữa ho có đàm ở trẻ nhỏ : Lấy tang bạch bì 4g sắc với nước cho trẻ uống.
5. Rau húng chanh
Rau húng chanh thường được gọi là rau thơm lông hay rau thơm lùn. Rau húng chanh có lượng tinh dầu tự nhiên quý và mùi thơm dễ chịu như mùi của quả chanh. Loại tinh dầu này là một loại kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn, tác dụng chữa bệnh của lá húng chanh chính la nhờ lượng tinh dầu này. Vì vậy, lá húng chanh có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị cảm cúm, ho, viêm họng và khản tiếng.
Lá húng chanh có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị cảm cúm, ho,..
Bạn có thể lấy từ 7-9 lá húng chanh tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để khử trùng. Vớt lá húng chanh ra, vẩy sạch nước hoặc để ráo, nhai kỹ, ngậm trong miệng rồi nuốt nước dần.
6. Cải cúc
Rau tần ô – Cải cúc, Cải tần ô, Rau cúc, Rau tần ô.Để chữa ho, bạn có thể lấy khoảng 6g lá cải cúc cắt nhỏ, cho vào bát, hấp cùng một ít đường trong nồi cơm để nước tiết ra. Nước cải cúc hấp được chia thành nhiều lần và cho trẻ uống trong ngày. Người ho lâu ngày nên ăn nhiều canh cải cúc để có thể bớt ho.
Cháo giải cảm: Lấy 200g rau cải cúc tươi, rửa sạch, làm ráo nước, cắt nhỏ; Vo sạch 100g gạo tẻ cho vào nồi, cho thêm vào 1 lít nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng.
Ho do lạnh ở trẻ em: bạn dùng khoảng 6g cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày, uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
7. Cải củ
Cải củ hay còn gọi là rau lú bú có tên khoa học là Raphanus sativus là loại cây thảo sống hằng năm, được trồng khắp nơi ở nước ta có rễ củ trắng, có vị nồng cay, dài khoảng 40 cm dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ, củ khô cũng làm long đờm. Hạt củ cải có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng tiêu đờm, trừ hen suyễn,thông khí, lợi tiểu, nhuận tràng.
Để điều trị ho nhiều đờm, suyễn, tức ngực, khó thở: bạn lấy khoảng 10g củ cải, 10g hạt tía tô, 3g hạt cải, sao vàng cho đến khi có mùi thơm và tán nhỏ các vị trên, cho vào túi vải, cho thêm chừng 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Theo VNE
Có quất ngâm đường con hết hẳn ho
Chiêu của bà nội sáng nào em cũng cho Cốm nhấm một thìa, trộm vía con chưa bao giờ bị ho.
Hôm nọ em có đọc được bài viết Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng và cảm thấy vô cùng thích thú với cách chữa ho cho con của mẹ Nhật. Em chợt nhận ra, dù là mẹ Việt, mẹ Tây hay mẹ Tàu thì đều có những mẹo nhỏ dân gian rất thú vị để chăm sóc con cái.
Cách trị ho cho con bằng cam của mẹ Nhật cũng khiến em liên tưởng đến một mẹo nhỏ cổ truyền của ông bà ta, cũng hiệu quả và đơn giản không kém. Đó là món Quất (tắc) ngâm đường phèn. Nhắc đến món này, em lại có một kỉ niệm nhớ đời:
Em sinh bé Cốm đúng vào đợt rét kỷ lục năm ngoái. Lần đầu làm mẹ nên em kỹ tính lắm. Em mua cho Cốm chăn dày, đệm êm, mũ len, tất ấm và còn thêm rất nhiều quần áo ấm nữa. Đêm đến, sợ con lạnh nên em cũng thường bật máy sưởi cả đêm. Phòng bà đẻ của em khi đó luôn nóng hầm hập đến mức ai vào thăm cũng phải nhễ nhại mồ hội. Vậy nhưng do có lẽ ở trong nhiệt độ ấm đã quen, em không biết rằng phòng đang nóng quá. Cũng không biết con đang toát mồ hôi mà không thoát được. Đợt đấy, Cốm mới đầy tháng được mấy ngày thì bị viêm phế quản. Con ho su sụ cả đêm như cụ già khiến em vô cùng lo lắng. Sợ mọi người mắng là không biết nuôi con, em chỉ biết ôm con ngồi khóc.
Chuyện Cốm bị ho chẳng giấu được lâu. Bố mẹ chồng em qua thăm cháu, đang hồ hởi bế Cốm thì nghe cháu ho. Em "xanh mặt" lo lắng. Vậy nhưng trái với nỗi sợ hãi của em, ông bà nội thấy Cốm bị ho thì rất xót ruột, nhưng không ai trách mắng mẹ nó - là em đây cả. Bố chồng giục giã bảo em đưa con đi viện, vậy nhưng mẹ chồng em lại không đồng ý. Là người tân tiến, bà cũng hiểu là không nên cho trẻ nhỏ sớm uống kháng sinh. Mẹ chồng em ngay lập tức điện về nhà, nhờ anh rể mang sang cho bà lọ quất ngâm.
Thấy mẹ chồng định cho Cốm uống quất ngâm thú thực trong lòng em cũng có chút "hãi". Em chưa cho Cốm uống bao giờ, lại sợ bà ngâm bằng mật ong thì "toi". Thấy em bồn chồn, mẹ chồng cười xòa trêu "Tôi ngâm quất đường phèn cô ạ".
Quen uống sữa nên được nếm quất đường phèn, Cốm có vẻ khoải chí lắm. Con hà miệng to như chim non, liềm sạch thìa quất ngâm rồi miệng còn chọp chẹp rõ là yêu. Mà quất ngâm công hiệu thật. Cả ngày em chỉ cho con nếm thêm 1 thìa vào trước khi đi ngủ, vậy mà đêm đó, Cốm ngủ xuyên đêm không còn húng hắng ho. Sáng hôm sau, em hồi hộp quan sát nhưng chờ mãi chẳng thấy cô nàng ho thêm lần nào. Gọi điện khoe mẹ chồng, em cũng được mẹ nhắc nhờ nên để phòng thoáng, cho bé mặc kín nhưng không được ủ con, thỉnh thoảng phải để ý kiểm tra mồ hôi cho bé.
Quất ngâm đường phèn không khó làm. Chị em trong nam ngoài bắc đều có thể ngâm lấy một lọ dùng trị ho cho cả gia đình. Riếng với Cốm, sáng nào em cũng cho con ngậm nửa thìa nhỏ. Trộm vía suốt mùa đông vừa rồi con chẳng ho hắng ngày nào.
Một mùa đông lạnh nữa lại sắp đến, em xin mách chị em cách ngâm quất đường phèn của bà nội Cốm nhé!
Nguyên liệu
Quất (quả tắc) 500gr - Các mẹ chọn quả tươi mọng và chín vàng mới ngon nhé.
Đường phèn: 350gr - Đường phèn bán rất nhiều trong siêu thị, ngoài chợ.
Cách làm:
Bước 1:
Quất các mẹ rửa sạch, ngâm nước muối loãng chừng 30' rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 2:
Bổ quất ra làm 3 và bỏ hạt đi ( vì để hạt khi chưng sẽ bị đắng).
Bước 3:
Đổ quất đã bổ bỏ hạt cùng với đường phèn vào nồi đảo nhẹ tay.
Bước 4:
Bắc lên bếp và để lửa ở chế độ nhỏ chưng tầm 30' - 45' (Thấy đường ta hết và vỏ quất trong là được)
Chúc các mẹ thành công!
Theo Eva
10 loại củ quả có tác dụng trị ho ngay trong vườn nhà bạn Đôi khi, bạn đi tìm kiếm những loại thuốc trị ho hiệu quả mà không nghĩ chúng ở ngay trong vườn nhà bạn Khi bị ho, cơ thể sẽ rất khó chịu, mất ngủ, rát cổ họng... Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số loại quả không chỉ hiệu quả để giảm cơn ho, mà...